Nam Thịnh Vượng trong thời gian tới
Năm 2017 là một năm thành công đối với VPBank, khi mà kết thúc giai đoạn 5 năm phát triển (2012 - 2017), ngân hàng đã đạt được những thành tích đáng nển trong tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận kỷ lục, niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE.
Ngày 19 tháng 3 năm 2018, Đại hội đồng cổ đông của VPBank được tổ chức tại Hà Nội (Phương 2018). Trong cuộc họp, kế hoạch tăng trưởng của VPBank trong năm 2018 và nhiều nội dung quan trọng khác đã được thông qua. Chi tiết các nội dung được thông qua như sau:
Thứ nhất, đối với mục tiêu lợi nhuận, VPBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước
thuế năm 2018 ở mức 10.800 tỷ đồng, so với mức hơn 8.100 tỷ đồng của năm 2017, tương đương mức tăng trưởng 33%.
Thứ hai, nhằm đáp ứng mục tiêu lợi nhuận đặt ra, VPBank cũng thông qua
phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2018. Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2017, vốn điều lệ của VPBank ở mức 15.706 tỷ đồng, trong đó gồm 14.974 tỷ đồng vốn cổ phần phổ thơng và hơn 732 tỷ đồng vốn cổ phần ưu đãi cổ tức. Năm 2018, VPBank muốn tăng vốn điều lệ của mình lên mức 27.000 tỷ đồng, đồng nghĩa cần huy động thêm 12.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ được thực hiện thơng qua các đợt sau:
• Ngân hàng chia cổ tức từ lợi nhuận năm 2017 bằng cổ phiếu và tăng vốn từ
nguồn quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ với tỷ lệ trên 31% cho cổ phiếu phổ thơng.
• Ngân hàng dự kiến phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cán bộ
nhân viên VPBank (ESOP13), nhằm mục tiêu giữ chân nhân tài ở lại với tổ
chức, đồng thời gắn kết hiệu quả làm việc của người lao động với kết quả của cả doanh nghiệp. Theo dự kiến, tổng mệnh giá cổ phần dự kiến phát hành trị giá gần 337 tỷ đồng (tương đương 4,14% lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2017), và thời gian phát hành là q II năm 2018.
• VPBank cịn dự kiến mua lại số cổ phần ưu đãi cổ tức làm cổ phiếu quỹ. Sau
đó, ngân hàng sử dụng số cổ phiếu quỹ này để chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông của ngân hàng. Theo kế hoạch, ngân hàng sẽ sử dụng nguồn từ Thặng dư vốn cổ phần (1.287 tỷ đồng) và Quỹ đầu tư phát triển (1.201 tỷ đồng) để mua lại 73 triệu cổ phiếu vào quý III năm 2018.
• VPBank tiếp tục thực hiện kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư trong
nước và nhà đầu tư nước ngoài, với tổng khối lượng cổ phần dự kiến chào bán
tối đa là 15% tổng số lượng cổ phần phổ thông tại thời điểm thực hiện phát hành.
• Đợt phát hành để tăng vốn điều lệ cuối cùng diễn ra trong năm được thực
hiện
vào quý IV năm 2018. VPBank chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông bằng việc sử dụng nguồn Thặng dư vốn cổ phần từ đợt phát hành riêng lẻ năm 2017 (4.577 tỷ đồng).
Thứ ba, VPBank lên kế hoạch sử dụng 12.000 tỷ đồng từ việc tăng thêm vốn
điều lệ, trong đó sẽ sử dụng 8.500 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nguồn vốn trung và dài hạn, phục vụ cho nhu cầu tín dụng. Ngồi ra, nguồn vốn này sẽ giúp
VPBank cải thiện các chỉ số tài chính, đáp ứng nhu cầu an tồn vốn và an toàn hoạt động.
Cuối cùng, một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2018 cũng được trình ĐHĐCĐ
tờ có giá đạt 241.675 tỷ đồng; dư nợ cấp tín dụng đạt 234.320 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Trong thời gian tới, VPBank tiếp tục tập trung vào phân khúc rủi ro nhất thị trường, bao gồm các sản phẩm về cho vay tiêu dùng. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ diễn ra ngày 19/3/2018, TGĐ Nguyễn Đức Vinh đã nhận định FE Credit (công ty con của VPBank, đóng góp 51% lợi nhuận trước thuế hợp nhất) hiện nay đang chiếm 50% thị
phần. Tuy nhiên, ơng cũng nhìn nhận các khó khăn mà FE Credit đang đối mặt, bao gồm sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thử, với các điều kiện cho vay và lãi suất vay khơng kiểm sốt được. Chính vì vậy, ơng Vinh cho rằng hiện phải thận trọng với mảng hoạt động này của ngân hàng.
Ngoài việc tiếp tục hướng tới mảng hoạt động cho vay tiêu dùng, ông Vinh cũng đề cập tới những động lực tăng trưởng cho ngân hàng mẹ trong năm 2018. Năm
2017, VPBank đã đạt được những thành công nhất định trong mảng hoạt động về ngân hàng số, bao gồm:
• Trở thành ngân hàng đầu tiên huy động thành công 10.000 tỷ đồng từ ngân
hàng số.
• Số tài khoản mới mở thông qua ngân hàng số chiếm 41% tổng số tài khoản
mới.
• Hơn 42.000 khoản vay được thực hiện qua kênh ngân hàng số, trong đó số
giao dịch được thực hiện qua thẻ tín dụng là 30.000.
Bên cạnh mảng ngân hàng số, ngân hàng mẹ tiếp tục tập trung vào mảng ngân hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tín dụng tiểu thương,... Đặc biệt, VPBank kỳ vọng mảng tín dụng tiểu thương sẽ bắt đầu có lãi trong năm 2018.