1.2. Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tíndụng ngân hàng
1.2.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Cũng giống như cạnh tranh, năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất. Quan niệm chung và phổ biến nhất hiện nay: “năng lực cạnh tranh là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp”. Theo đó, năng lực cạnh tranh của một tổ chức có thể được hiểu là khả năng đáp ứng mong đợi của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ so với khả năng của đối thủ. Đây cũng là quan điểm bắt gặp nhiều trong các học thuyết cổ điển phù hợp với thương mại truyền thống.
Ngày nay, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nhìn nhận ở nhiều lăng kính khác nhau.
Đầu tiên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước những tấn công của doanh nghiệp khác.
Theo giáo sư Michael E. Porter (1990) Yếu tố trung tâm cốt lõi của khung phân tích NLCT là khái niệm năng suất - được định nghĩa là khả năng tạo ra các hàng hoá và dịch vụ có giá trị thơng qua việc sử dụng các nguồn lực con người, vốn và nguồn lực tự nhiên của một quốc gia - và năng suất là động lực cốt lõi dẫn dắt sự thịnh vượng bền vững.
Hai là năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành về các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
Từ những nhận định trên có thể thấy rằng NLCT là một khái niệm rất linh động nếu như chỉ nhìn vào những kết quả kinh doanh bên ngồi thì khó có thể chuyển những phân tích ra thành những gợi ý giải pháp phù hợp. Một khung phân tích dựa trên những nghiên cứu khoa học nhưng không bị chi phối bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Từ những quan điểm về NLCT nói chung, xét trên hoạt động tín dụng có thể hiểu: “Năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng là khả
năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những nguồn lực, thế mạnh trong HĐTD nhằm mở rộng thị phần, đạt mức thu nhập từ HĐTD cao hơn trung bình ngành, đồng thời kiểm soát được rủi ro, đảm bảo an tồn, lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua áp lực từ môi trường xung quanh.”
Đặc điểm về cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng của NHTM
Ngân hàng cũng giống như những doanh nghiệp khác trong thị trường đều phải đối mặt với sự cạnh tranh. Bản chất của cạnh tranh trong ngành ngân hàng và đóng góp của nó cho sự ổn định kinh tế và tài chính, tăng trưởng, cải thiện chất lượng dịch vụ vẫn luôn là chủ đề thảo luận sôi nổi của các nhà nghiên cứu. Các ngân hàng ln đặt ra nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận và dẫn trước các đối thủ. Nhiều chuyên gia lo ngại cuộc ganh đua giữa các ngân hàng dẫn tới sự mất ổn định trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, chúng ta thấy một thực tại rằng nếu một ngân hàng không song hành mục tiêu lợi nhuận với việc gia tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ là điều không thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh. Nhờ có cạnh tranh mà có thể thấy được sự đổi mới liên tục trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Trong lĩnh vực tín dụng, các ngân hàng cạnh tranh nhau khiến lãi suất cho vay giảm, người đi vay có lợi hơn về tài chính, từ đó khách hàng sẽ tiếp tục đầu tư dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng có những đặc điểm sau:
- Hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng có tác động đến tất cả các ngành kinh tế khác.
Do những vai trị đặc biệt của hoạt động tín dụng đối với nền kinh tế, hoat động tín dụng của các NHTM cũng là kênh để NHNN sử dụng làm phương tiện điều chỉnh chính sách vốn cần thiết cho những đối tượng cụ thể trong nền kinh tế theo từng thời kỳ. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực này luôn được NHNN quan tâm và giám sát chặt ché thường xuyên.
- Cạnh tranh ngân hàng tuy khốc liệt nhưng luôn phải hợp tác cùng nhau
Trong hệ thống NH, các NH lớn nhỏ cùng nhau hoạt động và cạnh tranh, tuy là các chủ thể rời nhau nhưng lại có quan hệ hữu cơ bền chặt. Khi có bất kỳ ngân hàng nào gặp rủi ro, từ những rủi ro phi tài chính đến tài chính, các ngân hàng khác đều bị liên quan và điều này cực kỳ nguy hiểm nếu hệ thống các ngân hàng khơng cùng nhau hợp tác giải quyết. Vì thế, trong hoạt động kinh doanh các ngân hàng luôn phải cạnh tranh lẫn nhau để dành lại thị phần, nhưng luôn phải hợp tác với nhau, nhằm hướng tới một môi trường cạnh tranh lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống.
- Lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng khơng duy trì mãi mãi
Các thơng tin liên quan đến hoạt động của NH là tương đối minh bạch, công khai, chịu sự quản lý sát sao từ các chính sách tín dụng của NHNN (hàng ngày, hàng tháng, thời kì). Thơng tin càng mình bạch, thì sự khác biệt càng dễ bị đồng hóa trong thời gian ngắn. Hoạt động tín dụng tại Việt Nam với danh mục sản phẩm rất ít, gần như là giống nhau ở các NHTM về bản chất của sản phẩm. Giữa các sản phẩm tín dụng hiện nay, các ngân hàng tạo được lợi thế chủ yếu từ giá. Đây là yếu tố dễ sao chép, và một ngân hàng thường khơng duy trì được mức giá thấp mãi trong quá trình hoạt động của mình.
- Cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng mang tính chất của cạnh tranh dịch vụ
Cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng nói riêng hay dịch vụ nói chung chính là nâng cao được mức độ thỏa mãn của khách hàng với dịch vụ mà mình cung cấp, từ đó gia tăng thị phần, sức mạnh thị trường của mình so với các đối thủ khác.
Năng lực cạnh tranh bao gồm nhiều khía cạnh và các nhân tố cấu thành, vì thế nếu chỉ dựa vào số liệu thì khó có thể chuyển những phân tích thành những biện pháp cụ thể. Đánh giá năng lực cạnh tranh trong đề tài này được nhìn nhận từ hai phía: nhóm đầu tiên là các chỉ tiêu định tính, nhóm thứ hai là chỉ tiêu định lượng. Đây là những cơng cụ phân tích quan trọng nhưng không nên được coi là mục tiêu cuối cùng của các chính sách. Kinh nghiệm thực tiễn ở nhiều quốc gia đã cho thấy, nếu chỉ nhắm tới các mục tiêu này một cách trực tiếp thì chỉ có thể giúp nâng cao các kết quả thực hiện các chỉ tiêu đó chứ khơng thể giúp cải thiện NLCT.
1.2.3.1 Chỉ tiêu định tính
a, Mức độ hài lịng của khách hàng
Theo Harald Bredrup: “Năng lực cạnh tranh được quyết định bởi sự hấp dẫn tương đối đối với các bên liên quan khác nhau.Trong đó, khách hàng là một vị trí đặc biệt trong số các bên liên quan vì họ là nguồn duy nhất để thanh tốn hoặc tạo ra lợi ích cho các bên liên quan khác”. Bởi vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh cần phải lấy khách hàng làm thước đo quan trọng.
Số lượng khách hàng tín dụng hàng năm
Mức độ yêu thích của khách hàng tín dụng: Ngân hàng được khách hàng biết
đến nhiều, được lựa chọn nhiều chứng tỏ ngân hàng đã xây dựng cho mình được năng lực cạnh tranh đủ mạnh về thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh.
b, Sự đa dạng và tiện ích trong sản phẩm tín dụng
Tín dụng là một dịch vụ khá đặc thù, nhạy cảm để sử dụng dịch vụ tín dụng, người tiêu dùng (hay còn gọi là người vay) cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu, điều kiện khác nhau: về mặt tài chính, phương án kinh doanh hiệu quả, hợp lý, có tài sản thế chấp, uy tín,... Sản phẩm tín dụng càng đa dạng (mục đích cho vay, thời gian vay, loại tài sản thế chấp,...), khách hàng càng có nhiều cơ hội lựa chọn, và càng dễ chạm đến được điều mà khách hàng mong muốn nhất. Bên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng thay đổi rất nhanh, nên SPTD của ngân hàng nào mà có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu sẽ giành được lợi thế lớn, góp phần nâng cao NLCT trong HĐTD của NH.
Giá cả dịch vụ trong dịch vụ tín dụng chính là mức lãi suất cho vay, các loại phí có thể phát sinh (thơng qua các sản phẩm bán chéo bắt buộc kèm theo).
1.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng
Năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chỉ tiêu này sẽ biểu hiện qua các kết quả tài chính trong hoạt động tín dụng như sau:
a, Quy mơ dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng: quy mơ tín dụng
ngân hàng cho thấy mức độ khai thác nguồn tín dụng của ngân hàng đó, doanh số cao chứng tỏ các sản phẩm tín dụng của ngân hàng được tin dùng. Nếu ngân hàng đạt được mức tăng trưởng dư nợ qua các kỳ, năm cao hơn so với mức trung bình của ngành chứng tỏ ngân hàng có năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng.
, rrι^ -t^ j , Dưnợ tín dụng nấmt-Dưnợ tíndụng nấmt-1 „
b, Toc độ tăng trưởng tín dụng (%) --------7-^—-— ----7—--------------X 1 0 0
■ ■ Dư nợ tín dụng nấm t—1
c, Thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng = Thu nhập từ hoạt động tín
dụng - Chi phí hoạt động tín dụng.
Thu nhập thuần là mức cạnh tranh cao nhất trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng và thường chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Một ngân hàng có thu nhập từ hoạt động này cao chứng tỏ ngân hàng này xử lý được tốt các yếu tố đầu vào và tối ưu hóa mức thu lãi đầu ra.
, .,, ,Z ., ,Z A .r,.,∕,>∕1 Thunhập lãi thuần
d, Tỷ lệ thu nhập Itti thuần NIM(%)——, ,—:—““““X 1 0 0
Tai sản COSinh lãi
NIM phản ánh trung bình một đơn vị tài sản có sinh lời sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị lãi thuần ( chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi). Tỷ lệ NIM cao cho thấy ngân hàng có nguồn thu từ hoạt động cho vay tốt. Ngược lại NIM thấp cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận. Khi ngân hàng đặt mục tiêu cải thiện NIM ngoài việc phân bổ lại cấu thành của tài sản có sinh lời, thay thế nhóm khách hàng NIM thấp thành NIM cao thì việc mở rộng thị trường tín dụng là cách mà nhiều ngân hàng làm hiện nay.
, ,, , vồn cho vay khách hàng „„„
e, Tỷ lệ thanh khoản LDR (%) =---7⅛72-∈-i—-X 1 0 0
Von huy động
Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động. Do đó, LDR cao, ngân hàng biết tận dụng nguồn vốn huy động làm cho khả năng sinh lời càng lớn, nhưng đánh đổi lại là sự rủi ro trong thanh khoản. Mức hợp lý của tỷ lệ này phụ thuộc vào tùy từng ngân hàng thông thường con số lý tưởng nằm giữa 80%-90%. Nếu trên 90% thì ngân hàng rất có thể đối mặt với rủi ro.
r- 9 1 ʌ A zλ , x Tổng nợ xấu - zʌ zʌ
- Tỷ lệ nợ xấu(%) =-^2τ- X 1 O O
Tồng dư nợ
Nợ xấu là khoản nợ đã quá hạn trả lãi và gốc hoặc bị nghi ngờ về khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Trong giới tín dụng nợ xấu được xác định theo hai yếu tố: đã quá hạn 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Khi tỷ lệ nợ xấu ngân hàng quá cao nó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, khách hàng mất niềm tin vào tiềm lực tài chính làm giảm khả năng huy động vốn, dẫn đến khả năng cung cấp tín dụng bị giảm sút.
- Tỷ lệ nợ quá hạn(%)= ɪ ɪ _ X 1 O O
■ Tong dư nợ
Trong quan hệ tín dụng phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu nợ quá hạn phát sinh vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn của NHTM.
g, Thị phần tín dụng: Thị phần tin dụng là tỷ lệ phần trăm về doanh số sản
phẩm tín dụng mà NH bán ra so với tổng quy mô TT. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá quy mô và sức mạnh của một NH. NH có thị phần càng cao, và rộng chứng tỏ NLCT của NH tốt. Thị phần của NH có thể được biểu hiện thơng qua tiêu chí:
+ Thị phần tín dụng cá nhân + Thị phần tín dụng doanh nghiệp + Thị phần tín dụng theo khu vực địa lý
1.3. Các yếu tố là nguồn lực của năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụngNăng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên thực lực của ngân hàng là rất cần Năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên thực lực của ngân hàng là rất cần thiết, cho biết được ngân hàng đã tận dụng phát huy hết khả năng của mình chưa.
Những năng lực dưới đây đóng vai trị kép vừa là dấu hiệu phản ánh NLCT của một ngân hàng vừa là nhân tố góp phần làm tăng NLCT trong hoạt động tín dụng của NHTM. Biểu hiện tốt của nhóm chỉ tiêu này cho thấy năng lực cạnh tranh mạnh của ngân hàng, đồng thời chính sự tăng trưởng của nhóm chỉ tiêu này cũng đóng góp trong việc nâng cao NLCT.
1.3.1 Khả năng tài chính
Thể hiện qua quy mơ vốn điều lệ, hệ số an tồn vốn tối thiểu, quy mơ tổng nguồn vốn của NHTM. Năng lực tài chính mạnh sẽ tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Quy mơ vốn của ngân hàng lớn thì khả năng mở rộng tín dụng tốt hơn. Khi những chỉ số
đánh giá độ an tồn, hiệu quả hoạt động của ngân hàng tốt thì niềm tin khách hàng tín dụng sẽ gia tăng. Đánh giá về năng lực tài chính, xem xét đến các chỉ số:
a, Quy mơ tổng tài sản: Tổng tài sản có vai trị quan trọng với ngân hàng bởi
những tài sản này mang lại nguồn thu trực tiếp cho ngân hàng, phục vụ cho hoạt động sinh lời của ngân hàng.
b, Quy mô VCSH: Vốn chủ sở hữu bao gồm: giá trị thực của vốn điều lệ, các
quỹ dự trữ và một số tài sản Nợ khác. Đây là phần vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật để NHNN có thể quyết định cấp giấy phép hoạt động kinh doanh, đảm bảo an tồn cho hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có sự tự chủ cao về vốn trước hết sẽ có khả năng tự chủ trong HĐKD, đảm bảo an toàn vốn và thanh khoản.
c, Hệ số CAR( hệ số an toàn vốn): hệ số này đạt chuẩn sẽ tạo điều kiện để
NHNN có thể cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng. Hơn nữa, khi ngân hàng có hệ số này đạt chuẩn, mức độ đảm bảo an tồn khi có rủi ro tín dụng xảy đến sẽ tốt hơn.
d, Mức sinh lời: thể hiện qua hai chỉ tiêu ROE và ROA
- ROE: tỷ suất lợi nhuận trên VCSH. - ROA: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.
1.3.2 Khả năng thu hút vốn đầu vào
Nguồn vốn đầu vào được ngân hàng sử dụng để cho vay có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau: huy động từ người dân, tổ chức trong nền kinh tế; vay tái cấp vốn từ NHNN, vay liên ngân hàng,.... Nguồn vốn đầu vào càng có tính ổn định cao, giá rẻ (lãi suất huy động thấp) thì lãi suất cho vay đầu ra có thể được kéo xuống thấp, thu hút nhiều khách hàng tín dụng. Ngân hàng khai thác nguồn vốn một cách hiệu quả vừa giữ được khả năng thanh khoản tốt, vừa tạo ra mức lãi vay hợp lý, ổn định cho khách hàng là tiền đề thiết yếu để cải thiện NLCT tín dụng. Hoạt động này chịu tác động rất nhiều từ thương hiệu, uy tín, sự đa dạng của các cơng cụ huy động vốn đầu vào.
1.3.3 Khả năng làm mới hoạt động tín dụng
Hoạt động của nền kinh tế đổi mới rất nhanh chóng địi hỏi sự nhạy bén của ngân hàng để đáp ứng kịp thời, hoặc dự đốn đón đầu những xu thế thị trường là