6. Kết cấu đề tài
1.3.2. Các yếu tố cấu thành KSNB hoạt động tín dụng KHDN trong
a) Mơi trường kiểm sốt
Mơi trường kiểm soát là nền tảng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Trong quá trình tìm hiểu, cán bộ KSNB cần phải đánh giá liệu:
- Ban Giám đốc, với sự giám sát của Ban quản trị, đã thiết kế và duy trì văn hóa trung thực và hành vi đạo đức hay chưa;
- Các điểm mạnh của mơi trường kiểm sốt có kết hợp lại tạo thành cơ sở vững chắc cho các thành phần khác của kiểm sốt nội bộ hay khơng, và các thành phần
đó có bị suy yếu do các khiếm khuyết của môi trường kiểm sốt hay khơng
Ve truyền đạt thơng tin và u cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức
(integrity and ethical values): Để phòng chống các sai phạm, đặc biệt là gian lận trong
tín dụng, thì các nhà quản lý cần nỗ lực giảm thiểu hoặc loại bỏ những động cơ và sự cám dỗ có khả năng khiến cho nhân viên trong đơn vị có những hành vi xấu, phạm pháp
và ngược với đạo lý.
Về cam kết về năng lực (Commitment to competence): Nhà quản lý cần đảm bảo mọi
nhân viên trong đơn vị nói chung và phịng tín dụng nói riêng có đủ kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm trong cơng việc cấp tín dụng cho KHDN. Cam kết về năng lực được thể
hiện ở việc nhà quản lý thiết lập và thực hiện các chính sách nhân sự phù hợp để đảm bảo các vấn đề:
- Xác định các kỹ năng, kiến thức cần thiết đủ để đáp ứng với vị trí tín dụng
- Thẩm tra bằng cấp, chứng chỉ của các ứng viên khi tuyển dụng nhân sự và chỉ tuyển những nhân viên có đủ năng lực, phù hợp
- Thiết lập các chương trình đào tạo cho nhân viên để họ có cơ hội nâng cao kỹ năng và trau dồi kiến thức chuyên môn về tín dụng KHDN.
về sự tham gia của Ban quản trị (Participation of those charged with governance):
Đây là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho quản trị doanh nghiệp được vận hành hiệu quả. Các thành viên của Hội đồng quản trị cần phải độc lập với các nhà quản lý nhằm đảm bảo tính khách quan trong giám sát và đánh giá kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng KHDN, giảm thiểu nguy cơ KSNB bị nhà quản lý của đơn vị chi phối và thâu tóm.
về triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc (Management’s philosophy
and operating style): Thông qua các hoạt động, nhà quản lý phát đi các tín hiệu đến
nhân viên về quan điểm và nhận thức của họ về tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ. Nếu nhà quản lý nhấn mạnh vào việc tn thủ các ngun tắc cấp tín dụng KHDN thì các nhân viên của đơn vị sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề này nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý. Ngoài ra, khi xem xét nhân tố này, kiểm toán viên cũng cần đánh giá về triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý đối với kiểm soát rủi ro kinh doanh, thái độ và hành động của họ đối với việc cấp tín dụng hoặc nhận thức của họ đối với việc phân tích tài chính của DN, chức năng của kế tốn và nhân viên.
về cơ cấu tổ chức (organizational structure): Cơ cấu tổ chức thể hiện sự phân định về
quyền và trách nhiệm của mỗi bộ phận, cá nhân trong đơn vị, đồng thời phản ánh sự phân quyền về kiểm soát. NH cần thiết lập cơ cấu hợp lý phân chia rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, thiết kế các phịng ban phù hợp với quy mơ và đặc thù của NH, tách bạch bộ phận kiểm soát nội bộ với các bộ phận khác để phát huy chức năng kiểm tra, đánh giá của ban kiểm soát
về phân công quyền hạn và trách nhiệm (assignment of authority and
responsibilities): Cách thức phân công quyền hạn và trách nhiệm trong một đơn vị
quyết
định việc các cá nhân trong đơn vị có thể ý thức rõ ràng về quyền hạn, cơng việc và trách nhiệm mà họ cần phải đương nhận. Nếu việc phân công quyền hạn và trách nhiệm khơng rõ ràng, khơng đầy đủ thì sẽ làm giảm hiệu lực của KSNB. Ví dụ, trong bộ phận kiểm sốt tín dụng, thơng qua việc xác định quyền hạn, công việc và trọng trách rõ ràng,
KSNB tn thủ quy trình kiểm sốt hoạt động tín dụng cho khách hàng DN để nắm được
trình tự và thời gian tiến hành cơng việc của mình (đối chiếu công nợ, nhắc và đốc thúc cơng nợ,...giảm thiệt hại do chậm thanh tốn/thanh tốn khơng đúng hạn)
Về các chính sách và thông lệ về nhân sự (Human resources policies and practices):
Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong KSNB. Nếu nhân viên có năng lực và trung thực thì cho dù có thiếu sót trong thủ tục kiểm sốt, BCTC được lập ra vẫn đảm bảo
mức độ tin cậy. Ngược lại, nếu nhân viên khơng có đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết, có ấp ủ âm ưu gian lận thì hoạt động kiểm sốt cần phải được tăng cường để ngăn ngừa rủi ro sai sót có thể.
b) Đánh giá rủi ro
Quy trình đánh giá rủi ro (Risk assessment process) được hiểu là quy trình nhận diện các rủi ro tác động đến hoạt động kinh doanh, từ đó quyết định các hành động thích
hợp nhằm đối phó với các rủi ro đó.
Trong một đơn vị, nếu nhà quản lý xác định việc đánh giá rủi ro là một bộ phận cấu thành kiểm sốt nội bộ thì kiểm tốn viên cần tiến hành đánh giá rủi ro để quyết định số lượng bằng chứng cần thu thập. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tiềm ẩn rủi ro, việc chủ quan trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng có thể dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, mất an toàn và đổ vỡ đối với từng tổ chức tín dụng và với toàn
hệ thống. Ban điều hành cần thể thận trọng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phịng
nợ xấu, cụ thể trưởng phịng tín dụng nên phân cơng cho một bộ phận trong phịng tín dụng thường xuyên thực hiện.
Quy trình đánh giá rủi ro bao gồm các bước như nhận diện rủi ro, ước tính mức độ và tầm quan trọng của rủi ro, đánh giá khả năng xảy ra rủi ro, triển khai các hành động cụ thể như điều tra thông qua bảng hỏi, thảo luận với nhà quản lý của đơn vị,... nhằm giảm rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được.
c) Hệ thống thông tin và truyền thông
Hệ thống thông tin và truyền thông (Information and communication system) là thành phần quan trọng trong KSNB.
Với từng loại nghiệp vụ, hệ thống thông tin cần thỏa mãn các điều kiện kiểm sốt
như sau:
- Các nghiệp vụ tín dụng ghi nhận phải thực sự đã phát sinh và được ghi nhận đầy đủ; - Hạn mức và kỳ hạn tín dụng phải được ghi nhận chính xác theo hợp đồng tín dụng; - Các nghiệp vụ tín dụng được trình bày và phân loại đúng đắn;
d) Các hoạt động kiểm soát
Các hoạt động kiểm sốt (control activities) bao gồm các chính sách và thủ tục được thiết kế nhằm đảm bảo việc thực hiện các hành động cần thiết để đối phó với các rủi ro trong hoạt động tín dụng KHDN ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu của NH.
Các hoạt động kiểm sốt hoạt động tín dụng KHDN bao gồm: - Phân tách nhiệm vụ đầy đủ (adequate separation of duties):
Mục đích của phân tách nhiệm vụ nhằm ngăn chặn các trường hợp một cá nhân hoặc một bộ phận của đơn vị đảm nhận toàn bộ các nhiệm vụ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một nghiệp vụ tín dụng, từ đó tạo cơ hội cho sai sót hoặc gian lận gia tăng; Phân tách thẩm quyền phê chuẩn nghiệp vụ với nhiệm vụ bảo vệ tài sản liên quan đến nghiệp vụ đó; Phân tách trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ với trách nhiệm ghi chép; Phân tách nhiệm vụ của bộ phận tín dụng và kiểm sốt nội bộ với các phịng ban sử dụng hệ thống
thông tin.
- Phê chuẩn các nghiệp vụ (authorization of transactions and activities):
Các nghiệp vụ tín dụng, trước khi được thực hiện thì cần phải có sự phê duyệt nhằm đảm bảo các yêu cầu về kiểm soát nhằm hạn chế các rủi ro. Ví dụ, trước khi cấp tín dụng
cần phải được duyệt bởi nhà quản lý có đủ thẩm quyền nhằm hạn chế các gian lận như cho vay sai mục đích, vay khó địi.
- Xử lý thơng tin (information processing):
Hoạt động kiểm soát này yêu cầu các chứng từ và tài liệu được lập và luân chuyển để ghi nhận và xử lý các nghiệp vụ phải đầy đủ. Các chứng từ và tài liệu cho dù dưới dạng văn bản hoặc điện tử phải cung cấp bằng chứng về sự phát sinh và tính hợp lý, hợp lệ của các nghiệp vụ (audit trail).
- Kiểm soát độc lập việc thực hiện các nghiệp vụ (independent check on
performance):
Hay còn gọi là thẩm tra nội bộ (internal verification).Kiểm sốt độc lập ln cần thiết trong đơn vị vì nhiều lý do. Trước hết, kiểm sốt nội bộ của đơn vị có xu hướng thay đổi theo thời gian, vì vậy cần rà sốt thường xun để tránh trường hợp kiểm soát nội bộ bị chệch hướng. Cần phải có nhân viên phù hợp để quan sát và đánh giá các hoạt động cấp tín dụng của họ nhằm giảm thiểu gian lận và sai sót gia tăng đối với KHDN.
e) Hoạt động giám sát
Các hoạt động giám sát (monitoring) do nhà quản lý của đơn vị qui định thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ nhằm đánh giá quá trình thiết kế và vận hành của kiểm sốt nội bộ có theo đúng dự kiến hay khơng và chất lượng của kiểm soát nội bộ trên thực
tế, từ đó đưa ra các quyết định sửa chữa kiểm sốt nội bộ (nếu cần thiết). Thơng tin được
sử dụng để đánh giá được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: nghiên cứu thực trạng
kiểm soát nội bộ, báo cáo của kiểm toán nội bộ, các thơng tin từ các kênh bên ngồi đơn
vị như ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp,... Trong các đơn vị, đặc biệt đơn vị có quy
mơ lớn, kiểm toán nội bộ được coi là bộ phận thiết yếu chịu trách nhiệm giám sát kiểm sốt nội bộ. Để đảm bảo tính hiệu quả trong giám sát, phịng kiểm tra - kiểm sốt nội bộ phải độc lập với các phịng ban khác chịu sự giám sát từ kiểm tốn nội bộ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập vào ngày 26/3/1988 theo Nghị định số 53-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính phủ). Trong suốt 33 năm hoạt động, Ngân hàng Agribank ln khẳng định vị thế của mình là một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, đi đầu trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nơng thơn, nơng dân và từ đó bảo đảm an sinh xã hội. Tính đến 31/12/2020, là NHTM duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, tổng tài sản của Agribank đạt gần 3.1 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,21 triệu tỷ đồng, đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người, với hơn 2.233 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc. Dư nợ trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng trên 70% tổng dư nợ.
Trong quá trình phát triển, Agribank xác định mục tiêu xây dựng ngân hàng hiện đại và hội nhập, tập trung đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại với đổi mới mơ hình tổ chức hướng tới ngân hàng số, chuyển đổi thành NGHTM cổ phần, quản trị điều hành và
hoạt động theo hướng thông lệ quốc tế. Ngồi ra, Agribank đã hướng tới việc đơn giản hóa thủ tục cho vay cùng với Hội Nông dân, Hội phụ nữ và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai hơn 68.000 tổ vay vốn với gần 1,5 triệu thành viên, triển khai an toàn 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng với gần 8.200 phiên giao dịch, phục vụ hơn 800 ngàn khách hàng tại hơn 400 xã toàn quốc, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank được Đảng và Nhà nước ghi nhận là “Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng”, “Vì sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo”. Với Cơng nghệ Agribank Realtime Payments - Sản phẩm thanh toán giá trị thấp thời gian thực, Agribank đã đạt Giải thưởng Sao Khuê cho Hệ thống Công nghệ thông tin Xuất sắc trong lĩnh vực Ngân hàng 6 năm liên tiếp, khẳng
định vị thế của Agribank, góp phần thực hiện Đề án Thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chính phủ.
Bước sang năm 2021 và những năm tiếp theo, NH Agribank tiếp tục khẳng định và nâng cao vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn, cung
cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng, tiếp tục phát huy trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với nền kinh tế đất nước.
2.1.2. Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Agribank
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy điều hành của Agribank
(Nguồn: Agribank 2021)
Ban giám đốc:
Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và các phịng
giao dịch trực thuộc.
Phó giám đốc: Được sự ủy quyền hằng năm của giám đốc phụ trách các
phòng ban và các phịng giao dịch trực thuộc về một số cơng tác.
Phịng Hành chính quản trị: Chịu trách nhiệm về việc xây dựng nội quy, quy chế của
ngân hàng, các công việc liên quan đến nhân sự, công tác quản lý hành chính, cơng tác hậu cần.
Phịng Nguồn vốn và Ke hoạch tổng hợp: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm
bảo các cơ cấu về kỳ hạn, tiền gửi..., xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Agribank.
Phịng Tín dụng: Xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại
khách hàng, đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư khép kín. Thẩm định, tái thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng, thu thập và quản lý khách hàng tiền vay một cách kịp thời đầy đủ theo yêu cầu, quản trị sự biến động của khách hang...
Phịng Kinh doanh ngoại tệ và Thanh tốn quốc tế: Thực hiện các nghiệp vụ về
kinh
doanh ngoại tệ, thanh tốn quốc tế.
Phịng Kế tốn - Ngân quỹ: Xây dựng kế hoạch tài chính, hạch tốn các
nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền gửi, thanh toán trong nước, các khoản chi tiêu nội bộ.
Tổ Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng, tổ chức chương trình cơng tác kiểm tra;
thực kiểm kiểm tốn theo đề cương, theo chương trình của Agribank đề ra. Chủ động tham mưu đề xuất phương án tự kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Agribank, quy chế, chỉ đạo điều hành của Giám đốc đối với các lĩnh vực chun mơn.
Phịng Dịch vụ Marketing: Thực hiện đăng ký, cập nhật kiểm sốt tính chính xác của
khách hàng trên hệ thống, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ, xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp.
Phịng Tin học (Điện tốn): Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan
đến hoạt động của chi nhánh; quản lý, bảo dưỡng sửa chữa máy móc, thiết bị tin học, hỗ
trợ các phịng nghiệp vụ về mặt công nghệ thông tin, tin học.
2.2. Thực trạng kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng KHDN tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sở Giao dịch