Đặc điểm hoạt động tín dụng KHDN

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – chi nhánh Sở Giao dịch 277 (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu đề tài

1.2. Đặc điểm hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp và vai trò

1.2.2. Đặc điểm hoạt động tín dụng KHDN

*Nguyên tắc tín dụng

- Khoản vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng:

NH có trách nhiệm kiểm sốt việc sử dụng vốn của KH để có thể ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

- Khoản vay phải hoàn trả đúng hạn, đầy đủ cả gốc lẫn lãi: đây là điều kiện để các NHTM tồn tại và phát triển. Do đó, phải xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn thu nợ

hợp lý, thường xuyên theo dõi, đôn đốc KH trong việc trả nợ.

- Việc bảo đảm khoản vay phải thực hiện theo quy định của Chính Phủ: Ở Việt Nam, các NHTM khơng cho vay để mua sắm tài sản, chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng; Thanh tốn các khoản chi phí thực hiện các

giao dịch mà pháp luật cấm.

*Điều kiện cấp tín dụng đối với KHDN

Theo Luật Doanh nghiệp 2020: iiKhach hàng doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.

NHTM chỉ xem xét và quyết định cấp tín dụng khi bên đi vay có đủ các điều kiện sau: - KH phải có đủ tư cách pháp lý.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Phải có năng lực tài chính lành mạnh đảm bảo hồn trả tiền vay đúng hạn.

- KH phải có phương án, dự án SXKD khả thi và hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật (đối với KH có phương án, dự án kinh doanh).

- KH phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định hiện hành của NH cho vay.

*Các hình thức cấp tín dụng đối với KHDN

Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, các NHTM đã khơng ngừng đa dạng hố các hình thức cho vay phù hợp với nhu cầu của thị trường. Căn cứ vào các tiêu thức

khác nhau, cho vay NH có thể được chia thành các loại như sau:

- Căn cứ vào thời gian cho vay: là khoảng thời gian được tính từ khi KH bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng.

- Cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng): phổ biến nhất, loại hình tín dụng này thơng thường được áp dụng với nhiều loại hình KH dưới hình thức vay hạn mức hay từng lần.

- Cho vay trung hạn (từ trên 12 tháng đến 60 tháng): Đây thường là hình thức NH cấp tín dụng cho các dự án mua sắm máy móc thiết bị, các dự án xây dựng nhà xưởng, kho bãi...Thơng thường tài sản hình thành từ vốn vay sẽ được dùng để thế chấp. - Cho vay dài hạn (từ trên 60 tháng): sử dụng để mở rộng SXKD, đổi mới thiết bị,

công nghệ, đầu tư xây dựng cơ bản.. Tài sản thế chấp chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay.

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

Cho vay kinh doanh: chủ yếu là bổ sung vốn lưu động bị thiếu cho KH như: cho

vay công nghiệp và thương mại, nơng nghiệp, cho vay ngắn hạn các cơng trình xây dựng, cho vay các TCTD, cho vay chứng khốn...

Cho vay tiêu dùng

- Căn cứ vào phương thức cho vay

Cho vay từng lần: đảm bảo doanh số cho vay không vượt quá số tiền cho vay đã

Cho vay theo hạn mức tín dụng: đảm bảo dư nợ cho vay khơng vượt quá hạn

mức

cho vay đã thoả thuận trong HĐTD, tối đa là 12 tháng.

Cho vay theo dự án đầu tư: đảm bảo doanh số cho vay không vượt quá số tiền

cho vay đã thoả thuận trong HĐTD

Cho vay trả góp: số tiền vay được trả nợ thành nhiều kỳ hạn đều nhau với tổng

số tiền trả nợ gốc và lãi của mỗi kỳ hạn bằng nhau, trong đó số tiền trả lãi được tính trên dư nợ và số ngày thực tế của kỳ hạn trả nợ đó.

- Căn cứ vào biện pháp đảm bảo hay mức độ tín nhiệm của khách hàng

Mức độ tín nhiệm của KH có ý nghĩa quan trọng đối với quyết định cho vay của NHTM. Vì vậy, căn cứ vào mức độ tín nhiệm, cho vay NH được chia làm hai loại:

Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là các khoản cho vay mà theo đó nghĩa vụ trả

nợ của bên đi vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp,

tài sản hình thành từ vốn vay của bên đi vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba được NH chấp nhận.

Cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản: là các khoản cho vay mà theo đó nghĩa

vụ trả nợ của bên vay không được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của bên đi vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

*Chính sách cấp tín dụng

- Khái niệm và cơ sở hình thành chính sách cấp tín dụng

Chính sách cấp tín dụng là các nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động tín dụng tại NHTM, là định hướng căn bản và phương thức chủ yếu trong việc điều hành kinh doanh,

giúp NHTM thiết lập các kế hoạch kinh doanh một cách chủ động trong từng thời kỳ. Chính sách cho vay có thể thay đổi linh hoạt trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu mở rộng hoặc thu hẹp cho vay đối với mỗi loại KH, mỗi ngành nghề trong nền kinh tế.

Chính sách cho vay của NHTM cịn là một “bản hướng dẫn” quan trọng, là cơ sở tham khảo và các tiêu chuẩn để các CBTD thực thi các hoạt động của mình, tăng cường chun mơn hố trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

Việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi một chính sách cho vay tốt sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động cho vay, thơng qua đó ảnh hưởng đến chất lượng, giúp cho NHTM có thể đảm bảo hiệu quả kinh tế từ hoạt động cho vay, đồng thời đảm bảo việc

mở rộng thị phần cho vay, tăng trưởng dư nợ trong điều kiện sự an toàn, lành mạnh của các khoản cho vay.

- Nội dung của chính sách tín dụng

Chính sách khách hàng: KH vay vốn của NH rất đa dạng có thể là các DN, các

tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước, cá nhân.. ..Vì vậy NH cần tiến hành phân loại KH để có những chính sách ưu đãi và đối xử phù hợp với từng loại KH.

Quy mơ: Quy mơ tín dụng thể hiện qua tỷ phần cho vay trong tài sản có của

NHTM.

Giới hạn tín dụng: là định ra mức độ tham gia vốn tín dụng của NH cho KH

trong

một giai đoạn cụ thể.

Các loại hình tín dụng: Một NH có thể lựa chọn loại hình tín dụng thích hợp

nhất, có khả năng nhất làm mũi nhọn cho việc tài trợ hoặc khơng chọn một loại hình tín dụng nào cả mà đa dạng hố việc cấp cho vay theo nhiều loại hình khác nhau một cách hợp lý.

Lĩnh vực: Lĩnh vực cho vay rất đa dạng và phong phú có thể cho vay một ngành

sản xuất, hay một lĩnh vực chun mơn hẹp nào đó, hoặc cho vay trên nhiều ngành sản xuất khác nhau.

Chọn lựa kỳ hạn: Kỳ hạn tín dụng dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản

và sự rủi ro của kinh doanh tín dụng.

Chính sách đảm bảo: Chính sách bảo đảm gồm các quy định về các trường hợp

tài trợ cần đảm bảo bằng tài sản, các loại bảo đảm cho mỗi loại cho vay, danh mục các bảo đảm được NH

Lãi suất tín dụng: Lãi suất là tỷ lệ phần trăm theo số tiền vay mà người vay phải

tính ra để trả cho NH. Lãi suất có thể cố định trong suốt thời kỳ hiệu lực của HĐTD (lãi suất cố định) hoặc có thể được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh (lãi suất biến đổi).

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – chi nhánh Sở Giao dịch 277 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w