Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP Châu Á - Khoá luận tốt nghiệp 229 (Trang 42)

2 .1Khái quát về Ngân hàng TMCPÁ Châu

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

- Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng

Quản trị, Ban Kiểm soát, và Tổng Giám đốc. Đại hội đồng cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng.

- Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản

trị và Ban Kiểm soát.

- Hội đồng Quản trị có mười một thành viên, có một chủ tịch Hội đồng Quản trị

và mười thành viên Hội đồng Quản trị.

- Ban Kiểm sốt gồm bốn thành viên, trong đó có một trưởng Ban Kiểm sốt.

- Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Đại Hội đồng cổ đông, trước pháp

luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong điều lệ về tổ chức và hoạt động của ACB.

- Các ủy ban trực thuộc Hội đồng Quản trị gồm có: Ủy ban Nhân sự, Ủy ban

Quản lý rủi ro, Ủy ban Tín dụng, Ủy ban Đầu tư, và Ủy ban Chiến lược.

- Các Khối phịng ban tại Hội sở chính có chức năng tham mưu, giúp việc cho

Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc trong quản trị, điều hành hệ thống theo từng lĩnh vực nghiệp vụ được phân công. Các Khối phịng ban cũng có chức năng chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong hệ thống triển khai thực hiện nhiệm vụ và quản lý, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện trong hệ thống. Khối kinh doanh của ACB được chia thành các khối tổ chức theo hệ thống dọc, đứng đầu là các Giám đốc khối chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo hoạt động của Khối, điều này tạo ra sự chun mơn hố và thống nhất cao trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh ngân hàng từ Hội sở chính đến từng chi nhánh, từng nhân viên. Hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của các Khối kinh doanh là bộ phận Hỗ trợ kinh doanh. Bộ phận này cũng được tổ chức theo hệ thống dọc, gồm có Khối Vận hành, Khối cơng nghệ thơng tin và Khối mạng lưới và phân phối.

Khối Nghiệp vụ tín dụng gồm có Khối Khách hàng cá nhân và Khối Khách hàng doanh nghiệp đảm nhiệm những chức năng liên quan đến việc cung cấp, tư vấn sản phẩm, dịch vụ cho vay phân theo từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Chỉ tiêu Ke hoạch năm 2016 hiệnThực năm 2016 Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch 2016 (%) Thực hiện năm 2015 năm 2015So sánh

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng ACB

2.1.3 Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCPÁ Châu

Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng năm 2015-2016 ACB

Dư nợ tín dụng 165.000 (tăng 18% so với năm 2015) 163.401 99% 135.348 28.053 +20.7%

(Nguồn Báo cáo thường niên ACB năm 2015,2016)

Năm 2016, tổng dư nợ tín dụng là 163.401, đạt 99% kế hoạch , mức tăng 20.7%, tương ứng tăng 28.053 tỷ đồng so vơi năm 2015.

Trong nhiều năm qua, ACB đã tiếp tục chiến lược tập trung vào mảng bán lẻ, đẩy mạnh tín dụng cá nhân, cơ cấu khối Khách hàng doanh nghiệp thành 2 mảng SME và MMLC. Song song với quá trình cơ cấu, ACB cũng đã đưa ra hàng loạt chương trình cho vay hấp dẫn nhằm thu hút các đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Kết quả đến hết năm 2016, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 163 nghìn tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, tăng 28 nghìn tỷ đồng (+21%) so với cuối năm 2015 cao hơn mức trung bình ngành (18%) nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ mức trần tăng trưởng tín dụng do NHNN đề ra.

Cho vay khách hàng cá nhân (KHCN) 85 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2016, tăng 30%, tiếp tục đóng vai trị đầu tàu cho động lực tăng trưởng tín dụng tồn ngân hàng. Trong khi đó cho vay của nhóm khách hàng SME cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng 19%. Tổng danh mục cho vay từ KHCN và SME chiếm gần 85% trên tổng số dư nợ cho vay toàn ngân hàng.

2.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Á Châu

Từ khi ACB được thành lập, Ban lãnh đạo Ngân hàng thường xuyên quan tâm tăng cường cán bộ công tác kiểm sốt nội bộ. Hoạt động này tuy khơng tạo ra lợi nhuận trực tiếp, song đã góp phần tích cực vào việc ngăn chặn rủi ro, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao chất lượng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu của ACB . Đặc biệt là trong

tạo mơi trường tích cực và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển bền vững và quản lý rủi ro hiệu quả.

Các hoạt động kiểm soát thường xuyên và đã được đưa vào các chính sách, quy chế của từng quy trình nghiệp vụ và quản lý. Hoạt động của Kiểm soát nội bộ đang được củng cố và kiện toàn, nâng cao chất lượng kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, của NHNN và cácquy định nội bộ của ACB nhằm đánh giá tính hiệu lực hiệu quả của Kiểm sốt nội bộ; phát hiện, ngăn ngừa và kịp thời kiến nghị xử lý những tồn tại sai phạm trong hoạt động kinh doanh.

Có thể phân chia cơng tác kiểm soát nội bộ của ACB thành 2 mảng: Kiểm sốt trong quy trình nghiệp vụ và kiểm sốt độc lập với quy trình nghiệp vụ.

Trong ngân hàng, đối với nghiệp vụ tín dụng khi phân loại theo đối tượng khách hàng thì gồm có Nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân và Nghiệp vụ tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, kiểm sốt nội bộ quy trình nghiệp vụ tín dụng : Kiểm sốt trong quy trình nghiệp vụ, Kiểm sốt độc lập với quy trình nghiệp vụ là thực hiện chung cho cả đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doang nghiệp.

2.2.1 Kiểm sốt trong quy trình nghiệp vụ

Kiểm sốt trong quy trình nghiệp vụ nghiệp vụ được thực hiện bởi các cán bộ trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện nghiệp vụ - là một khâu khơng thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ. Việc kiểm soát được thực hiện trên cơ sở các kiểm soát viên phê duyệt các giao dịch theo các cấp độ trong quy trình, kiểm sốt viên thường là các trưởng phó phịng nghiệp vụ (tùy từng trường hợp có thể có thêm các cán bộ của bộ phận thẩm định độc lập). Kiểm soát viên được quyền phê duyệt theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc (Giám đốc); thực hiện kiểm sốt thơng qua việc kiểm tra trên hồ sơ chứng từ, đối chiếu giữa hồ sơ giấy với hồ sơ khai báo trên máy tính, thực hiện phê duyệt trên hồ sơ giấy và đặt lệnh phê duyệt trên hệ thống. Mọi nghiệp vụ đều phải qua phê duyệt mới có thể tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo.

2.2.2 Kiểm sốt độc lập với quy trình nghiệp vụ

Kiểm sốt độc lập với quy trình nghiệp vụ được thực hiện bởi các kiểm tra viên chuyên trách hoặc cán bộ kiểm toán nội bộ; hoạt động kiểm soát được thực hiện bằng hai phương pháp như sau:

Một là, hoạt động giám sát từ xa được thực hiện thường xuyên liên tục hàng

tháng, quý, năm. Nội dung chính của phương pháp này là kiểm sốt thơng qua các thông tin báo cáo định kỳ, và thực hiện giám sát qua hệ thống mạng vi tính nhằm: Giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giám sát việc chấp hành các chỉ tiêu về antoàn vốn theo quy định của pháp luật của NHNN trong từng thời kỳ. Dựa trên báo cáo giám sát về hoạt động tín dụng của từng khu vực, của toàn hệ thống, Giám đốc Khối KSNB báo cáo những sai phạm và chất lượng tín dụng tại các chi nhánh cho Tổng Giám đốc. Trên cơ sở đó Tổng Giám đốc sẽ đưa ra quyết định về việc thành lập Đoàn kiểm tra nội bộ xuống kiểm tra trực tiếp tình hình tín dụng tại chi nhánh có sai phạm lớn hoặc chất lượng tín dụng thấp để khẳng định sát thực hơn nữa về hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

Bên cạnh đó, Khối KSNB cịn thực hiện giám sát việc chỉnh sửa sau các đợt kiểm tra của tất cả các đồn kiểm tra nội bộ nhằm đánh giá tình trạng khắc phục các sai phạm đã được phát hiện của chi nhánh. Bộ phận giám sát có trách nhiệm giám sát đến cuối cùng rằng tất cả các khoản mục đã được xử lý và cũng có được các báo cáo định kỳ vế tiến trình thực hiện nếu cần thiết cho đến khi đạt được kết quả. Các ý kiến phản hồi của cấp quản lý các đơn vị được kiểm tra, các báo cáo về tiến trình thực hiện và chứng nhận cuối cùng cần được gửi về Khối KSNB phù hợp với chương trình kiểm tra.

Hai là, Kiểm tra trực tiếp (Kiểm tra tại chỗ): là phương pháp các kiểm tra viên

của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên trách hoặc của cán bộ kiểm toán nội bộ tiến hành kiểm tra đột xuất hay định kỳ theo kế hoạch. Nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra đánh giá tính hiệu lực hiệu quả của việc chấp hành các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ:

- Kiểm tra đánh giá cơ chế chính sách nội bộ ban hành đã phù hợp với các quy

định của pháp luật, của NHNN, đã đáp ứng được mục tiêu đề ra của ACB và có tính khả thi cao phù hợp với điều kiện của ACB hay chưa để có những kiến nghị sủa đổi bổ sung cho phù hợp.

- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật, của NHNN và các quy định

nội bộ của ACB trong lĩnh vực tín dụng. Thủ tục kiểm tra cơ bảnđược thực hiện như sau:

+ Kiểm tra hồ sơ vay vốn: Kiểm tra viên đối chiếu với các quy định, kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn. Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính tốn và thẩm định trên hồ sơ tín dụng, đối chiếu các yếu tố giữa hồ sơ giấy và hồ sơ khai báo trên máy để phát hiện ra những trường hợp như cơ cấu lại nợ nhưng khơng chuyển nhóm phù hơp, cho vay đảo nợ ...

+ Kiểm tra quá trình xét duyệt cho vay: kiểm tra trình tự xét duyệt đối chiếu với quy trình, tìm hiểu quan điểm, ý kiến của từng thành viên, từng cấp đối với từng trường hợp vượt thẩm quyền. Kiểm tra việc chấp hành giới hạn tín dụng.

+ Kiểm tra quá trình giải ngân: Kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của các hồ sơ tờ trình, khế ước, các bảng kê, hợp đồng.Kiểm tra sự phù hợp của việc xác định lịch giải ngân, định kỳ hạn nợ, cơ cấu lại nợ.

+ Kiểm tra việc sử dụng vốn vay, quản lý vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ: Kiểm tra xem cán bộ tín dụng có kiểm tra được khách hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay hay khơng. Cán bộ tín dụng có bám sát nắm bắt được tình hình hoạt động, năng lực tài chính của khách hàng, có biện pháp để quản lý được nguồn thu để thu nợ đúng hạn

Việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng tại chi nhánh về cơ bản là tuân thủ quy chế, qui trình, nghiệp vụ đã ban hành ở cả 3 giai đoạn: trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay, tuy nhiên qua kiểm tra trực tiếp vẫn còn phát hiện một số lỗi ở dạng sau:

- Hồ sơ pháp lý tài chính thiếu, chưa đầy đủ, khơng cập nhật hoặc thiếu tính pháp

lý. Đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân, giấy tờ thường thiếu như bản sao chứng minh nhân dân của khách hàng xin vay, hộ khẩu của vợ (chồng) của người xin vay, xác nhận của chủ doanh nghiệp nơi cá nhân làm việc (trường hợp vay lương)... Đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng doanh nghiệp, giấy tờ thường thiếu như điều lệ doanh nghiệp, báo cáo tài chính, biên bản họp HĐTV/HĐQT, giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ.

- Nhập dữ liệu vào hệ thống không đầy đủ, khơng đúng do đó giữa hồ sơ giấy

khơng khớp đúng với hồ sơ trên máy.

- Tài sản đảm bảo chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý, định giá khơng có căn cứ, định giá

cao hơn quy định, một số trường hợp cao hơn nhiều lần, không thực hiện đánh giá lại giá trị định kỳ theo quy định.

- Người quyết định cho vay đồng thời là người thẩm định TSĐB, mức đảm bảo

tài sản thế chấp chưa đúng quy định, không mua bảo hiểm đối với tài sản thế chấp, không đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Việc tìm hiểu thơng tin về quan hệ tín dụng của khách hàng qua CIC chưa được

thực hiện đầy đủ.

- Không thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng; không thẩm định rủi ro độc

lập theo qui định, điều kiện vay vốn của khách hàng chưa đảm bảo.

- Thẩm định sai do khơng phân tích đánh giá đúng các chỉ tiêu tài chính. Áp

dụng phương thức cho vay không phù hợp với đối tượng vay vốn; Cho vay thời gian dài hơn yêu cầu của khách hàng.

Thẩm định cho vay trung dài hạn khơng tính tốn các chỉ tiêu như suất đầu tư, hiệu quả đầu tư, thẩm định chưa đầy đủ theo quy định thẩm định cho vay dự án đầu tư của ACB, đối với khoản cho vay dự án cán bộ tín dụng chưa xem xét dịng tiền và các chỉ tiêu tài chính để chứng minh cho tính khả thi của dự án đầu tư và khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng.

- Cho vay khách hàng vượt thẩm quyền theo quy định của ACB.

- Thiếu chứng từ hoá đơn làm căn cứ giải ngân, chứng từ hố đơn khơng phù hợp

với đối tượng giải ngân, sử dụng cùng hoá đơn làm căn cứ giải ngân cho nhiều giấy nhận nợ, có trường hợp lập hồ sơ khống giả mạo để rút tiền vay.

- Phân loại nợ chưa chính xác, chưa tuân thủ quy định về phân loại nợ, trích lập

dự phịng rủi ro thiếu.

- Các vi phạm liên quan đến quá trình giải ngân:

+ Khơng lập báo cáo kiểm sốt hồ sơ hoặc báo cáo kiểm soát hồ sơ chưa phản ánh đúng thực trạng hồ sơ trước giải ngân.

+ Sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích hoặc chưa cung cấp đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay hoặc đối tượng cho vay không đúng quy định.

+ Chưa có đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn trả nợ để đảm bảo khả năng trả nợ cho khoản vay.

+ Chưa hoàn thiện TSĐB trước giải ngân: chưa nhập kho và/hoặc nhập hệ thống tin học ngân hàng kịp thời.

- Kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng sau khi cho vay sơ sài, mang tính hình thức, thiếu căn cứ để kiểm tra, không xác định được trạng thái của vốn vay (tài sản, cơng nợ), khơng có các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay nhưng vẫn kết luận sử dụng vốn vay đúng mục đích, thậm chí khơng kiểm tra sử dụng vốn vay.

- Cán bộ tín dụng khơng thực hiện phân tích, đánh giá lại định kỳ tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng theo quy định, khơng phân tích đảm bảo nợ vay.

2.2.3 Thực trạng các bộ phận cấu thành kiểm sốt nội bộ nghiệp vụ tín dụng khách

hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Ả Châu

Các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ nằm chung trong Kiểm sốt nội bộ của tồn Ngân hàng nên đều có thể sử dụng chung cho cả hai đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp.

2.2.3.1 Mơi trường kiểm sốt

> Quan điểm về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ban lãnh đạo Ngân hàng ACB

Trong những năm vừa qua, Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt ln ý thức rất rõ tầm quan

trọng của rủi ro tín dụng, là rủi ro quan trọng nhất trong các loại hình rủi ro tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh nhận thức sâu sắc của Ban lãnh đạo Ngân hàng về vai trị của KSNB thì cịn một số chi nhánh chưa nhận thức đúng về cơng tác kiểm tra, cịn che dấu khuyết điểm, chưa tạo điều kiện để kiểm soát nội bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP Châu Á - Khoá luận tốt nghiệp 229 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w