Nguồn: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Trong bối cảnh kiểm soát dịch covid-19 cùng với việc xúc tiến sản xuất, cung ứng vaccine tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu sẽ kéo theo sức cầu tiêu dùng và tín dụng, dịch vụ tài chính tăng lên trong năm nay. Các chính sách được thay đổi linh hoạt nhằm thích ứng duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, góp phần hỗ trợ thị trường tiền tệ - ngân hàng. Tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro cao và cho vay ngoại tệ tiếp tục được kiểm sốt chặt chẽ. Theo đó, tăng trưởng tín dụng tồn ngành sẽ tích cực hơn và hoạt động tín dụng cũng là hoạt động tạo ra doanh thu lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng là vấn đề tạo ra ảnh hưởng về tài chính, giảm đi giá thị của ngân hàng khiến các ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn. Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính và chủ yếu hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, phần lớn doanh thu của ngân hàng là cho vay. Các ngân hàng nhận tiền gửi nhàn rỗi của khách hàng và cho vay lại với cá nhân và doanh nghiệp. Do đó, khi xảy ra rủi ro tín dụng thì khơng chỉ ảnh hưởng đến những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng mà còn tác động nhiều hơn tới vấn đề tài chính của ngân hàng cũng như khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đó. Khi ngân hàng phân tích được những yếu tố tác động đến lợi nhuận của mình sẽ có những biện pháp để hạn chế hoặc giảm đi những tác động sao cho phù hợp để lợi nhuận được tăng cao. Bên cạnh đó, khi phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng sẽ giúp cho các nhà đầu tư theo dõi và đánh giá được rõ hơn về các ngân hàng. Từ đó có thể đưa ra những quyết định chính xác hơn về nguồn đầu tư của mình và đưa ra những đầu tư an tồn cho mình.
Bài nghiên cứu sử dụng 91 mẫu dữ liệu được thu thập từ 14 ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong 11 năm, giai đoạn nghiên cứu 2010 - 2020. Kết quả nghiên cứu hồi quy cho thấy rằng:
Thứ nhất, quy mô ngân hàng (BSIZE) được chỉ ra là tác động cùng chiều với
lợi nhuận của các ngân hàng. Việc tổng tài sản của ngân hàng tăng lên tức quy mô ngân hàng tăng theo thì ngân hàng sẽ huy động vốn sẽ dễ hơn với mức lãi suất thấp hơn, chi phí phù hợp sẽ giúp cho lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Các ngân hàng thương mại có quy mơ lớn, nhiều chi nhánh hoạt động có lợi thế hơn khi huy động
vốn và tạo ra lãi cao hơn. Kết quả này củng cố thêm cho nghiên cứu của Maja, Iva and Josip (2015), Ben (2011), Rami và Mohammad (2017), Hồ Thị Lam và cộng sự (2017), Nguyễn Thị Liễu (2018), Nguyễn Anh Tuấn (2018) đều cho rằng quy mơ ngân hàng có mối quan hệ tương quan cùng chiều với lợi nhuận, khi ngân hàng có quy mơ lớn thì việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn với mức lãi suất thấp, chi phí đầu vào thấp, làm cho lợi nhuận tăng. Và ngược lại, bài nghiên cứu này đưa ra kết luận khác với các nghiên cứu của Kasman và cộng sự (2010), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016). Các nghiên cứu đó tìm ra mối tương quan ngược chiều và được giải thích bằng việc tăng lên của quy mơ, các ngân hàng lớn có lợi nhuận thấp.
Thứ hai, quy mơ cho vay (LOAN) được bài nghiên cứu kết luận rằng có sự
ảnh hưởng ngược chiều tới lợi nhuận ngân hàng. Khi quy mơ cho vay tăng thì lợi nhuận của ngân hàng giảm. Việc giảm lãi suất cho vay có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể khi ngân hàng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn trong thời kỳ covid-19 đồng thời cũng tạo điều kiện phục hồi nền kinh tế, tuy điều đó sẽ làm quy mơ cho vay tăng nhưng lãi suất ngân hàng đưa ra để hỗ trợ khách hàng là thấp, làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm đi. Như trong năm 2020, nhiều ngân hàng có những điều chỉnh giảm lãi suất vì sự ảnh hưởng của dịch bệnh, qua những lần giảm lãi đó, đã làm giảm lợi nhuận của ngân hàng trong năm. Kết quả của mơ hình hồi quy ủng hộ kết luận từ các nghiên cứu như nghiên cứu Kasman và cộng sự (2010), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016).
Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy biến quy mô vốn chủ sở hữu (EQUI TY)
tác động cùng chiều tới lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, tuy nhiên lại tác không động tới ROEA của ngân hàng. Điều này là chính xác, bởi khi tăng quy mơ vốn chủ hữu (tỷ số vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân) tức vốn chủ sở hữu tăng, vậy ngân hàng thay vì phải sử dụng vốn vay thì sẽ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của mình, điều này giúp ngân hàng giảm được phần chi phí lãi vay và làm cho lợi nhuận tăng hơn. Kết quả này góp phần vững chắc cho cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của quy mô vốn chủ sở hữu đến lợi nhuận các NHTM theo nghiên cứu của Rami và Mohammad (2017). Tuy nhiên lại ngược lại với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016) khi cho rằng quy mô vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều tới khả năng sinh lời của ngân hàng.
Thứ tư, biến tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR) tác động cùng chiều tới
lợi nhuận của ngân hàng. Điều này thể hiện ngân hàng sử dụng tốt nguồn tiền gửi của khách hàng để cho vay nhiều, cho thấy ngân hàng thương mại khai thác tiền gửi của khách hàng để mang lại lợi nhuận cho mình. Khi tỷ lệ cho vay trên vốn huy động tăng thì lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng, phần vốn huy động giảm sẽ làm giảm chi phí vay vốn của ngân hàng, và khi tỷ lệ cho vay tăng sẽ tăng phần lãi dư nợ cho vay khiến lợi nhuận tăng. Nếu ngân hàng tập trung tăng trưởng tín dụng phù hợp với từng thời điểm kinh tế thì phần thu từ hoạt động cho vay sẽ giảm bớt chi phí huy động vốn, ngân hàng sẽ tăng được lợi nhuận nếu sử dụng được tối ưu nguồn vốn huy động. Kết quả này đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm để khẳng định thêm cho nghiên cứu của Hồ Thị Lam và cộng sự (2017). Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động của 14 NHTM đang niêm yết trên TTCK Việt Nam là 1 phần tăng doanh thu, từ đó tăng lợi nhuận tương ứng cho các ngân hàng.
Thứ năm, kết quả nghiên cứu của mơ hình tác động ngẫu nhiên REM chỉ ra chỉ
số tăng trưởng GDP tác động tới lợi nhuận của các ngân hàng theo chiều hướng cùng chiều. Sự tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng một phần nào đó tác động khiến lợi nhuận của các ngân hàng tăng trưởng. Bởi khi đó, nhu cầu của các doanh nghiệp và người dân tăng cao, thúc đẩy sự luân chuyển vốn và các NHTM hoạt động tối đa các chức năng, nhiệm vụ, tạo ra được nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn hơn. Điều này trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Liễu (2018) nhưng mâu thuẫn với các kết quả của Nguyễn Anh Tuấn (2018).
Thứ sáu, chỉ số lạm phát INF tác động tới lợi nhuận của các ngân hàng theo
chiều hướng cùng chiều. Dưới sự tác động của dịch covid-19, các ngân hàng bị biến động mạnh vì vậy Chính phủ và ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ phối hợp với chính sách tài khố, chính sách kinh tế vĩ mơ nhằm kiểm sốt lạm phát và đưa ra các giải pháp kích thích nền kinh tế, hỗ trợ để phục hồi nền kinh tế. Kết quả khẳng định vững chắc hơn cho lý thuyết về ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam, cũng như ủng hộ kết quả này từ các nghiên cứu của Nguyễn Thị Liễu (2018), Nguyễn Anh
Tuấn (2018) cũng đưa ra lạm phát thể hiện tương quan cùng chiều với khả năng sinh lời.
Thứ bảy, mặc dù hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận lớn nhưng
cũng đem lại rủi ro tín dụng tiềm tàng, ảnh hưởng nhiều đến khách hàng cũng như vấn đề tài chính của mỗi ngân hàng đó. Tuy nhiên, kết quả bài nghiên cứu dựa trên mơ hình tác động ngẫu nhiên REM lại chỉ ra rằng biến rủi ro tín dụng (CRISK) khơng có sự tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng, cụ thể là ROAA và ROEA. Hay cịn có nghĩa rằng nếu ngân hàng cùng cấp khoản vay cho những khách hàng có mức rủi ro tín dụng cao hay những khoản vay có tỷ lệ nợ xấu cao, khả năng thu hồi vốn thấp thì khơng tác động đến mức lợi nhuận của ngân hàng thương mại.
Từ việc phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng, các nhà đầu tư và các nhà phân tích có thể dựa vào những kết luận trên để xem xét và đánh giá được lợi nhuận của mỗi ngân hàng biến động ra sao, và quan trọng nhất là những yếu tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận. Những kết luận trên có thể là những thơng tin tốt giúp các nhà đầu tư lựa chọn được hướng đầu tư của mình.
5.2. Khuyến nghị
Sau khi nghiên cứu và đưa ra các kết luận thì để có những quyết định phù hợp, bài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp đối với các ngân hàng và các nhà đầu tư.
• Đối với các ngân hàng
Các NHTM có thể sử dụng lợi thế kinh tế về quy mô trong việc gia tăng lợi nhuận,
mở rộng thị phần từ đó tiếp cận được nhiều đối tượng. Đồng thời, với quy mơ mở rộng, các NHTM có thể nâng cao hình ảnh uy tín từ đó có thể tiếp cận được nguồn vốn huy động với giá thấp. Nếu muốn tăng quy mơ, ngân hàng kiểm sốt chặt chẽ để tránh gây mất an toàn vốn, nợ xấu và việc làm phát; việc mở rộng quy mô cho vay cũng cần gắn liền với chất lượng tín dụng. Việc đánh giá danh mục tài sản được thực hiện định kỳ nhằm giúp NHTM phát hiện kịp thời những vấn đề phải được giải quyết, từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm tối đa hố lợi nhuận, đảm bảo an tồn hiệu quả hoạt động.
Quy mơ cho vay có sự tác động ngược chiều với lợi nhuận, vì vậy nên kiểm sốt tốt việc tăng quy mơ cho vay, việc mở rộng quy mô cho vay phải gắn liền với
việc kiểm soát chặt chẽ về chất lượng tín dụng như thẩm định, đánh giá năng lực khách hàng, phương án sản suất kinh doanh đảm bảo hiệu quả, khả thi, xây dựng một hệ thống xếp hạnh tín dụng đối với khách hàng đảm bảo đánh giá khách quan, toàn diện và thống nhất trong tồn ngân hàng, có chính sách mở rộng cho vay ở những lĩnh vực có tiềm năng trong tồn ngân hàng, có chính sách mở rộng cho vay ở những lĩnh vực có tiềm năng phát triển, đưa ra các sản phẩm cho vay mới phù hợp với phân khúc khách hàng và tình hình của nền kinh tế hiện tại để vừa đáp ứng nhu cầu cho vay vừa đảm bảo việc cho vay được quản lý trong tầm kiểm soát nhằm đánh giá, phát hiện kịp thời rủi ro.
Nghiên cứu đưa ra kết quả biến vốn chủ sở hữu có sự tác động cùng chiều tới lợi nhuận của ngân hàng, vốn chủ sở hữu ảnh hưởng phần lớn tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp ngân hàng tạo nguồn vốn đầu tư của ngân hàng tăng, theo đó số vịng quay vốn của ngân hàng nhanh hơn và tạo được nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu tăng một phần được góp từ nguồn lợi nhuận của ngân hàng và ngân hàng có thể lựa chọn sử dụng nguồn lợi nhuận để phát triển hơn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Các ngân hàng đưa ra những mục tiêu, đích đến rõ ràng để vạch các bước phát triển, mở rộng quy mơ cho mình. Từ đó nên tập trung phát triển, tăng tỷ lệ cho vay, sử dụng tối ưu lượng vốn huy động, nâng cao năng suất. Chính sách tiền tệ cần theo hướng chủ động, linh hoạt và thích ứng nhanh trong bối cảnh mới; chính sách tài khố tiếp tục chặt chẽ và thích ứng nhiều hơn nữa nhằm hỗ trợ khôi phục nền kinh tế bền vững hơn.
Các báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được kiểm tốn từ các cơng ty lớn, nên đưa ra những thông tin và tài liệu chính xác giúp định hướng thơng tin cho các nhà đầu tư, tạo sự tin tưởng từ họ. Những ngân hàng an toàn được thể hiện như dịch vụ tiền gửi được đảm bảo thế nào; việc rút tiền từ các cây ATM, các chi nhánh; sự tư vấn và kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên; hệ số rủi ro tín dụng của các ngân hàng và một trong những điều quan trọng là ngân hàng có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng đều đặn quá các năm. Từ các yếu tố đó, nhà đầu tư có sự cân nhắc giữa các ngân hàng và đưa ra sự lựa chọn đầu từ cho mình.
• Đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn tới kết cấu của ngân hàng và xem xét kết cấu của ngân hàng được quản trị và điều hành bởi các cá nhân, tổ chức nào. Với mỗi cá nhân, tổ chức điều hành khác nhau sẽ có những hướng đi và mục đích khác, bởi vậy để nhà đầu tư lựa chọn được kênh dẫn vốn tốt nhất cho mình, thì nên xem xét các chủ sở hữu uy tín, các ngân hàng tốt nhất, được đánh giá cao và đem lại niềm tin cho họ. Như kết quả bài nghiên cứu đưa ra, những ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu cao sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Vậy khi tìm hiểu về ngân hàng đầu tư, các nhà đầu tư cũng quan tâm đến tỷ trọng cơ cấu vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó. Nguồn lợi nhuận lớn thể hiện việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng là có hiệu quả và việc đầu tư vào ngân hàng đó có thể là một lựa chọn cho nhà đầu tư.
Việc tìm kiểu kênh đầu tư là bước quan trọng của mỗi nhà đầu tư. Trước khi xác định đầu tư, mỗi người đều nên tìm hiểu về ngân hàng mà họ quan tâm đến. Các ngân hàng có quy mơ tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu lớn là những ngân hàng chiếm vị thế quan trọng. Như trong bài nghiên cứu đã đưa ra, ngân hàng có tổng tài sản lớn, theo đó quy mơ ngân hàng lớn thì lợi nhuận thu cũng tăng cao hơn. Và nhà đầu tư cũng phân tích đến hiệu quả quản lý chi phí và việc xây dựng bộ phận nhân sự, công tác quản lý điều hành. Đặc biệt biến ROAA và ROEA cũng là yếu tố quan trọng để xác định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Việc ngân hàng đang lãi hay lỗ thể hiện trên báo cáo tài chính của ngân hàng, nhà đầu tư có thể phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên các con số thống kê về lợi nhuận sau thuế. Bởi vậy nhà đầu tư quan tâm đặc biệt đến tính chính xác của mỗi báo cáo tài chính mà các ngân hàng cơng bố. Từ đó các nhà đầu có thể phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý vào những ngân hàng có lợi nhuận tăng trưởng khả quan.
Như kết luận của mơ hình nghiên cứu, quy mơ cho vay có tác động ngược chiều với lợi nhuận của ngân hàng. Bởi vậy, các nhà đầu tư nên thận trọng với những ngân hàng có quy mơ cho vay lớn. Những cơng ty có quy mơ cho vay lớn thường chấp nhận mức lợi nhuận thấp để phát triển hoạt động tín dụng, các ngân