Môi trường vĩ mô:

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp (Trang 46 - 56)

THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG

2.2.1. Môi trường vĩ mô:

2.2.1.1. Môi trường kinh tế: 2.2.1.1.1. Bối cảnh cả nước:

Nhu cầu XM tiếp tục tăng cao nhằm thỏa mãn cho công tác xây dựng cơ bản - nền tảng cho sự phát triển các ngành khác. Các chương trình lớn của Nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh, hình thành các khu đơ thị mới, cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, thơng tin...) phát triển. Thêm vào đó, hiện nay xu hướng làm đường bê tông XM đang được nhiều nước áp dụng. Điều này là do chi phí duy tu bảo dưỡng của đường bê tông XM thấp hơn và tuổi thọ cao hơn so với đường nhựa. Đường bê tông XM ở các nước thường chiếm từ 40- 60% nhưng ở Việt Nam mới chỉ dưới 2%. Do vậy, chủ trương sử dụng XM làm đường giao thông là sẽ làm gia tăng nhu cầu XM trong nước. Căn cứ quy hoạch phát triển công nghiệp XM đến 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự báo đến năm 2015, nhu cầu XM trong toàn quốc được phân bổ theo năng lực sản xuất như sau:

(Nguồn: Quyết định số 164/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp XM

Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.)

Với mức tiêu thụ XM ổn định như trong giai đoạn vừa qua thì VICEM xét thấy nhu cầu tiêu thụ XM trong nước tăng trung bình 11% tính từ năm 2009 trở đi. Qua biểu đồ cung cầu XM trên cả nước thì lượng XM cần để đáp ứng nhu cầu sử dụng từ năm 2007 đến đầu năm 2010 đối với nước ta còn thiếu một lượng XM tương đối lớn, thị trường XM trong nước giai đoạn này còn rất tiềm năng. Tuy nhiên, trong dài hạn sự gia tăng của lượng cung XM trên thị trường dẫn đến xu hướng cung vượt cầu. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành cần tập trung khai thác những cơ hội trước mắt, đồng thời phải xây dựng một chiến lược phù hợp để đối phó với những rủi ro trong môi trường kinh doanh nhiều cạnh tranh trong tương lai.

2.2.1.1.2 Ảnh hưởng của xu hướng tăng trưởng kinh tế

Thực trạng nền kinh tế và xu hướng chung trong tương lai có ảnh hưởng đến sự thành cơng và chiến lược hoạt động của một doanh nghiệp. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho các doanh nghiệp.

Hình 2.3: Tăng trưởng GDP qua các năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê).

GDP quý I/2014 ước đạt 4,96% - cao hơn cùng kỳ 2 năm trước, Trong đó khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 4,69%.

Trái chiều với GDP, chỉ số CPI cả nước tháng 3/2014 âm 0,44%. So với tháng 12/2013, CPI tháng 3/2014 tăng 0,8%, là mức tăng thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Nếu tính CPI theo năm, thì của tháng 1 tăng 5,45%, của tháng 2 còn tăng thấp hơn (4,65%), tháng 3 tăng 4,39%, tính bình qn 3 tháng đầu năm 2014 chỉ tăng 4,83%.

Khi CPI tăng thấp sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động nhưng vẫn huy động tiền gửi, cải thiện thanh khoản, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, góp phần để các doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng, tạo điều kiện cho chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khố.

CPI tăng thấp là niềm vui chung của người tiêu dùng, nhất là những người nghèo, người có thu nhập thấp, người gặp khó khăn, rủi ro, người có liên quan đến các doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất kinh doanh.

Có nhiều nguyên nhân làm cho CPI 3 tháng đầu năm 2014 tăng thấp:

Một là, các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, hạn chế tác động của giá cả đối với người tiêu dùng; Tăng trưởng dư nợ tín dụng ngân hàng tính đến 13/3/2014 vẫn giảm xuống (giảm 1,05%); trong khi tiền gửi vẫn tăng, mặt khác, Ngân hàng Nhà nước đã hút rịng một lượng tiền khơng nhỏ qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO).

Hai là, tổng cầu - những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tác động đối với lạm phát. Vốn đầu tư trong những tháng khởi đầu theo thơng lệ cịn chậm về nhiều mặt, ngay cả nguồn vốn của khu vực kinh tế nhà nước hiện chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 nguồn vốn cũng triển khai chậm. Về tiêu dùng, người dân vẫn “thắt lưng buộc bụng”, “tích cốc phịng cơ”, thể hiện ở tiền gửi tiết kiệm gia tăng mạnh.

Ba là, chi phí đẩy từ vài năm nay có xu hướng tăng chậm lại, có loại cịn giảm. Lãi suất vay ngân hàng giảm xuống và không còn là điểm nghẽn

lớn, mặc dù vẫn còn cần phải giảm tiếp. Giá nhập khẩu tính bằng USD và VND đều giảm.

Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu tiêu thụ và tốc độ phát triển ngành xi măng Giai Đoạn 2011 - 2020 Đơn vị: triệu tấn Nhu cầu xi măng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2020 55,4-60,9 60,7-66,7 66,4-73,1 72,7-80,0 79,7-87,6 101,7-111,8

(Nguồn: Bộ Công thương - TCT xi măng – VCSC)

Tốc độ phát triển của ngành XM chịu ảnh hưởng trực tiếp của tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Khi nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh sẽ kéo theo sự đẩy mạnh mở rộng đầu tư xây dựng, và ngược lại. Việt Nam là nước đang trong giai đoạn phát triển, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện hàng năm, điều đó kéo theo đời sống vật chất tinh thần của đại bộ phận dân chúng tăng cao.

Bảng 2.2: Mức lương tối thiểu vùng hiện nay Vùng Mức lương tối thiểu vùng

áp dụng từ ngày 1/1/2014 Vùng

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1/1/2014

I 2.700.000 đồng/tháng III 2.100.000 đồng/tháng II 2.400.000 đồng/tháng IV 1.900.000 đồng/tháng

(Nguồn: Thông tư số 33/2013/TT-BLĐTBXH) Trong thời gian tới, nhu cầu đầu tư, xây dựng vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, kéo theo nhu cầu về XM cũng tăng theo. Ngành XM sẽ là ngành có nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Hình 2.4: Sản xuất và tiêu thụ xi măng qua các năm (triệu tấn/năm)

Hiện nay có 46 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh trong ngành XM, Năm 2013, tổng công suất các nhà máy XM đang hoạt động đạt trên 70 triệu tấn, tổng sản lượng XM tiêu thụ được khoảng 61 triệu tấn, đạt 107,5% so với kế hoạch năm, tăng 13,9% so với năm 2012; trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 47 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 14 triệu tấn. Nhưng lượng hàng rơi vào tình trạng tồn kho vẫn khá cao.

2.2.1.1.3 Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế:

Giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2013 (theo giá hiện hành) đạt 770,41 nghìn tỷ đồng (tăng 7% so với năm 2012), chiếm tỷ trọng 5,94% GDP cả nước. Việc tăng trưởng của ngành lại là một nhân tố quan trọng hỗ trợ cho các ngành khác, đặc biệt là ngành XM. Do đó, nhu cầu tiêu thụ XM có mối quan hệ chặt chẽ với những biến động của ngành công nghiệp Xây dựng.

Về cơ cấu tiêu thụ sản phẩm theo vùng miền: Thị trường miền Bắc tỷ trọng 41 – 46%, miền Nam 31 -33 %, miền Trung thấp nhất 21 – 25%.

Bên cạnh đó, do tính chất ngành xây dựng có tính mùa vụ nên tiêu thụ XM trong quý 2 và quý 4 là cao nhất (sau tết và mùa khô ở miền Nam). Vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến lượng hàng tồn kho và doanh thu của công ty XM. Ngành XM trong những năm gần đây đang trong giai đoạn rất khó khăn, cung vượt cầu vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành khá khốc liệt trong khi thị trường bất động sản lại đóng băng, nhiều dự án phải dừng hoạt giãn tiếp độ nên nhu cầu tiêu thụ XM càng sụt giảm. Các nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, giá nguyên liệu đầu vào lại cao, chi phí lãi vay lớn do đầu tư xây dựng nhà máy XM khá tốn kém, nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản như XM Đồng Bành, XM Hạ Long, XM Quang Sơn…

Tuy nhiên đầu năm 2014 thị trường bất động sản có khởi sắc giúp các doanh nghiệp XM trong nước bắt đầu hồi sức, giảm thiểu được hàng tồn kho và gia tăng sản xuất.

Về phía Cơng ty, trong năm 2010, 2011 ảnh hưởng nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Cơng ty khơng được ổn định. Cụ thể đó là giá các loại vật tư đầu vào, chi phí vận tải, chi phí lãi vay tăng cao dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất và tăng giá thành sản phẩm. Đồng thời việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ như siết chặt tín dụng, giảm, hỗn các dự án cơng trình lớn cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Cơng ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất XM các loại, hoạt động của Công ty nằm trong cơ cấu chung của nền kinh tế của Tỉnh nên cũng phụ thuộc vào chu kỳ biến động của nền kinh tế. Nhưng trong năm 2011, 2012, 2013 nhờ chủ trương của Tỉnh thực hiện Đề án bê tơng hóa đường giao thơng nơng thơn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ lớn, ổn định, tuy nhiên lượng khách hàng ngoài bị giảm đi đáng kể.

2.2.1.1.4 Rủi ro về tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán

Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và các ngoại tệ mạnh như đồng Đô la Mỹ và đồng Euro biến động theo chiều hướng đồng nội tệ ngày càng mất giá. Thực tế, lạm phát tại Việt Nam đã giảm đáng kể và thấp nhất 10 năm qua 6,04%. Khủng hoảng tài chính khiến thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam mỗi năm có thể lên tới từ 1,5 - 2 tỷ USD. Với tình hình trên, các doanh nghiệp nước ta phải chấp nhận đối mặt với những rủi ro từ nợ nước ngồi, khó khăn về sự biến đổi, chêch lệch về tỷ giá. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất XM, đa số các công ty thường xuyên nhập khẩu một lượng thạch cao, NVL phụ nhất định từ các nước trong khu vực, vậy nên sự giảm giá của đồng nội tệ cũng như sự biến động của cán cân thanh tốn có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngành.

2.2.1.1.5 Biến động lãi suất ngân hàng:

Trong giai đoạn tới, để đón đầu xu hướng gia tăng về nhu cầu sử dụng XM, các công ty trong ngành sẽ tập trung đầu tư phát triển công nghệ sản xuất, nhanh chóng mở rộng quy mơ. Muốn vây, các cơng ty sẽ cần một lượng vốn lớn nhằm phục vụ cho hoạt động đầu tư, bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, công ty phải huy động thêm vốn bằng cách vay ngân hàng và các nguồn vốn

tín dụng khác. Do đó, Cơng ty sẽ ln phải chịu một áp lực về thanh toán lãi vay cũng như vốn gốc. Hiện nay, lãi suất huy động của các ngân hàng ở mức 8%/năm xu hướng có chiều hướng gia tăng.

2.2.1.2 Mơi trường chính trị - pháp luật:

Năm 2005, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư ra đời thống nhất các luật về doanh nghiệp và kinh doanh trước đó, cùng với sự ra đời của Luật Cạnh tranh 2004, Luật sở hữu trí tuệ 2012 (sửa đổi và bổ sung) và một loạt chính sách thay đổi hành chính mà nổi bật nhất là cơ chế một cửa đã tạo nên một môi trường kinh doanh công bằng, cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp, các thủ tục hành chính lược giản đi, thơng thống và tiết kiệm chi phí tiền bạc cũng như thời gian.

Với các chính sách phát triển kinh tế tư nhân, cùng với sự mở cửa nền kinh tế, mỗi năm có hàng chục nghìn doanh nghiệp thành lập. Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đóng góp quan trọng vào sự tăng tưởng cũng như sự vận động của nền kinh tế. Nhiều Tổng cơng ty, tập đồn tư nhân lớn mạnh xuất hiện đã giúp giảm gánh nặng về phát triển kinh tế cho khối doanh nghiệp Nhà nước, nhưng điều đó cũng đặt ra sự thay đổi để phù hợp với kinh tế thị trường của các khối doanh nghiệp Nhà nước, vốn kém năng động hơn khối tư nhân (bởi phần nào đó vẫn cịn tàn dư tư tưởng bao cấp trong giới lãnh đạo).

2.2.1.3. Yếu tố nhân khẩu học:

+ Quy mô: Năm 2013: trên 90 triệu dân.

+ Cơ cấu: Đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng (số người trong độ tuổi lao động gấp đôi số người phụ thuộc) và đang bắt đầu già hóa dân số.

+ Mật độ: 267 người/km2

+ Trình độ dân số: hạng trung bình (chỉ số HDI năm 2012 là 0.617)

Với quy mô dân số lớn, cơ cấu trẻ, nhu cầu về bất động sản trong tương lai rất lớn, kéo theo đó áp lực cho ngành năng lượng, xây dựng, giao thông … Như vậy, Công ty kinh doanh vật liệu xây dựng như xi măng Tuyên Quang sẽ có nhiều cơ hội phát triển.

Dân số Việt Nam đông, lực lượng lao động đồi dào nhưng số lao động có tay nghề và trình độ chun mơn cịn thấp, chưa đáp ứng được u cầu của các doanh nghiệp. Sự mất cân đối giữa nhu cầu về lao động trình độ chun

mơn cao và số lượng đáp ứng được nhu cầu này còn rất thấp, khiến cho nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng phát triển.

2.2.1.4. Mơi trường văn hóa - xã hội:

Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí hóa tăng cao, nền kinh tế đất nước hội nhập nhiều hơn với nền kinh tế thế giới. Tồn cảnh có khả năng mở rộng phát triển thị trường.

Nước ta luôn đặt vấn đề giáo dục lên hàng đầu, mặc dù đất nước còn nghèo, nhưng Chính phủ ln cố gắng đầu tư cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện cho trẻ em vùng sâu vùng xa được đến trường.

Q trình đơ thị hóa nơng thơn ngày càng được các cấp bậc nhà nước triển khai nhiều hơn, từ đó dẫn đến các cơng trình, kiến trúc thuộc về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nông thôn sẽ được mở rộng phát triển nhiều ở nơi này, làm tăng nhu cầu sử dụng xi măng cho xây dựng.

2.2.1.5. Môi trường công nghệ:

Bước vào thế kỷ XXI, có thể nói cơng nghệ sản xuất XM thế giới đạt đến đỉnh cao, nhiều phát minh mới được ứng dụng, nhiều thiết bị, kỹ thuật mới được hiện đại hóa. Đến nay, đã có nhiều cơng nghệ, kỹ thuật mới, thiết bị hiện đại đã đi vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao. Có thể thấy hiệu quả do áp dụng công nghệ mới, thiết bị hiện đại thể hiện trên từng công đoạn của dây chuyền sản xuất:

- Khâu chế biến nguyên liệu và đồng nhất phối liệu: sử dụng kho tròn thay thế kho dài, sử dụng thiết bị nghiền đứng con lăn thế hệ mới để nghiền nguyên liệu và nghiền than.

- Công đoạn nung hai bệ đỡ thay thế lò ba bệ đã giúp giảm tiêu hao vật liệu chịu lửa, trọng lượng thiết bị và chi phí xây lắp, bảo dưỡng, sử dụng tháp trao đổi nhiệt 5 tầng, hệ thống Calcinner hiệu suất cao.

- Công đoạn làm nguội clinker: sử dụng thiết bị clinker với máy cán thế hệ mới.

- Công nghệ nghiền XM: sử dụng máy nghiền con lăn 2+2, 3+3, máy nghiền Horomill để nghiền XM cho phép giảm tới 20 - 30% tiêu hao năng lượng so với máy nghiền bi (máy nghiền Horomill tiêu hao 24kWh/tấn XM, máy nghiền con lăn tiêu hao 20kWh/tấn XM) và cải thiện độ mịn XM đạt tới 3600cm2/g.

- Cơng đoạn đóng bao: sử dụng silo chứa XM hai nịng với máy đóng bao hồn tồn tự động năng suất cao, đảm bảo độ chính xác trọng lượng bao XM nhỏ hơn 0.25kg/bao, sử dụng thiết bị xuất XM bao, xuất clinker năng suất cao với thiết bị kiểm tra chính xác.

Những lợi ích đang kể do ứng dụng cơng nghệ, kỹ thuật mới, thiết bị hiện đại bao gồm:

- Tiêu hao điện năng giảm chỉ còn 85 - 90kWh/tấn XM.

- Chất lượng XM được cải thiện rõ rệt, hàm lượng vôi tự do trong clinker nhỏ hơn1%, clinker đạt mác PC50, có nơi có lúc đạt gần PC60.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w