Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 461 (Trang 82 - 87)

2.3 Đánh giá về quá trình bồi dưỡng năng lực cạnh tranh trong hoạt động tíndụng của

2.3.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1 Những tồn tại

Đi cùng với những thành tựu đạt được trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh trong HĐTD, ACB vẫn cần phải lưu ý những hạn chế dưới đây để khắc phục nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NH:

- Sản phẩm tín dụng của ACB đa dạng nhưng khơng mới và độc đáo, tập trung chủ yếu vào phân khúc KH cá nhân và các DN vừa và nhỏ. ACB xây dựng được danh mục sản phẩm tín dụng rất đa dạng nhưng thực tế chỉ tập trung vào những sản phẩm quen thuộc, chủ yếu ở nhóm KH bán lẻ. Do sự thận trọng quá mức, điều kiện cho vay về TSBĐ thắt chặt nên hoạt động cho vay tín chấp chưa phát triển, KH khó tiếp cận.

- Các hoạt động khác trong mảng tín dụng vẫn chưa được khai thác nhiều như tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, bảo lãnh. Năng lực phát triển của ACB trong những nghiệp vụ này vẫn còn chưa tốt bằng các ĐTCT.

- Công tác phát triển các KH lớn vẫn chưa được chú trọng. Do định hướng vào bán lẻ nên mảng KH lớn vẫn chưa được ACB quan tâm phát triển cả việc tìm kiếm

khách hàng và xây dựng sản phẩm tín dụng. Điều này hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của NH, đặc biệt với những KH lớn thì NH có thể khai thác nhiều về thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại trong dài hạn.

- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng vẫn cịn chưa phát triển. Hiện nay, hạ tầng công nghệ thông tin của ACB mà ứng dụng cho riêng hoạt động tín dụng vẫn chỉ có một hệ thống DMS- quản lý và kiểm soát nợ. Những hệ thống để bổ trợ, gia tăng năng lực cạnh tranh tín dụng khác phục vụ cho mở rộng kênh phân phối hay cho quy trình thẩm định tín dụng vẫn chưa được triển khai xong hoặc chưa có đề án thực hiện.

- Năng lực tài chính của ACB nhìn chung đang ở mức an tồn nhưng để vững chắc trong lâu dài chưa được đảm bảo. Trong nước, so với các đối thủ cạnh tranh gần, năng lực tài chính của ACB vẫn thấp hơn TCB và STB, càng chưa thể sánh kịp với NHTMCP có vốn đầu tư nhà nước. So với các ngân hàng nước ngồi, năng lực tài chính của ACB tương đối nhỏ để có thể đối mặt với áp lực cạnh tranh khi vươn ra quốc tế.

- Khả năng huy động vốn dài hạn chưa tốt. Nguồn vốn kỳ hạn dài huy động của khách hàng tại ACB còn yếu so với ngân hàng khác ảnh hưởng đến nguồn cấp tín dụng dài hạn của NH. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ACB. Trong thời gian tới, ACB cần có những chiến lược, chương trình giúp thu hút nhiều vốn dài hạn hơn nữa góp phần nâng cao nguồn lực đầu vào phục vụ hoạt động tín dụng.

- Mặc dù dư nợ tín dụng tăng lên nhưng so sánh quy mơ với những ngân hàng khác vẫn cịn nhỏ. So với 4 NH cịn lại trong nhóm, quy mơ dư nợ của ACB vẫn còn kém với STB, so với các NHTM khác trong nước, ACB vẫn chưa cạnh tranh với những NHTMCP có vốn nhà nước. Hơn nữa, ACB cần nâng cao quy mơ dư nợ tín dụng, bởi sau này khi các NH nước ngoài phát triển hơn tại Việt Nam, ACB sẽ có nguy cơ mất thị phần. Bên cạnh đó, khả năng tối ưu hóa chi phí và thu lãi cho vay của ACB vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

2.3.2.2 Nguyên nhân của tồn tại

Đầu tiên, mơi trường kinh tế tồn cầu đang trong giai đoạn suy giảm, Việt

Nam là một nền kinh tế có độ mở lên đến 150%, nên không tránh khỏi những tác động từ kinh tế thế giới. Hoạt động ngành ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của ACB nói riêng cũng phải đối mặt với khó khăn chung. Khi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kinh doanh, khơng có nhu cầu mở rộng quy mơ hay vốn phục vụ sản xuất, thì họ cũng khơng có nhu cầu tín dụng. Hoạt động huy động vốn đầu vào cho tín dụng cũng bị ảnh hưởng khi mà người dân có xu hướng ít gửi tiền vào NH bởi thu nhập của họ chưa dư giả, hoặc muốn đầu tư vào những lĩnh vực khác để mong tăng thêm nguồn tiền.

Hai là, NHNN đưa ra những chuẩn mực an toàn hoạt động ngày càng cao

khiến các NHTM phải đắn đo cân đối giữa tăng trưởng và đảm bảo an toàn. Do những yêu cầu thắt chặt về tỷ lệ thanh khoản, yêu cầu vốn tối thiểu, NIM, ROOM tăng tưởng tín dụng, ACB vốn đã đi theo hướng an tồn, nay bị áp trần mạnh những chỉ số đó khiến NH ít mạo hiểm hơn. Dư nợ cho vay của ACB rất hạn chế ở lĩnh vực bất động sản hay tín chấp, vì thế mà quy mơ tín dụng cũng sẽ khơng tăng mạnh mẽ tại hai mảng này, mặc dù đây là hai lĩnh vực mang lại NIM cao.

Ba là, áp lực cạnh tranh ngày càng cao. Trong tương lai ACB phải chia sẻ thị

phần tín dụng với các đối thủ khơng chỉ là ngân hàng. Việc đa dạng hóa sản phẩm, liên tục cập nhật thị trường, đáp ứng mong đợi ngày càng cao của KH khiến cho năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ACB có thể bị giảm sút

Bốn là, tại Việt Nam các hành lang pháp lý chưa chặt chẽ, sự chồng chéo của

các điều luật khiến cho việc gian lận trong hoạt động tín dụng xảy ra. Trong những mảng dễ rủi ro của tín dụng như: cho vay tín chấp, bất động sản, thanh tốn quốc tế,... đều có rất nhiều những bộ luật, điều khoản liên quan, khiến ACB nói riêng và các NHTM khác hạn chế tiếp cận những hoạt động này.

b. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác nghiên cứu thị trường để phát triển sản phẩm mới ở ACB

chưa được chú trọng đầu tư. ACB cũng như rất nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam, ln có những bộ sản phẩm tín dụng rất giống nhau, các sản phẩm chưa khác biệt và chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của KH. Gần đây, ACB đã bắt đầu có những sản phẩm tiếp cận một số đối tượng khách hàng ngách nhưng không nhiều và

được triển khai thường xuyên. Hiện tại, ACB chưa có bộ phận chuyên trách đi sâu vào thị trường và nghiệp vụ để nghiên cứu sản phẩm mới tại ngân hàng.

Thứ hai, chiến lược marketing nói chung và trải nghiệm khách hàng của ACB

chưa thực sự trọn vẹn. Nghĩ đến ACB, khách hàng sẽ nghĩ đến một ngân hàng có sức phục hồi và vươn lên tốt sau khủng khoảng, một ngân hàng trẻ, năng động, tiên phong trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các hoạt động kết nối đánh vào tiện ích khách hàng sử dụng hàng ngày lại khơng nhiều, ACB dường như khơng có liên kết ưu đãi với các ví điện tử, các nhãn hàng, do đó KH ít có trải nghiệm trực tiếp sử dụng SPDV của ACB. Điều này rất quan trọng, mặc dù nó khơng liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng, nhưng đây là bước đầu để KH làm quen với NH, dẫn đến tin tưởng gửi gắm cho những phát sinh về tín dụng sau này, cũng như giúp ích cho hoạt động huy động vốn của NH.

Thứ ba, đầu tư cho công nghệ tại ngân hàng mặc dù được quan tâm nhưng

chưa thực sự sát sao. Việc triển khai các ứng dụng công nghệ phục vụ cho quy trình tín dụng đến nhân viên cịn gặp khó khăn, do phần mềm chưa thơng mình và vẫn còn rắc rối. Nhiều ý tưởng được đưa ra nhưng chưa đầu tư thực hiện.

Thứ tư, vốn tự có của ngân hàng vẫn chưa hẳn vững chắc là do cơng tác bổ

sung vốn tự có là q trình dài bởi muốn nhà đầu tư rót vốn cần sự tin tưởng, chuẩn bị và đánh giá của các bên. ACB thành lập đến nay là 27 năm, so với các NHTM khác thì ACB vẫn cịn khá trẻ, do vậy mà với các tổ chức lớn trên thế giới thì ACB chưa thực sự thu hút để họ rót vốn và trở thành cổ đơng chiến lược.

Thứ năm, chính sách huy động vốn dài hạn của ACB còn yếu thế hơn so với

các NHTM khác. Bên cạnh đó, hiệu quả cơng tác tiếp thị cũng như chương trình thu hút vốn dài hạn chưa triển khai mạnh mẽ, do đó khả năng mở rộng nguồn vốn huy động dài hạn bị thu hẹp hơn với các đối thủ, làm cho nguồn cung tín dụng nói chung và đặc biệt các khoản tín dụng dài hạn bị hạn chế.

Thứ sáu, quan điểm về hoạt động ngân hàng nói chung và năng lực kiểm sốt

rủi ro trong hoạt động tín dụng của ACB theo hướng rất thận trọng, do vậy những chính sách tín dụng của ACB có nhiều u cầu thắt chặt hơn các ngân hàng khác. Những định hướng này đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh tín dụng của ACB.

Có thể những chính sách này vẫn chịu nhiều sự ảnh hưởng từ chiến lược thận trọng

trong quá khứ của ACB đặc biệt giai đoạn khó khăn xử lý khủng khoảng năm 2012. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của khóa luận đã khái qt về q trình phát triển và hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu (ACB) trong những năm qua. Trọng tâm của chương 2, tác giả đã đánh giá một cách chi tiết thực trạng NLCT trong HĐTD của ACB thể hiện qua các chỉ tiêt biểu hiện NLCTTD và các nguồn lực tạo nên NLCTTD của ngân hàng. Thông qua việc đánh giá sự phát triển của chính ACB trong ba năm và qua những so sánh với ngành NH và các ĐTCT tương đương, khóa luận đã chỉ ra các kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân trong quá trình nâng cao NLCT trong HĐTD. Từ những đánh giá khách quan của chương 2, tác giả đưa ra những giải pháp phù hợp với định hướng của NHTMCP Á Châu trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 461 (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w