Kiến nghị với Ngân hàng Agribank

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – chi nhánh Sở Giao dịch 277 (Trang 76 - 85)

6. Kết cấu đề tài

3.3. Kiến nghị để hoàn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng KHDN

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Agribank

Xây dựng môi trường kiểm soát thống nhất toàn hệ thống: Đây là nền tảng ảnh hưởng trực tiếp tới ý thức của nhân viên, để xây dựng được hệ thống kiểm soát

nội bộ, đặc biệt kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng được hữu hiệu theo thơng lệ quốc tế. Agribank đang trong q trình tái cấu trúc hệ thống vì vậy cần tái cấu trúc tổ chức, kiện toàn bộ máy làm việc thống nhất từ Trụ sở chính đến các chi nhánh, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh để đưa ra chính sách cụ thể phù hợp phát huy tối đa năng lực của chi nhánh. Tập trung nguồn lực thực hiện nghiên cứu xây dựng đề án hoạt động cụ thể cho từng vùng, từng khu vực mà các chi nhánh hoạt động tại đó. Cần nghiên

cứu, triển khai các chính sách tín dụng linh hoạt khơng nên phân địa bàn cho vay theo tỉnh nhằm có thể cạnh tranh được với các NHTM khác nhưng khơng có sự cạnh tranh giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống.

Agribank cần tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ với các Bộ, Ban ngành, địa phương nơi chi nhánh hoạt động để khai thác nhiều dự án đầu tư có tiềm năng và các thơng tin, dự báo xu hướng phát triển về các ngành nghề lĩnh vực đầu tư từ đó có thể dự

báo rủi ro tín dụng, đưa ra được chính sách tín dụng hợp lý.

Cần hồn thiện quy trình phê duyệt tín dụng vươt thẩm quyền đối với những kiến

nghị, tờ trình, hồ sơ vượt thẩm quyền khoản vay vượt quyền phải trình Trụ sở chính phê

duyệt, đề nghị Trụ sở chính tạo mọi điều kiện để phê duyệt với thời gian sớm nhất nhằm

tạo thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. Trong trường hợp có yêu cầu bổ sung hồ sơ trình đề xuất cần liệt kê chi tiết, cụ thể, rõ ràng và thực hiện 01 lần để việc bổ sung được nhanh chóng, chính xác và khơng làm ảnh hưởng đến khách hàng. Tăng số lượt cán bộ tín dụng được tập huấn, nội dung đào tạo sát thực kết hợp kiểm tra sau đào tạo.

Yếu tố con người là rất quan trọng nhất là đối với vị trí cán bộ tín dụng vì vậy Trung tâm đào tạo của Agribank cần thực hiện tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ tín dụng thường xuyên và thực hiện kiểm tra một cách nghiêm túc. Đối với những người không đạt tiêu chuẩn trong các đợt kiểm tra thì cần xử lý ln chuyển cơng việc khác.

Chú trọng hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng, thường xuyên cập nhật và đánh

được đánh giá kiểm chứng bởi mơi trường kinh tế ln có sự biến động, thay đổi. Người

thực hiện cho vay cũng là người nhập điểm chấm điểm xếp hạng tín dụng vì vậy Agribank cần nghiên cứu quy đinh rõ cán bộ tín dụng và cán bộ chấm điểm để tránh vi phạm đạo đức nghề nghiệp chấm điểm theo ý muốn chủ quan của cán bộ cấp tín dụng. Hồn thiện quy trình cấp tín dụng theo hướng phân tách chức năng Cán bộ thẩm định và cán bộ cấp tín dụng nên là hai người khác nhau tránh xảy ra rủi ro tín dụng phát sinh do đạo đức nghề nghiệp. Tăng cường kiểm tra thực hiện qui trình phân loại nợ và trích lập dự phịng RRTD các chi nhánh.

Hồn thiện chính sách và quy trình phân loại nợ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, xử lý tốt nợ xấu và nợ quá hạn theo đúng quy định phản ánh đúng chất lượng tín dụng từ đó kiểm tra làm rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu và nợ có vấn đề. Cần thực hiện giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu và trách nhiệm của người đứng đầu Chi nhánh để gia tăng nợ xấu.

Tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ của Agribank đối với các chi nhánh để tài

sản đảm bảo tiền vay của khách hàng được an toàn. Hiện tại tài sản đảm bảo được bảo quản tại kho do thủ quỹ quản lý, vì vậy quy định rõ trách nhiệm của người quản lý tài sản bảo đảm của khách hàng tại ngân hàng tránh trường hợp lợi dụng để làm những việc

bị vi phạm pháp luật.

Cần xây dựng lại cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ đảm bảo tính độc lập và tiết kiệm chi phí Hiện nay mơ hình kiểm tra, kiểm sốt nội bộ của Agribank còn chưa tập trung, phân tán tại các chi nhánh, dẫn tới chất lượng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ cịn chưa cao do các phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại chi nhánh thuộc quản lý

của Ban kiểm soát nhưng làm việc tại chi nhánh đã hạn chế được sự độc lập khó khăn trong việc yêu cầu xử lý trách nhiệm khi phát hiện sai sót. Vì vậy Trụ sở chính cần xem xét chuyển đổi mơ hình kiểm tra kiểm soát nội bộ thuộc quản lý của Hội đồng thành viên; cần thường xuyên quan tâm, đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ làm cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ, kiểm toán nội bộ, nâng cao trách nhiệm quyền hạn đi đôi với chế độ đãi ngộ tương xứng của cán bộ kiểm tra. Ban Kiểm soát, Kiểm toán nội bộ cần thực hiện kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp từ xa thường xuyên, định kỳ, có thể đột xuất hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Trung tâm CNTT kết hợp với các Ban nghiệp vụ Agribank thiết kê cáo báo cáo tín dụng chính xác, đầy đủ phục vụ cho qua trình kiểm tra, giám sát, bởi hiện nay các dữ liệu báo cáo tín dụng cịn rời rạc, chưa hệ thống hóa.

3.3.3. Kiến nghị đối với Agribank Sở Giao dịch

Có thể nói mặc dù nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong thời

gian qua, nhưng Chi nhánh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá ổn định cả về nguồn

vốn huy động và dư nợ cho vay. Các hoạt động tín dụng của Chi nhánh đều mang lại lợi

nhuận cao và chất lượng được kiểm soát ở mức cho phép.

Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn ln tồn tại những khuyết

điểm và nguy cơ tiềm ẩn gây nên RRTD, làm tác động đến việc KSNB quản lý rủi ro tín dụng mà tác giả đã đưa ra khi phân tích thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại. Trong q trình thực tập, tơi có một số kiến nghị với Agribank Sở Giao dịch để hạn chế RRTD như sau:

- Thay đổi các danh mục đầu tư tín dụng phù hợp với định hướng của Agribank và mục tiêu phát triển kinh tế, cụ thể là rà soát, đánh giá phân loại KH, tập trung bốn cho vay KH có uy tín, mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực nông nghiệp nông thon, các hoạt động SXKD xuất nhập khẩu, DN vừa và nhỏ,... Trong đó hoạt động tín dụng

KHDN cần phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng. - Quản lý, giám sát chặt chẽ khoản cho vay KH để có phương án thu nợ kịp thời cả

gốc lẫn lãi để tránh phát sinh nợ xấu, tập trung chú trọng việc giảm dư nợ cho vay đối với KH xuống mức an toàn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. - Giám sát và kiểm sốt chặt chẽ q trình giải ngân và sau khi cho vay, tổ chức tập

huấn nghiệp vụ tín dụng đến tất cả các CBTD theo như giải pháp đã đề xuất và đào tạo các cán bộ bằng những khóa học ngắn đi sâu hơn vào từng nội dung trong quy trình KSNB hoạt động tín dụng như phân tích tài chính DN, thẩm định dự án đầu tư,

quản lý rủi ro, luật kinh tế, luật dân sư,... Từ đó góp phần nâng cao trình đọ chun mơn của CBTD trong cơng tác phân tích và thẩm định khoản vay, hạn chế những sai

sót thường gặp và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Agribank Sở Giao dịch.

- Các phòng nghiệp vụ chun mơn cần được chỉ đạo rà sốt, đánh giá kết quả công tác thu hồi nợ sau khi đã xử lý rủi ro, đôn đốc thu hồi nợ phát mãi lãi TSĐB, khuyến

khích nhân viên có kết quả thu hồi nợ tốt với tiền lương, tiền thưởng. Chi nhánh cần

bám sát, phối hợp với các cơ quan, cấp chính quyền và ban ngành tồn thể tại địa bàn nhằm thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro. Chỉ đạo, chỉnh sửa bổ sung kịp thời những quyết định, kết luận của bộ phận kiểm soát trong cơng tác kiểm tra, kiểm sốt

đặc biệt là hoạt động kiểm tra cơng tác chỉ đạo quản lý tín dụng của Chi nhánh. Tuân

thủ nghiêm ngặt kỷ cương trong chỉ đạo điều hành cơng tác tín dụng và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

KẾT LUẬN

Agribank Sở Giao dịch đã ra sức chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để cùng đất nước

hội nhập nền kinh tế thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế nói chung và NHTM nói riêng. Khi ấy, hệ thống ngân hàng không chỉ cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn mở rộng ra tầm quốc tế. Quá trình hội nhập ngày nay tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đem đến nhiều thách thức cho hoạt động NH, đặc biệt là hoạt động tín dụng KHDN.

Để nâng cao chất lượng đồng thời hạn chế rủi ro tối đa đối với hoạt động tín dụng,

các NHTM đều cần phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ khơng chỉ được thực hiện đối với KH mà còn được tiến hành trong nội bộ NH. Đây cũng chính là một trong những giải pháp mà Agribank Sở Giao dịch quan tâm thực hiện. Tơi đã hồn thành được mục tiêu đã đề ra với đề tài “Kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn - Chi nhánh Sở Giao dịch”

- Nhìn chung, tơi đã hệ thống hoá, củng cố được các kiến thức cơ bản về KSNB quy trình cho vay KHDN, bên cạnh đó cịn bổ sung được có một số kiến thức về chuyên ngành NH giúp tăng cường tính hiệu quả trong q trình nghiên cứu.

- Đặc biệt quan trọng là tơi đã được tìm hiểu và đánh giá được thực trạng KSNB quy trình tín dụng tại Chi nhánh Agribank Sở Giao dịch. Kết quả cho thấy nhìn chung

cơng tác kiểm sốt quy trình cho vay đã theo dõi tương đối chặt chẽ, đúng quy định, phát huy được năng lực của cán bộ NH. Chi nhánh đã ứng dụng công nghệ thông tin

vào cơng tác kiểm sốt, nhờ vậy mà tiết kiệm được thời gian, chi phí trong q trình thực hiện cho vay từ đó giúp nâng cao được uy tín của NH, nâng cao hiệu quả cơng việc.

Trong đó, quy trình kiểm sốt cho vay KHDN vẫn còn tồn tại một số yếu điểm cơ bản như:

• Phịng tín dụng chưa có bộ phận thẩm định hoạt động tách bạch với bộ phận cho vay nên việc kiểm sốt chưa thực sự tốt nhất, sẽ có những sai sót khơng thể tránh

khỏi.

• Để rút ngắn thời gian trong việc cấp tín dụng, CBTD thực hiện chưa đúng quy trình cho vay. Chẳng hạn như chưa thực hiện thơng báo bằng văn bản cho KH (theo quy trình) khi được phê duyệt cấp tín dụng mà chủ yếu là gọi điện thoại,

giúp nhanh chóng nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng của Chi nhánh

về thủ tục hồ sơ.

• Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt việc sử dụng vốn của KH sau khi cho vay nhiều lúc

chưa kịp thời hoặc gặp phải khó khăn do KH khơng phối hợp. Do đó chưa phát huy được hết vai trị của cơng tác giám sát sau khi cho vay đối với KH sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư vào SXKD chưa hiệu quả.. .để có biện pháp xử lý kịp thời.

• Xử lý TSĐB để thu hồi vốn (đối với những khoản vay mà KH khơng trả được nợ

vay) vẫn gặp nhiều khó khăn do thời gian kéo dài dẫn đến phát sinh nhiều chi phí.

• Về nhân sự, Agribank Sở Giao dịch có đội ngũ nhân viên rất trẻ, tuy nhạy bén, năng động nhưng vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác nên việc thực hiện thẩm định hoặc đánh giá rủi ro trong q trình cho vay cịn gặp nhiều hạn chế.

- Để nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát đối với quy trình cho vay KHDN tại Agribank Sở Giao dịch, luận văn đã đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sốt quy trình cho vay KHDN trong thời gian tới.

Cùng với sự tích cực nghiên cứu để đạt được kết quả trên, khóa luận cũng khơng tránh khỏi một số hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan, trong đó chủ yếu hạn chế về mặt thời gian và tiếp xúc thực tế chưa được nhiều. Trong q trình thực tập tơi chưa có điều kiện được đi thẩm định thực tế, tham gia các cuộc kiểm tra, kiểm soát cùng CBTD để thấy được công việc diễn ra trong thực tế như thế nào từ đó học hỏi kinh nghiệm thực tế từ họ. Bên cạnh đó cịn có một số hạn chế từ phía NH do một số thơng tin mang tính bảo mật, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh và uy tín của NH nên

đã khơng được cung cấp. Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên những giải pháp đưa ra được nhìn nhận dưới góc độ cá nhân nên sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank (2009), Văn bản số 362/QĐ-HĐQT-BKS ngày 31/03/2009, Quyết định về việc ban hành quy trình kiểm tốn nội bộ trong hệ thống NHNo&PTNT VN, Hà

Nội.

2. Agribank (2012), Cẩm nang văn hóa Agribank văn bản số 8739/KH-NHNoTTTr ngày

31/10/2012, Hà Nội.

3. Agribank (2012), Văn bản số 1839/NHNo-TDDN ngày 26/03/2012 v/v chấn chỉnh tuân thủ các quy định trong hoạt động cho vay theo chỉ đạo của Cơ quan TTGSNH, Hà Nội.

4. Agribank (2012), Văn bản số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/03/2012 về ban hành quy định phân loại nợ, trích DPRR tín dụng trong hệ thống Agribank, Hà Nội.

5. Agribank (2012), Văn bản số 4229/NHNo-TDDN ngày 12/06/2012 v/v cảnh báo rủi ro hoạt động cho vay tại nhiều TCTD đối với một khách hàng.

6. Agribank (2012), Văn bản số 4436/NHNo-TDDN ngày 18/12/2012 v/v chấn chỉnh cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh.

7. Agribank (2012),Văn bản số: 9918/NHNo-TDDN ngày 13/12/2012 v/v chấn chỉnh cho vay qua tổ vay vốn.

8. Agribank (2012), Văn bản số 8891/NHNo-XLRR ngày 12/11/2012 về chấn chỉnh tồn tại công tác phân loại nợ và XLRR tín dụng qua kiểm tra và kiểm toán Agribank

9. Agribank (2019), Văn bản số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/1/2019 quyết định về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank;

10. Agribank (2019), Văn bản số 02/QĐ-HĐTV-KTNB về ban hành quy chế kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

11. Agribank (2019), Quyết định số 766/QĐ-NHNo-TCKT về việc ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

12. Agribank (2019), Văn bản số 969/QĐ-HĐTV-BKS, Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nội bộ Agribank

turnitin^?

Điềm cùa Tfii Thảoluán Lich

13. Agribank (2020), Văn bản số 11625/NHNo-CNTT về việc chấn chỉnh thực hiện quản lý an tồn thơng tin sau kiểm tra chun đề.

14. Agribank Chi nhánh Sở Giao dịch (2018-2020), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, các năm 2018-2020.

15. Agribank Chi nhánh Sở Giao dịch (2018-2020), Báo cáo tổng kết hoạt động KTKSNB Agribank Sở Giao dịch, các năm 2018-2020.

16. Agribank Chi nhánh Sở Giao dịch (2020), Đề án phát triển Chi nhánh Agribank Sở Giao dịch, 2020

17. Bùi Diệu Anh (2013), Giáo trình : “Hoạt động kinh doanh ngân hàng”, NXB

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – chi nhánh Sở Giao dịch 277 (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w