2.3.2.1. Phương pháp trắc nghiệm
2.3.2.1.1. Trắc nghiệm 16 PF của R.B.Cattell
* Nội dung trắc nghiệm:
Trắc nghiệm 16 PF là một bảng hỏi về nhân cách thuộc loại “giấy và bút chì” lần đầu tiên được xây dựng vào những 40 của thế kỷ XX bởi R.B.Cattell.
Nó được thiết kế để đo nhân cách bình thường và là một trong hai công cụ đánh giá khách quan về nhân cách được sử dụng tương đối rộng rãi hiện nay.
Trắc nghiệm 16 PF của R.B.Cattell có hai loại bảng hỏi song song A và B, mỗi bảng gồm 187 câu hỏi (dạng đầy đủ), có hai loại bảng hỏi song song C và D ngắn hơn, mỗi bảng gồm 105 câu hỏi (dạng rút ngắn). Ngồi ra có bảng hỏi E dành cho trẻ em gồm 128 câu hỏi. Trong đề tài này chúng tôi lựa chọn bảng hỏi C gồm 105 câu hỏi để tiến hành làm trắc nghiệm cho đề tài của mình. Mỗi câu hỏi có ba phương án trả lời (a,b,c) để lựa chọn. Người trả lời chỉ được chọn một trong ba phương án trả lời đối với mỗi câu hỏi.
Nội dung cụ thể của trắc nghiệm 16 PF của R.B.Cattell được trình bày trong phụ lục 1.
16 nhân tố cơ bản của nhân cách được kí hiệu như sau: 1. Nhân tố A: Kín đáo - Cởi mở
2. Nhân tố B: Trí tuệ
3. Nhân tố C: Tình cảm khơng ổn định - Tình cảm ổn định 4. Nhân tố E: Lệ thuộc - Chủ động
5. Nhân tố F: Tính trầm - Biểu cảm
6. Nhân tố G: Tố chất tình cảm - Chuẩn mực cao của hành vi 7. Nhân tố H: Nhút nhát - Dũng cảm
8. Nhân tố I: Cứng rắn - Nhạy cảm 9. Nhân tố L: Tin tưởng - Nghi ngờ 10. Nhân tố M: Thực tế - Viển vơng 11. Nhân tố N: Trực tính - Ngoại giao 12. Nhân tố O: Tự tin - Lo lắng
13. Nhân tố Q1: Bảo thủ - Cấp tiến
15. Nhân tố Q3: Tự kiểm soát thấp - Tự kiểm soát cao của hành vi 16. Nhân tố Q4: Yếu đuối - Căng thẳng
17. Nhân tố MD: Tự đánh giá
Các nhân tố được phân thành bốn nhóm như sau: - Các đặc điểm về trí tuệ gồm các nhân tố: B, M, Q1
- Các đặc điểm ý chí, tình cảm gồm các nhân tố: C, I, O, Q4
- Các đặc điểm quan hệ liên nhân cách bao gồm các nhân tố: A, E, F, H, L, N, Q2
- Các đặc điểm tự kiểm soát và tự đánh giá bao gồm các nhân tố: G, Q3, MD
Mỗi nhân tố đều có hai nghĩa, nói lên mức độ phát triển của nó: Mạnh và yếu (“+” và “-”)
* Kỹ thuật tiến hành trắc nghiệm:
Bước 1: Phát cho 150 sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H'Mông và 75
sinh viên dân tộc Kinh mỗi em một phiếu trắc nghiệm, sau đó yêu cầu sinh viên điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào phiếu trắc nghiệm.
Bước 2: Hướng dẫn sinh viên trả lời trắc nghiệm theo hướng dẫn đã có
sẵn trong phiếu trắc nghiệm.
Bước 3: Theo dõi và nhắc nhở sinh viên tập trung trả lời trắc nghiệm
trung thực và theo đúng thời gian yêu cầu của trắc nghiệm.
* Kỹ thuật xử lý kết quả:
Kết quả từng câu trả lời được tính bằng điểm số. Những câu trả lời “a”, “c” trùng với khóa thì được 2 điểm, cịn những câu trả lời “b” được tính 1 điểm. Tổng số điểm của mỗi nhóm câu hỏi ứng với một nhân tố nói lên ý nghĩa của nhân tố đó. Điểm số cao nhất mà của các yếu tố mà khách thể có thể đạt được là 12 (trừ yếu tố B có điểm cao nhất là 8, yếu tố MD là 14), thấp nhất là 0.
Phân loại các yếu tố của đặc điểm nhân cách thành 3 nhóm cụ thể: Yếu tố B: Từ 1 đến 2,9 điểm Từ 3 đến 5 điểm Từ 5,1 điểm trở lên Mức độ thấp Mức độ trung bình Mức độ cao Yếu tố MD: Từ 1 đến 5,9 điểm Từ 6 đến 8 điểm Từ 8,1 điểm trở lên Mức độ thấp Mức độ trung bình Mức độ cao Yếu tố khác: Từ 1 đến 4,9 điểm Từ 5 đến 7 điểm Từ 7,1 điểm trở lên Mức độ thấp Mức độ trung bình Mức độ cao
2.3.2.1.2. Trắc nghiệm nghiên cứu tính cách của Long Tử Dân (Trung Quốc) * Nội dung trắc nghiệm: Nội dung trắc nghiệm gồm 50 câu hỏi được trình bày cụ thể ở phụ lục 2
* Kỹ thuật tiến hành trắc nghiệm: Mỗi sinh viên được phát một phiếu
trắc nghiệm tính cách của Long Tử Dân, sau đó hướng dẫn sinh viên cách trả lời câu hỏi trong bài trắc nghiệm theo các tiêu chí đã có trong hướng dẫn bằng cách cho điểm tương ứng với từng mức độ đã có trong hướng dẫn kèm theo trắc nghiệm.
* Kỹ thuật xử lý kết quả: Theo số điểm tổng cộng có thể kết luận được
khuynh hướng tính cách của từng cá nhân. Người có từ 20 điểm trở xuống là tính cách hướng nội, từ 20 đến 39 điểm là tính cách trội về hướng nội, 40 đến 59 là tính cách trung gian, 60 đến 79 là tính cách trội về hướng ngoại, 80 đến 100 là tính cách hướng ngoại.
2.3.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Mục đích: Phát hiện và phân tích biểu hiện một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
- Nội dung: Nội dung các câu hỏi trong bảng hỏi được trình bày đầy đủ
phụ lục 3.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Phát cho mỗi sinh viên một phiếu hỏi, yêu cầu sinh viên ghi
đầy đủ thông tin cá nhân cần thiết trong phiếu hỏi.
Bước 2: Hướng dẫn sinh viên trả lời câu hỏi theo đúng hướng dẫn đã
ghi trong phiếu hỏi.
Bước 3: Cho sinh viên tiến hành trả lời phiếu hỏi, sinh viên chỉ được
chọn một trong ba phương án.
- Tiêu chí đánh giá: Các tiêu chí đánh giá được xây dựng cụ thể đối với từng mục được hỏi.