RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2010 2020 292 (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG

2.3. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.3.1. Khái niệm

Theo quan điểm Việt Nam, quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: “Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Thơng tư 02/2013/TT-NHNN : “Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Theo quan điểm quốc tế: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất về thu nhập hoặc vốn của định chế tài chính do khách hàng khơng thực hiện đúng các cam kết trên hợp đồng tín dụng ngồi dự kiến.

Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

Trong quản trị tài chính, mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận được xác định là việc ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho khách hàng và kỳ vọng mang lại cho ngân hàng thương mại một khoản lợi nhuận; nhưng phần lợi nhuận nhận được có thể cao, bằng hoặc thấp hơn kỳ vọng. Điều này được giải thích bởi ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng tỷ lệ nợ xấu hoặc chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên dư nợ đại diện cho chất lượng tín dụng,

nói cách khác, rủi ro tín dụng của NHTM. Theo quan điểm thông thường, khi tỷ lệ nợ xấu hoặc tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng gia tăng cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM xấu đi và rủi ro tín dụng gia tăng và tác động xấu tới hiệu quả kinh doanh của NHTM, vì khi đó các NHTM phải thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng nhiều hơn, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận ròng của các NHTM. Như vậy, nếu quản trị tốt rủi ro tín dụng thì lợi nhuận NHTM sẽ như kỳ vọng và ngược lại, nếu NHTM có rủi ro tín dụng càng lớn thì lợi nhuận càng thấp.

2.3.2. Yeu tố tác động đến rủi ro tín dụng

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, theo bài nghiên cứu tại tạp chí quản lý và kinh tế quốc tế số 89 sử dụng chủ yếu là hồ sơ vay vốn của khách hàng, có các nội dung liên quan như phương án kinh doanh, tình hình tài chính và tài sản thế chấp. Bài nghiên cứu cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng là:

Năng lực tài chính của khách hàng: Là số vốn tự có tham gia, góp vào phương án kinh doanh đi vay được tính bằng tổng số vốn tự có tham gia, góp vốn trên tổng số vốn cần có. Khi khả năng tài chính của khách hàng cao thì mức độ rủi ro của các khoản vay càng thấp.

Tài sản đảm bảo: Là số tiền vay trên tổng số tài sản dùng để đảm bảo cho khoản vay. Khi tài sản đảm bảo cao nghĩa là khoản vay tăng cao so với tổng tài sản thì rủi ro tín dụng tăng.

Sử dụng vốn vay: Khi sử dụng vốn của khách hàng đúng vào mục đích thì hạn chế rủi ro càng thấp.

Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh: Là đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn cũng có xu hướng làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Kiểm tra, giám sát vốn vay: Tổng số lần kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu. Cán bộ tín dụng càng có nhiều kinh nghiệm và số lần kiểm tra, giám sát các khoản vay thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thấp.

2.3.3. Thực trạng rủi ro tín dụng các ngân hàng thương mại

Thời gian qua, ở Việt Nam hệ thống tổ chức tín dụng đã giữ được ổn định một bước căn bản, năng lực tài chính quản trị của các NHTM, nhất là quản trị rủi ro

đã có chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, từng bước đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế. Khuôn khổ pháp lý về chuẩn mực an toàn lành mạnh, an toàn của các TCTD được cải thiện, tiến gần hơn tới thông lệ, chuẩn mực ngân hàng quốc tế, tạo nền tảng cho các TCTD hoạt động an toàn hơn và thúc đẩy cơ cấu lại theo các mục tiêu, định hướng đã đề ra. Các NHTM Việt Nam từng bước triển khai, áp dụng chuẩn an tồn vốn Basel II theo đúng lộ trình. Tuy nhiên, quản trị rủi ro trên thị trường tài chính vẫn là vấn đề cần đặc biệt chú trọng của các NHTM Việt Nam, bởi hệ thống ngân hàng đang gánh số nợ xấu cao so với chuẩn quốc tế.. .Cho vay khách hàng của các ngân hàng thương mại từ năm 2018 tăng, cùng với sự tăng lên đó, nợ xấu của các ngân hàng cũng biến động theo chiều tương xứng.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2010 2020 292 (Trang 32 - 35)