Môi trường ngành:

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp (Trang 56 - 62)

THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG

2.2.2. Môi trường ngành:

Ngành XM hiện nay đang phát triển mất cân đối giữa các vùng miền, dư cung miền Bắc, cầu cao ở miền Nam. Sản xuất XM tập trung ở một số Tỉnh vùng Đơng bắc bộ (Tun Quang, Ninh Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Thanh Hóa). Mấy năm gần đây, cung đã vượt quá cầu, tuy nhiên miền Nam vẫn phải nhập khẩu XM từ Thái Lan, Campuchia, vì giá rẻ hơn so với vận chuyển từ Bắc vào.

Hình 2.5: Tăng trưởng hàng năm ngành xi măng

(Nguồn: Tổng cục thống kê) 2.2.2.1. Sức ép từ phía khách hàng.

Khách hàng vừa là cơ hội vừa là nguy cơ đối với cơng ty. Sức ép từ phía khách hàng mạnh hay yếu phụ thuộc vào các yếu tố:

- Mức độ tập trung của khách hàng: XM thường được sử dụng trong xây dựng nhiều ở các trung tâm có dân cư đơng, thu nhập của dân cư cao. Tuy nhiên khách hàng có xu hướng chọn những cơng ty kinh doanh sản phẩm có chất lượng cao hoặc có khuyến mại, có dịch vụ hồn hảo. Do vậy, khách hàng sẽ tạo ra sức ép lớn đối với CTCPXM Tuyên Quang nhất là khi có sự thâm nhập của XM VINACOMIN.

- Tỷ trọng mua sắm của khách hàng: Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày càng cao, địi hỏi mỗi cơng ty kinh doanh cần phải nắm bắt được

thị hiếu, khả năng mua sắm của khách hàng để cung ứng kịp thời và đầy đủ. - Mức độ trung thành của khách hàng: Thói quen tiêu dùng của người

dân vừa là một lợi thế đồng thời cũng là một khó khăn đối với cơng ty hiện nay. Người dân thường tiêu dùng những sản phẩm đã được sử dụng rộng rãi trên thị trường hoặc những sản phẩm họ đã sử dụng trước đó. Để giữ được những khách hàng truyền thống của mình, các cơng ty kinh doanh XM cần phải thực hiện một số chính sách hậu mãi hoặc khuyến mại cho những khách hàng thu mua số lượng lớn. Còn đối với khách hàng đang nhắm tới thì cơng tác quảng cáo và khuyến mãi vẫn là chính sách được đề cao.

2.2.2.2. Sức ép từ phía nhà cung ứng:

NVL đầu vào chính để sản xuất XM là clinker, thạch cao, đá Pouzoland. Ngồi ra, cịn có các ngun liệu khác như vỏ bao KPK, PK, PP, dầu DO, nhớt, mỡ bò, thiết bị phụ tùng máy nghiền XM, phụ tùng thay thế máy nghiền XM, cát đá các loại và băng tải các loại… để phục vụ cho các loại dịch vụ mà Công ty đang thực hiện theo giấy phép kinh doanh. Quan trọng nhất là than, điện… Trong cơ cấu giá vốn hàng bán chi phí NVL chiếm tỷ trọng chủ yếu và là nhân tố quan trọng quyết định lợi nhuận của công ty. Những biến động về giá NVL sẽ tác động đáng kể đến giá thành và kết quả kinh doanh của công ty.

- Clinker là NVL chính sản xuất XM chiếm đến 80% chi phí NVL. (Clinker là sản phẩm nung thiêu kết ở 1,450 độ C của đá vôi - đất sét và một số phụ gia điều chỉnh hệ số như quặng sắt, boxit, cát…). Các doanh nghiệp XM miền Bắc hầu như tự chủ được nguồn NVL này vì các mỏ đá vôi nguyên liệu để sản xuất clinker tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Các doanh nghiệp XM ở miền Trung và miền Nam như Holcim, Hà Tiên 1 phải vận chuyển từ ngoài Bắc vào hoặc nhập khẩu từ Đài Loan, hay Hàn Quốc nên chi phí sẽ cao hơn. - Điện chiếm 15% -17% giá thành sản xuất ngành XM. Ngành XM gặp khó

khăn trong thời gian tới, vì giá điện bán cho ngành XM tăng 2%-16% bắt đầu từ 1/7/2013. Cụ thể, giá điện vào giờ bình thường và thấp điểm sẽ thấp hơn giá điện bình quân nhưng giờ cao điểm được tính bằng 160%-187% giá điện bình qn, tùy theo cấp điện áp. Sẽ làm cho chi phí của các doanh nghiệp XM tăng lên đáng kể, tuy nhiên, giá bán XM khơng thể nâng được vì nâng lên

phải căn cứ vào thu nhập bình qn của người dân.

Ngồi yếu tố tăng giá điện thì cơng ty chủ động tốt trong mối quan hệ với nhà cung cấp cho phép công ty chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất XM. Đây là thế mạnh của XM Tuyên Quang.

2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

VICEM và các doanh nghiệp liên doanh:

Hiện nay, VICEM và các doanh nghiệp liên doanh chiếm thị phần chủ đạo. 12 nhà máy XM lớn nhất hiện chiếm hơn 60% năng lực sản xuất XM của cả nước, trong đó chỉ có 3 nhà máy đặt tại phía Nam. Vai trị chi phối thị trường tập trung chủ yếu ở VICEM.

Hình 2.6: Thị phần xi măng trong nước 2013

Hiện nay trên thị trường XM Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc VICEM (XM Hồng Thạch, Hải Phịng, Tam Điệp, Bỉm sơn, Bút Sơn, Hà Tiên, Hoàng Mai, Hải Vân, Đà Nẵng…) và các doanh nghiệp liên doanh liên kết chiếm hơn 2/3 thị phần. Tính đến quý 1/2013, VICEM chiếm 36% thị phần cả nước; các doanh nghiệp XM liên doanh chiếm 31% và các doanh nghiệp XM khác chiếm 33%.

XM Hà Tiên phân phối từ Quảng Ngãi đến Cà Mau và chiếm thị phần cao nhất (26.6%) miền Nam, tiếp đến là Holcim, Nghi Sơn, Fico lần lượt 23.8%, 21.4%, 22.4%. So với thị phần cả nước Hà Tiên1 chiếm 8.2%.

XM Bỉm Sơn tập trung phân phối tại các Tỉnh miền Bắc. chiếm lĩnh hơn 50% thị phần tại Tỉnh Thanh Hóa và chiếm 4.7% thị phần cả nước.

Mạng lưới phân phối của XM Bút Sơn tập trung chủ yếu ở Hà Nội và các Tỉnh phía Bắc chiếm 5.6% thị phần XM cả nước.

CTCPXM và Xây dựng Quảng Ninh nắm giữ 60% thị trường XM tại Quảng Ninh, chiếm 1.8% thị phần XM cả nước.

XM Hồng Mai có mạng lưới phân phối lớn, hơn 30 NPP chính và hàng ngàn Đại lý trên toàn quốc, chiếm 2.6% thị phần XM cả nước.

Tổng công suất thiết kế của các nhà máy XM Việt Nam là 68.5 triệu tấn. Trong đó 11 cơng ty XM lớn chiếm hơn 50%.

Bảng 2.3: Một số nhà máy xi măng cơng suất lớn tại Việt Nam

(Nguồn: VICEM)

Các đối thủ khác (các công ty XM trong Tỉnh và các Tỉnh lân cận):

- Trong Tỉnh, ngồi CTCPXM Tun Quang, Tỉnh cịn một nhà máy XM lị quay có cơng suất 1 triệu tấn/năm nằm ngay cạnh thuộc là công ty XM n Quang thuộc VINACOMIN. Ngồi ra, Tỉnh cịn có các nhà máy XM nhỏ rải

STT Nhà máy xi măng Địa điểm Cơng suất hiện tại (nghìn tấn)

1 Hồng Thạch Hải Dương 4000

2 Nghi Sơn Thanh Hóa 4300

3 Bỉm Sơn Thanh Hóa 4000

4 Chinfon Hải Phịng 4500

5 Bút Sơn Hà Nam 3000

6 Hoàng Mai Nghệ An 1400

7 Tam Điệp Ninh Bình 1400

8 Hải Phịng Hải Phịng 1400

9 Phúc Sơn Hải Dương 4000

10 Holcim Kiên Giang 3600

11 Hà Tiên 1 TP HCM 7300

rác ở một số huyện có đá vơi.

- XM VINACONEX - Yên Bình đặt tại Tỉnh Yên Bái và các nhà máy XM tại các Tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên,… cũng là thách thức lớn đối với sản phẩm của XM Tuyên Quang.

2.2.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Để có thể phân tích tính cạnh tranh cũng như khả năng xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn của công ty trong thời gian tới ta cần nhận định về mối quan hệ giữa rào cản xâm nhập và rào cản rút lui của ngành nhằm giúp cho Cơng ty CP XM Tun Quang có được sự cảnh giác và đề phịng về khả năng xuất hiện đó của đối thủ. Rào cản đó được thể hiện cụ thể như sau:

Hình 2.7: Các rào cản và lợi nhuận

(Nguồn: Michael E.Porter, giáo trình Quản trị chiến lược)

Đặc điểm về rào cản và lợi nhuận của ngành như trên (ngành đang ở vị

trí số 4) có thể được lý giải như sau: Ngành có chi phí đầu tư ban đầu rất cao

và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của ngành cũng rất lớn; thị trường của ngành đang tăng trưởng tốt cùng với nhịp độ tăng về nhu cầu nhà ở của người dân, nhu cầu về xây dựng các cơng trình, cơ sở hạ của đất nước nói chung và vùng ĐB SCL nói riêng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ đối mặt với rủi ro cao do khó rút khỏi ngành vì chi phí đầu tư ban đầu q lớn.

Một số rào cản xâm nhập ngành:

Vị trí địa lí là một rào cản lớn hạn chế gia nhập ngành: doanh nghiệp sản xuất XM chịu tác động nhiều từ nguồn NVL sẵn có trong tự nhiên cũng như mức độ dồi dào của nguồn NVL này, ngoài ra chịu sự tác động của giá

Cao Th pấRÀO C N RÚT LUI RÀO C N XÂM NHẬ P Th pấ

Cao Lợi nhuận cao,

mạo hiểm

1

2

3

nguyên liệu mua ngoài phục vụ cho q trình sản xuất. Do vậy để một doanh nghiệp có thể gia nhập ngành thì lợi thế về vị trí địa lí là rất quan trọng. Các doanh nghiệp khơng có được lợi thế gần các mỏ khai thác nguyên liệu vẫn có thể gia nhập ngành nhưng khi đó sẽ phát sinh các chi phí liên quan mà đặc biệt là chi phí vận tải ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp mới sẽ không thể gia nhập ngành trước rào cản ngừng thành lập các nhà máy XM: hiện nay trước nguy cơ dư thừa nguồn cung ngay từ năm 2010 (khoảng 7 triệu tấn) cùng với nhiều dự án sắp đi vào hoạt động, thủ tướng chính phủ đã có quyết định ngừng phê duyệt tiếp các dự án đầu tư XM từ nay đến năm 2020 để phát huy hết công suất thiết kế của các dự án XM đang hoạt động và đang đầu tư xây dựng, đảm bảo ngành XM phát triển bền vững, ổn định và hiệu quả. Như vậy đây là rào cản lớn cho các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành trong giai đoạn 2010 – 2020.

Với các rào cản trên, hành động xâm nhập của các đối thủ mới có thể bị ngăn chặn. Trong tương lai, ngành sẽ ít gặp phải các đối thủ cạnh tranh mới.

Rào cản rút lui:

Chi phí đầu tư cho một dự án nhà máy XM là rất lớn, sẽ rất khó cho một doanh nghiệp muốn rút lui khỏi ngành.

Tuy Nhiên, hiện Việt Nam đã gia nhập các tổ chức thương mại thế giới, khu vực, thuế nhập khẩu XM sẽ giảm chỉ cịn 0%-5%, khi đó các doanh nghiệp XM sẽ phải đối mặt trực tiếp với XM nhập khẩu từ các quốc gia khác và sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá của XM nhập khẩu.

2.2.2.5. Sản phẩm thay thế:

XM là nguyên liệu chủ yếu trong q trình xây dựng và khó có thể tìm được ngun liệu thay thế hồn hảo. Mặc dù hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều các loại tấm tôn, tấm thép dựng tường, gỗ, tre… thay cho tường xây bằng gạch và XM tuy nhiên chỉ mang tính ngắn hạn và độ bền kém hơn rất nhiều. Vậy XM là ngun liệu có tính thay thế chưa cao, tuy nhiên vẫn bị thu hẹp một lượng khách hang nhất định.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w