(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank)
Từ biểu đồ cho thấy, mặc dù nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng trong giai đoạn 2012 - 2014 vẫn gặp phải các vấn đề khó khăn, nhưng VPBank vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng vượt bậc về quy mô tài sản. Nếu như năm 2012 tổng tài sản mới chỉ có 102.637 tỷ đồng thì năm 2013 tổng tài sản là 121.264 tỷ đồng, tăng 18.591 tỷ đồng (tương đương 18%) so với năm 2012. Tiếp tục đà tăng
trưởng mạnh mẽ, tổng tài sản đã đạt 163.241 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2014, tăng 41.977 tỷ đồng (tương đương tăng 34,6%) so với cùng kỳ năm 2013 và vượt 5% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Điều này thể hiện được sự mở rộng quy mơ và tình hình phát triển khơng ngừng của VPBank qua các năm.
2.2.1.2. Tình hình huy động vốn
năm.
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn qua các
160,00 0 140,00 0 120,00 0 100,00 0 80,000 60,000 40,000 20,000 0
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn của VPBank)
Tăng trưởng mạnh mẽ về huy động vốn là một trong những chiến lược của VPBank nhăm nâng cao khả năng thanh khoản và an toàn hoạt động ngân hàng , tạo tiền đề bứt phá cho những năm tiếp theo. Chính vì thế, cùng với sự tăng quy mơ tổng tài sản, nguồn vốn huy động của VPBank cũng tăng theo. Cụ thể là, tại thời điểm cuối năm 2013 tổng nguồn vốn huy động (tiền gửi của khách hàng, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác và phát hành giấy tờ có giá) là 104.578 tỷ đồng,tăng 14.642 tỷ đồng, tương ứng 16% so với cuối năm 2012 và đến cuối năm 2014 đạt 146.991 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ 2013, trong đó ghi nhận sự đóng góp chủ yếu từ tăng trưởng ở tiền gửi của khách hàng. Đây là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng với sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 83.844 tỷ đồng năm 2013, tăng 24.330 tỷ đồng (tương đương 41%) so với năm 2012, vượt 3% kế hoạch do Đại hội Cổ đông đề ra. Đến cuối năm 2014, tiền gửi của khách hàng đã đạt 108.354 tỷ đồng, tăng ròng hơn 24.500 tỷ đồng (tương đương tăng 29%) so với 2013, cao hơn nhiều mức tăng trưởng bình qn của tồn ngành ngân hàng và thuộc nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng cao về huy động.VPBank luôn đặt trọng tâm mục tiêu huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Thu nhập hoạt động thuần 3.114 4.969 6.269
Chiphí hoạt động 1.875 2.704 3.883
Chi phí dự phịng rủi ro 413 1.026 979
Lợi nhuận trước thuế hợp
nhất 949 1.355 1.609
tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường 2 cũng như nâng cao dự trữ thanh khoản. Vì thế, sự tăng trưởng này chính là kết quả của định hướng chiến lược huy động vốn đúng đắn cùng với những nỗ lực không ngừng của VPBank trong việc nâng cao uy tín và nhận diện thương hiệu. Điều đó cũng chứng tỏ VPBank đang có sự phát triển lớn mạnh và ngày càng củng cố được niềm tin của khách hàng.
2.2.1.3. Hoạt động cho vay
Với bất kì một ngân hàng thương mại nào, hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay phải luôn được chú trọng phát triển đi đôi, nếu như hoạt động huy động vốn làm tăng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng trên thị trường và chứng tỏ uy tín của nó trên thị trường thì hoạt động cho vay là cơ sở lợi nhuận của ngân hàng và là điều kiện cho sự tồn tại của ngân hàng vì nếu ngân hàng khơng cho vay ra được có nghĩa là bị ứ đọng vốn trong khi vẫn phải trả lãi huy động. Quán triệt nguyên tắc này, VPBank đã luôn nỗ lực tiếp thị, quảng bá hình ảnh ngân hàng đến với khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ vậy, cho vay khách hàng năm 2013 đạt 52.474 tỷ đồng, tăng 15.571 tỷ đồng (tương đương 42%) so với cuối năm 2012, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc so với mức bình qn trước đó và tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng chung toàn ngành. Con số này tiếp tục tăng lên 78.379 tỷ đồng vào cuối năm 2014, vượt 8% kế hoạch ĐHCĐ đề ra.Có được điều này là nhờ VPBank áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng khách hàng trong thời kỳ kinh tế cịn khó khăn. VPBank cũng đã thực hiện đúng tiến độ các dự án chiến lược, đặc biệt là các dự án ở các khối kinh doanh trọng tâm thuộc 2 Khối Khách hàng Cá nhân, Khối Khách hàng Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ cùng với các dự án chiến lược khai thác triệt để cơ hội ở các khối kinh doanh khác.