MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2010 2020 292 (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HINH NGHIÊN CỨU

3.4.MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4.1. Mơ hình

Mơ hình đưa ra các yếu tố tác động đến biến phụ thuộc là lợi nhuận ngân hàng (ROAA, ROEA) bao gồm 7 biến, biến độc lập là rủi ro tín dụng (CRISK) và biến kiểm sốt là quy mơ ngân hàng (BSIZE), quy mơ cho vay (LOAN), quy mô vốn chủ sở hữu (EQUI TY), tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR), chỉ số tăng trưởng GDP (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF).

24

Quy mô vốn chủ sở hữu EQUITY

Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động LDR

Tăng trưởng GDP GDP

Nguồn: Tổng hợp

Mơ hình:

1. ROAAlt = β0 + β1 * CRISKlt + β1,1 * BSIZElt + β12 * LOANlt + β13 *

EQUITYlt + β1.4 * LDRit + β1.5 * GDPit + β1.6 * INFit + εit

2. ROEAlt = β 0 + β1 * CRISKlt + β 2 * BSIZElt + β 2.1 * LOANlt + β 2.2 *

EQUITYit + β 2.3 * LDRit + β 2.4 * GDPit + β 2.5 * INFit + εit

Trong đó: β0 : Hệ số chặn

β i : Các hệ số ước lượng

ε : Sai số ngẫu nhiên của mơ hình

i: Ngân hàng i t: Năm t

3.4.2. Tính tốn và đưa ra các biến trong mơ hình

Bài nghiên cứu đưa ra dữ liệu của 14 ngân hàng cổ phần thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong giai đoạn 2010-2020 và số

mẫu nghiên cứu là 91 mẫu. Bài nghiên cứu đưa ra 9 biến, trong đó có 2 biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAA) và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA), 1 biến độc lập là rủi ro tín dụng (CRISK) và 6 biến kiểm soát gồm quy mô ngân hàng (BSIZE), quy mô cho vay (LOAN), quy mô vốn chủ sở hữu (EQUITY), tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR), chỉ số tăng trưởng GDP (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF). Từ số liệu được thu thập và tính tốn, bài nghiên cứu đưa ra sự giải thích về từng biến.

Thứ nhất, biến rủi ro tín dụng (CRISK): Khi nợ nhóm 3- dưới tiêu chuẩn, 4- nợ nghi ngờ và 5- nợ có khả năng mất vốn gia tăng cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM xấu đi, tác động xấu tới hiệu quả kinh doanh của NHTM, vì khi các nhóm nợ tăng, việc thu hồi nợ của các NHTM khó khăn hơn, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận ròng của các NHTM. Như vậy, nếu quản trị tốt rủi ro tín dụng thì lợi nhuận NHTM sẽ được đảm bảo hơn và theo đó, nếu NHTM có rủi ro tín dụng tăng thì lợi nhuận càng thấp. CRISK được tính bằng tỷ lệ dư nợ xấu trên dư nợ cho vay, bài nghiên cứu định dạng số để giữa các biến trong mơ hình có định dạng đồng nhất và đưa ra được nhận định đúng nhất cho bài nghiên cứu.

Thứ hai, quy mô ngân hàng thương mại (BSIZE): Quy mô ngân hàng càng lớn thì chi phí trong dài hạn giảm và do đó góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên lý thuyết bất lợi kinh tế về quy mô (Diseconomies of scale theory) thì ngược lại với nội dung lợi thế về quy mô chỉ phát huy trong một giới hạn nhất định nào đó mà khi quá ngưỡng trong việc tăng quy mơ khơng cịn đem lại lợi thế nữa khi chi phí bình qn trong dài hạn có xu hướng gia tăng từ đó lợi nhuận sẽ giảm đi. Do đó, việc quy mơ ngân hàng có ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận sẽ còn dựa vào mức độ quy mơ của ngân hàng hiện tại có thực sự phù hợp không và phụ thuộc vào cơ sở là hai lý thuyết trên. Quy mô ngân hàng (BS ZE) được hiểu bằng tổng tài sản bình quân gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của ngân hàng nên bài nghiên cứu đã sử dụng logarit của BSIZE, viết tắt là ln (BSIZE) để giảm sự chênh lệch lớn giữa các số.

Thứ ba, quy mô cho vay (LOAN): Cho vay khách hàng là chỉ tiêu thuộc tài sản hình thành từ quyết định đầu tư của NHTM, là cơ sở mang lại lợi nhuận cho NHTM, vì vậy quy mơ cho vay càng lớn thì càng mang lại cơ hội cho NHTM, có

thể tạo ra được lợi nhuận càng lớn. Tuy vậy, theo lý thuyết rủi ro và lợi nhuận đã được đề cập ở trên nếu thị trường nhiều rủi ro kèm theo sự gia tăng rủi ro tín dụng nhưng khơng kiểm sốt được hoặc khả năng kiểm sốt kém cũng có thể làm cho sự gia tăng sự tác động của quy mô cho vay đến lợi nhuận của NHTM theo chiều hướng tiêu cực. Quy mơ cho vay (LOAN) được tính bằng dư nợ cho vay trên tổng tài sản bình quân, dữ liệu dư nợ cho vay được lấy từ chỉ tiêu cho vay khách hàng bên tài sản của bảng cân đối kế toán, tỷ số được để dưới dạng số để đồng bộ định dạng mơ hình.

Thứ tư, quy mơ vốn chủ sở hữu (EQUI TY): Quy mô vốn chủ sở hữu không trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận, nhưng vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM, qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Gia tăng vốn chủ sở hữu cũng giúp các ngân hàng đảm bảo được vấn đề tài chính, tăng sự tin tưởng cho người gửi tiền, từ đó gia tăng cơ hội cho NHTM để có thể huy động vốn với lãi suất thấp hơn, chi phí trả lãi sẽ ít hơn và do đó làm cho lợi nhuận tăng lên. Hay nhờ vốn chủ sở hữu lớn hơn nên các NHTM được cơ hội mở rộng hơn hoạt động đầu tư cũng như cấp tín dụng và qua đó lợi nhuận được gia tăng nhiều hơn. Quy mô vốn chủ sở hữu (EQU TY) liên quan đến tổng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản, hai biến qua mỗi năm biến động lớn, tỷ số được để dưới dạng số.

Thứ năm, tỷ lệ cho vay trên tổng VHĐ (LDR): Theo lý thuyết chức năng trung gian tài chính của NHTM, NHTM huy động vốn trong đó chủ yếu là huy động tiền gửi của khách hàng và sử dụng vốn huy động để cung ứng vốn cho cá nhân, doanh nghiệp cần vốn trong nền kinh tế nhằm hưởng chênh lệch lãi suất. Vì vậy tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động của khách hàng cho biết mức độ sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay nhằm tạo ra doanh thu cho ngân hàng. Việc quản lý tỷ lệ này mang tính chất quản lý nhà nước và được quy định bằng văn bản pháp luật nhằm đưa ra các quy định về việc tăng trưởng tín dụng, hạn chế tỷ lệ nợ xấu, đồng thời chú trọng vào những lĩnh vực theo khuyến nghị của Chính phủ. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR) được lấy từ cho vay khách hàng bên tài sản và tiền gửi của khách hàng bên nợ phải trả của bảng cân đối kế tốn tại báo cáo tài chính đã kiểm tốn.

BIẾN Giá trịtrung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROAA 0,01 09 67 0,00 0,0003 05 0,03 ROEA 0,13 61 39 0,07 0,0030 77 0,33 CRISK 0,01 73 27 0,01 0,0017 81 0,08 BSIZE 8,42 92 04 0,37 01 7,53 71 9,17 LOAN 0,61 24 05 0,09 0,3909 70 0,79 EQUITY 0,07 88 35 0,02 0,0411 60 0,16 LDR 0,91 06 93 0,14 0,6201 93 1,32 GDP 0,06 45 59 0,00 0,0525 08 0,07 INF 0,05 39 58 0,04 0,0600 70 0,18

Thứ sáu, chỉ số tăng trưởng GDP (GDP): Là mức tăng trưởng hàng năm của GDP được đưa ra nhằm thể hiện mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và lợi nhuận của ngân hàng. Việc tăng trưởng kinh tế có sự liên kết với các yếu tố như nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Yếu tố lợi nhuận của các ngân hàng thì đội ngũ nhân viên, chuyên viên, giám đốc cũng là một yếu tố quan trọng, chất lượng nguồn nhận lực như kiến thức, chuyên môn, tư duy ảnh hưởng lớn tới việc tạo ra lợi nhuận cho các ngân hàng. Những ngân hàng có tiềm năng trong nguồn nhân lực sẽ tạo được lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Máy móc thiết bị cũng phần nào giúp cho sự phát triển của các ngân hàng thương mại, sử dụng sự phát triển của công nghệ giúp việc hoạt động tạo năng suất cao hơn, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và công sức của đội ngũ nhân viên, tạo lợi nhuận cao hơn cho các ngân hàng.

Thứ bảy, chỉ số lạm phát (INF): Là sự gia tăng trong mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Lạm phát là sự tăng lên của giá cả trong một khoảng thời gian nhất định của nền kinh tế, lạm phát bằng sự biến động của một rổ hàng hoá với nhiều loại hàng cùng tỷ trọng khác nhau. Việc tăng lạm phát có ảnh hưởng đến lãi suất của hệ thống ngân hàng thương mại, khi tỷ lệ lạm phát tăng lên, thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng lên theo tỷ lệ lạm phát nhằm duy trì lãi suất thực ổn định và thực dương.

28

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2010 2020 292 (Trang 37 - 42)