Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 641 (Trang 62 - 65)

Biểu đồ 2.6 : Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh

2.3.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những mặt thành công, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của VPBank vẫn có những hạn chế sau:

- Quy trình nghiệp vụ mà VPBank đưa ra khá chặt chẽ tuy nhiên trong thực

tế áp dụng hiệu quả vẫn chưa thực sự tối ưu. Do một số chi nhánh của VPBank hoạt động vẫn cịn mang nhiều tính hình thức, chưa thực sự linh động. Mặt khác, một số nhân viên thực hiện cơng việc của mình cịn chưa có trách nhiệm, tinh thần cao.

- Chất lượng thẩm định khách hàng của ngân hàng chưa cao.

Có thể nói thẩm định là khâu quan trọng nhất trong quy trình tín dụng. Nếu như tại khâu này cán bộ tín dụng làm việc khơng chính xác, dẫn đến những sai sót vể chất lượng của khách hàng, giá trị của tài sản bảo đảm.. .thì ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thẩm định tín dụng. Trên thực tế việc thẩm đinh tín dụng trước khi cho vay của VPBank cịn dựa nhiều vào các báo cáo tài chính, các phương án kinh doanh do khách hàng vẽ ra .khơng chính xác khiến khoản vay có độ rủi ro cao. Đó là ngun nhân vì sao có những dự án lúc đầu đưa ra để vay vốn thì rất tốt nhưng khi đi vào hoạt động thì dẫn đến thua lỗ. Chính vì vậy cần phải đánh giá năng lực tài chính và phẩm chất đạo đức của khách hàng qua hiểu biết thực sự về khách hàng. Điều này vẫn chưa được coi trọng đúng mức ở VPBank nên việc hạn chế rủi ro tín dụng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ngồi ra việc thẩm định trước khi cho vay của ngân hàng vẫn còn phụ thuộc lớn vào vấn đề tài sản thế chấp. Cịn theo quy tắc về đảm bảo an tồn tín dụng thì các yếu tố quan trọng là: hiệu quả thẩm định của phương án xin vay, năng lực tài chính của khách hàng rổi mới tới giá trị của tài sản bảo đảm. Việc chỉ dựa vào tài sản bảo đảm làm gia tăng khả năng khách hàng có ý định lừa đảo của khách hàng

đối với ngân hàng. Nhiều khi việc khách hàng có tài sản bảo đảm lớn được ngân hàng đánh đồng với việc có năng lực tài chính tốt, đó chỉ là cái nhìn phiến diện của cán bộ tín dụng và nó ảnh hưởng tới việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng sau này khơng được chính xác. Trên thực tế có những tài sản đã được thế chấp tại ngân hàng này lại được đem thế chấp tại ngân hàng khác, khi phát hiện ra thì dù giải quyết cách này hay cách khác thì thiệt hại vẫn thuộc về ngân hàng. Đây khơng chỉ là khe hở trong quy trình thẩm định của riêng VPBank mà cịn của các NHTM Việt Nam nói chung.

- Hệ thống thơng tin của VPBank còn chưa đáp ứng kịp thời với nhịp độ của công việc. Vấn đề thông tin bất cập ảnh hưởng đến cả hai phía: khách hàng và ngân

hàng. Tuy nhiên, ngân hàng là phía phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn khi nguồn vốn vượt khỏi tầm kiểm soát.

Thơng tin trong phân tích tín dụng chủ yếu lấy từ CIC, từ báo cáo tài chính của khách hàng, các nguồn thơng tin khơng chính thức và Intrenet. Các nguồn thơng tin trên khơng được đảm bảo chính xác và chưa có cơ sở tin cậy. Trên thực tế, các thông tin về khách hàng như năng lực quản trị, điều hành của chủ doanh nghiệp không được đánh giá đúng thực chất, thơng tin về năng lực tài chính của doanh nghiệp chưa có cơ sở tin cậy, các thông tin hỗ trợ trong việc thẩm định dự án, cơng nghệ máy móc thiết bị, tài sản đảm bảo cũng rất khó khăn để tìm kiếm. Chất lượng thơng tin kém đã gây khơng ít khó khăn trong cơng tác thẩm định khách hàng và dự án của họ, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tín dụng thể hiện ở các mặt sau:

+ Trong vấn đề kiểm tốn báo cáo tài chính thì số liệu kiểm tốn cịn nhiều mâu thuẫn, độ tin cậy của báo cáo tài chính do khách hàng lập là khơng cao nên việc sử dụng báo cáo tài chính để chấm điểm xếp loại khách hàng hỗ trợ trong việc ra quyết định tín dụng, giám sát khách hàng là khơng chính xác, dẫn đến những chọn lựa ngược gây ra rủi ro cho ngân hàng. Về phía VPBank, nếu nhất thiết yêu cầu khách hàng phải thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính thì mới cho vay thì ngân hàng sẽ bị mất khách hàng.

+ Trong quy định xếp loại khách hàng vay vốn của NHNN cũng như theo quy trình tín dụng của VPBank thì cán bộ tín dụng phải đánh giá được năng lực

quản trị của giám đốc doanh nghiệp nhưng thực tế thông tin từ CIC chủ yếu là liệt kê bằng cấp của nhà quản trị mà chưa có sự phân tích đánh giá cụ thể. Với nguồn thông tin đầu vào như vậy, rõ ràng thông tin về năng lực quản trị của khách hàng là không đầy đủ và thiếu chất lượng, không đánh giá đúng thực chất năng lực quản trị điều hành của khách hàng, thực tế cho thấy năng lực này không chỉ thể hiện ở bằng cấp mà còn ở nhiều yếu tố khác.

+ Ngoài ra, VPBank cũng chưa chú trọng xây dựng cho mình một hệ thống thu thập thơng tin nhất là trong môi trường thông tin vừa thiếu, vừa yếu như hiện nay. Chính vì thế, trong việc thẩm định, đánh giá dự án vay trên nhiều phương diện như thị trường, kỹ thuật, cơng nghệ, tài chính, xã hội, cán bộ chưa thực hiện một cách đầy đủ, chỉ trình bày sơ lược về tính khả thi của dự án, thậm chí những thông tin được sử dụng khi đánh giá đã lạc hậu và sai lệch, khơng có giá trị trong cơng tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Những hạn chế trên hầu như xuất phát từ bên trong của VPBank. Để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả hơn nữa VPBank cần xem xét lại toàn bộ hệ thống của mình, từ đó có được những biện pháp thích hợp nhất, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 641 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w