Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP Châu Á - Khoá luận tốt nghiệp 229 (Trang 106 - 108)

2 .1Khái quát về Ngân hàng TMCPÁ Châu

3.2.3Giải pháp khác

3.2.3.1 Cập nhật Văn bản Dự thảo nhanh chóng, kịp thời

Hiện tại, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có Dự thảo về Thông tư quy định về

hệ thống kiểm sốt nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi thay thế cho Thơng tư 44 /2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 Quy định về hệ thống kiểm

soát nội bộ và kiểm tốn nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

nhưng chưa được ban hành chính thức. Và Ngân hàng TMCP Á Châu hiện nay vẫn sử dụng Thông tư 44 /2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011. Như vậy, việc cập nhật các văn bản dự thảo về quy định về kiểm sốt nội bộ tín dụng của ACB là chưa mang tính kịp thời, nhanh chóng.

Giữa Thơng tư 44 /2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 Quy định về hệ thống kiểm

soát nội bộ và kiểm tốn nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi

và Dự thảo về Thơng tư quy định về hệ thống kiểm sốt nội bộ của tổ chức tín dụng,

chi nhánh ngân hàng nước ngồi đã có những điểm khác nhau, mang tính hồn thiện

hơn. Bởi vậy, ACB nên cải cách, thay đổi, bổ sung những quy định mới về kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng nói chung và nghiệp vụ tín dụng cá nhân nói riêng để tránh được những rủi ro về tín dụng và hoạt động ngày một hiệu quả hơn.

Để đảm bảo hiệu quả, an tồn các nghiệp vụ tín dụng, hoạt động kiểm sốt nội bộ ngoài việc tuân theo nhưng quy định chung còn cần phải đảm bảo nguyên tắc 3 tuyến bảo vệ:

+ Tuyến thứ nhất: Các cá nhân, bộ phận trực tiếp giao dịch, tiếp xúc với khách

hàng, đối tác và tạo ra doanh thu; thực hiện chức năng, nhiệm vụ tác nghiệp hàng ngày theo các quy trình, quy định nội bộ đối với từng giao dịch, hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Tuyến thứ hai: Các cá nhân, bộ phận hỗ trợ hoạt động kiểm soát nội bộ (pháp

lý, tuân thủ, nhân sự, kế tốn, cơng nghệ) và trực tiếp thực hiện chức năng quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ mức độ đủ vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Tuyến thứ ba: Các cá nhân, bộ phận thực hiện kiểm toán nội bộ của tổ chức

tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Hoạt động kiểm soát nội bộ được quy định tại các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tối thiểu đảm bảo:

- Việc phê duyệt và phân cấp thẩm quyền phê duyệt được thực hiện căn cứ vào quy mô giao dịch, mức độ rủi ro, hạn mức rủi ro và các giới hạn cụ thể khác được xác định phù hợp với mức độ tin cậy của cấp có thẩm quyền. Cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được cung cấp đầy đủ thơng tin về tình hình thực hiện giao dịch, trạng thái rủi ro của giao dịch và các thông tin khác để đưa ra quyết định;

- Chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất (bao gồm cả quy trình tự động, quy trình rút gọn) đảm bảo khơng có xung đột lợi ích hoặc kiểm sốt, ngăn chặn được xung đột lợi ích nếu có, gồm:

+ Phân tách chức năng: Phân tách hợp lý các chức năng, nhiệm vụ trong các quy trình nghiệp vụ để đảm bảo ngun tắc khơng xung đột lợi ích;

+ Kiểm sốt kép: Thiết lập các bộ phận, cá nhân riêng biệt để kiểm tra, kiểm tra chéo, kiểm tra lại.

- Trường hợp không thể thực hiện được phân tách chức năng hoặc kiểm sốt kép và hoạt động kinh doanh, sản phẩm đó có thể xảy ra tổn thất, sai sót, nguy cơ phát sinh xung đột lợi ích và khả năng phát sinh hành vi vi phạm quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải xác định cụ thể, có các biện pháp để giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động và thực hiện theo dõi, đánh giá độc lập thường xuyên hơn;

- Trách nhiệm quản lý của từng cá nhân, bộ phận (bao gồm cả việc giao nhận, bảo quản, vận chuyển, kiểm tra, kiểm kê) đối với cơ sở vật chất, tài sản (tài sản tài chính, tài sản hữu hình) phải được phân cấp trên cơ sở giá trị của tài sản hoặc giới hạn cụ thể khác;

- Việc hạch toán kế toán tuân thủ đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán; tổng hợp, lập và gửi các loại báo cáo tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Kiểm tra, đối chiếu hạch toán kế toán phải đảm bảo phát hiện, sửa chữa và xử lý kịp thời kịp thời các sai sót. Kết quả kiểm tra, đối chiếu và điều chỉnh, sửa chữa các sai sót phải được báo cáo cho cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi;

- Việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định nội bộ phải (bao gồm quy định về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố) được kiểm soát, kiểm tra thường xuyên đối với các hoạt động, các cấp (trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phịng đại diện, đơn vị sự nghiệp và công ty con) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Các quy định nội bộ phải phù hợp với các quy định của pháp luật;

- Biện pháp phòng ngừa, xử lý đối với các sai phạm, hành vi gian lận trong mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện kịp thời, hiệu quả;

- Phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với từng hoạt động kinh doanh (bao gồm cả bố trí nhân sự khi cán bộ và nhân viên vắng mặt, luân chuyển cán bộ...).

3.2.3.2 Giải pháp về nguồn nhân lực và tổ chức nhân sự

- Thành lập Trung tâm tín dụng Khách hàng cá nhân: Hiện tại, việc thẩm định hồ sơ vay vốn tại ACB được thực hiện thoe mơ hình phân tán. Việc tổ chức như vậy tồn tại một số vấn đề như : Hiệu quá sử sụng nhân sự thấp, không tập trung được nguồn nhân lực, sức ép nhân sự tăng cao để đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới, trình độ nhân viên phân tích tín dụng khơng đồng đều, khó kiểm sốt được chất lượng thẩm định hồ sơ. Chính vì vậy, việc thành lập Trung tâm tín dụng Khách hàng cá nhân tập trung là hết sức cần thiết và cần sớm được thực hiện. Trung tâm tín dụng KHCN tập

trung có chức năng xử lý hồ sơ vay vốn của tất cả các phòng giao dịch trực thuộc ACB. Khi phát sinh hồ sơ vay vốn tại các phóng giao dịch, các phịng giao dịch chuyển hồ sơ lên Trung tâm tín dụng KHCN để thẩm định, khi thẩm địch xong và được phê duyệt Trung tâm tín dụng sẽ chuyển hồ sơ lại cho các phịng giao dịch giải ngân và quản lý khoản vay.

Việc thành lập Trung tâm tín dụng cá nhân tập trung sẽ khắc phục được những tồn tại của mơ hình phân tán, góp phần đẩy mạnh tốc đỗ xử lý hồ sơ do có được sự phân cơng hợp lý, có điều kiện đào tạo kèm cặp nhân viên một cách thống nhất và đảm bảo tiết kiệm được chi phí nhân sự.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP Châu Á - Khoá luận tốt nghiệp 229 (Trang 106 - 108)