Năng lực quản trị và điều hành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 461 (Trang 38)

1.3. Các yếu tố là nguồn lực của năng lực cạnh tranh trong hoạt động tíndụng

1.3.6 Năng lực quản trị và điều hành

Năng lực quản lý của người quản lý cơng ty hoặc của một nhóm nhân viên ln góp phần hồn thành thành cơng nhiệm vụ. Do đó, năng lực quản lý được hiểu ở đây là một tập hợp các đặc điểm có thể quan sát được như kiến thức, kỹ năng hoặc mơ hình hành vi góp phần hồn thành thành công nhiệm vụ quản lý (Markman, 2007; Mitchelmore và Rowley 2010; Talik et al., 2012). Năng lực quản lý chung ảnh hưởng gián tiếp đến các ngân hàng thông qua năng lực quản lý cụ thể hơn. Do đó, năng lực quản lý và quản lý kinh doanh nên được coi là yếu tố dự báo quan trọng cho sự thành công trong kinh doanh (Markman, 2007; Mitchelmore và Rowley, 2010)

1.3.7 Khả năng thu thập thơng tin khách hàng

Tín dụng có đặc điểm là cho vay dựa trên uy tín là nhiều, đơi bên cần tin tưởng hiểu rõ nhau thì mới có thể thiết lập quan hệ cho vay. Sự bất cân xứng thông tin của khách hàng với ngân hàng là rào cản mối quan hệ tín dụng lâu dài, cũng là rào cản để một ngân hàng muốn tham gia vào một mốt quan hệ tín dụng mới. Ngân hàng càng có lợi thế thơng tin mật của khách hàng, am hiểu khách hàng thì ngân hàng đó càng có khả năng trong việc thu hút khách hàng về với ngân hàng lâu dài. Khả năng bảo vệ thông tin khách hàng, khả năng cập nhật thông tin khách hàng là rất quan trọng trong việc kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng, tránh để ngân hàng khác có cơ hội xen vào mối quan hệ đã được thiết lập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, khóa luận đã khái quát nội dung về HĐTD tại ngân hàng, cạnh tranh và NLCT nói chung, từ đó đưa ra những ý kiến cụ thể về NLCT trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, và đưa ra những đặc điểm của cạnh tranh trong hoạt động tín dụng. Từ khung lý thuyết trên và qua những tham khảo đã nêu ở tổng quan nghiên cứu, tác giả đã ứng dụng vào q trình xây dựng các tiêu chí đánh giá NLCT trong HĐTD của NH bao gồm: các yếu tố biểu hiện NLCT trong HĐTD và các nguồn lực tạo nên NLCT trong HĐTD. Những cơ sở lý luận ở Chương 1 chính là nền móng để tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP Á Châu.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP Á CHÂU.

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Á Châu và hoạt động kinh doanh từ năm2017 - 2019. 2017 - 2019.

2.1.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Á Châu.

Quá trình phát triển hệ thống ngân hàng Ả Châu:

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/ NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GPUB do Ủy ban Nhân dân Tp. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng cho thời hạn hoạt động 50 năm.

+ Hội sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3 - TP Hồ Chí Minh + Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

+ Tên nước ngoài: Asia-Commercial-Bank (gọi tắt là ACB).

Hoạt động kinh doanh chính:

- Mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ để huy động vốn trong từng thời kỳ.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay hợp vốn, đồng tài trợ, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh trả chậm, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh Ngân hàng khác.

- Dịch vụ thanh tốn chuyển tiền điện tử trong phạm vi tồn quốc.

- Các dịch vụ Ngân hàng khác; Dịch vụ kho quỹ, thu kiểm tiền mặt, thẻ rút tiền mặt ATM

Tầm nhìn và sứ mệnh:

Với sứ mệnh “ACB- Ngân hàng của mọi nhà”, ACB đang bước những bước chân vững chãi trên con đường củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, dần hoàn thiện sứ mệnh ban đầu của mình. Ngân hàng Á Châu là địa chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ đông, là ngân hàng tận tụy phục vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ

chất lượng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên, là đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng, và là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội.

Bước sang tuổi 27, ACB khơng ngừng hồn thiện để tiếp tục vươn lên trở thành NH hàng đầu tại Việt Nam. Để đạt được ước vọng đó, Hội đồng quản trị ACB đã hướng tới việc xây dựng chiến lược “Ngân hàng của tương lai”, theo đó ACB vừa tiếp thu, học hỏi hệ nền tảng của các tổ chức khác, vừa xây dựng hệ nền tảng riêng để các tổ chức khác cung cấp các giải pháp dịch vụ tài chính; cần có một kiến trúc hoạt động ngân hàng mở để tạo khả năng tăng quy mô và giữ chân khách hàng; và đồng thời cân nhắc xem xét mơ hình kinh doanh phù hợp.

Cơ cấu tổ chức:

ACB được tổ chức theo mơ hình Ngân hàng mẹ và các cơng ty con, gọi tắt là Tập đoàn, hoạt động trên những lĩnh vực sau:

Ngân hàng: cung cấp đầy đủ những sản phẩm, dịch vụ của NH huy động, cho vay, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ kho quỹ, thu kiểm tiền, ATM,...

Chứng khốn (ACBS): một trong những cơng ty chứng khốn số 1 Việt Nam, cung cấp đa dạng các SPDV mơi giới, đầu tư, phân tích đưa ra giải pháp tốt nhất cho KH dựa trên đánh giá kỹ lưỡng.

Quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA): nhiệm vụ chính là kinh doanh tài sản từ việc mua lại các khoản nợ.

Cho thuê tài chính (ACBL): hướng hoạt động chủ đạo vào mảng bán lẻ, tài sản cho th có tính phổ biến thanh khoản tốt.

Quản lý quỹ (ACBC): thành lập và quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư cho cá nhân và tổ chức, huy động và quản lý quỹ đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, tư vấn đầu tư chứng khốn.

(Nguồn: BCTN của ACB)

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu ba năm gần đây.

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn và cho vay

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng huy động và tín dụng của ACB. (Đ/v: nghìn tỷ đồng)

(Nguồn: Bộ tài liệu nhà đầu tư ngân hàng ACB 2019)

Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng của ACB tăng trưởng hài hòa qua

các năm. Từ năm 2017- 2019, tốc độ tăng trưởng huy động của ACB chậm lại, giảm 28

thấp nhất vào năm 2018 nhưng không giảm sâu. Năm 2019 lượng huy động tăng trở lại, cao hơn 2% so với năm liền trước. Hiệu quả hoạt động HĐV của ACB là tương đối cao, khách hàng ngày càng tin tưởng và biết đến thương hiệu ACB, đó cũng là thành quả của nỗ lực không ngừng trong việc đề ra những chiến lược việc làm hiệu quả trong công tác huy động vốn của ban quản trị ngân hàng cũng như sự nỗ lực làm việc hết mình của tồn thể nhân viên ACB.

Qua biểu đồ ta thấy, từ năm 2018, tốc độ tăng dư nợ tín dụng có phần chậm lại hơn so với các năm trước, đây cũng là xu hướng chung của toàn ngành ngân hàng trong năm. Năm 2019 cho vay tăng 17% so với năm 2018.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động và cho vay theo nhóm khách hàng của ACB

Huy động theo khách hàng Cho vay theo khách hàng

(Nguồn: Bộ tài liệu nhà đầu tư ngân hàng ACB 2019)

ACB luôn biết khai thác lợi thế ngân hàng bán lẻ hàng đầu của mình để tập trung khai thác đối tượng KHCN, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ trọng huy động từ đối tượng này lên đến 93%, và cho vay là 91%.

2.1.2.2. Cấu trúc tài sản

Biểu đồ 2.3: Cấu trúc tài sản ACB năm 2018- 2019.

(Nguồn: BCTNACB 2017 và Bộ tài liệu nhà đầu tư ngân hàng ACB 2019 )

Nhìn chung cấu trúc tài sản của ACB tốt và duy trì tỷ lệ các phần ổn định hàng năm. Cho vay nhóm 1 ln đạt mức 69%-70% tổng tài sản, TPCP (trái phiếu chính phủ)/TTS tuy có giảm qua 3 năm nhưng vẫn đảm bảo cao về an tồn thanh khoản, nợ xấu ln được giới hạn ở mức 5% trong 3 năm và tài sản không sinh lời được kiểm soát chặt chẽ.

2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng lợi nhuận của ACB. (Đơn vị: triệu đồng)

LỢI NHUẬN

(Nguồn: Bộ tài liệu nhà đầu tư ngân hàng ACB 2019.)

NHTMCP Á Châu cũng thể hiện một kết quả kinh doanh khả quan, tiếp nối đà tăng trưởng tốt của các năm trước khi LNTT đạt 7,516 tỷ, tăng 18% so với năm 2018, hoàn thành 103% kế hoạch cả năm. Ngân hàng cũng cho thấy năng lực kiểm sốt 30

chi phí tốt phù hợp với kế hoạch đầu tư. Năm 2019 chi phí hoạt động tăng 24% so với 2018, kéo theo chi phí/ doanh thu 2019 tăng lên mức 52%.

Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng doanh thu của ACB

Táng trưởng doanh thu

51% 22% 23% 15% 16,097 11,439 6,220 7,563 2,981 6,892 8,458 14,033 3,985 3,670 10,363 12,112 2015 2016 2017 2018 2019

■■Nil M□NFI Tăng trường doanh thu

(Nguồn: Bộ tài liệu nhà đầu tư ngân hàng ACB 2019.)

Doanh thu của ngân hàng ACB tăng trưởng liên tục qua các năm, năm 2019 đạt 16,097 tỷ tăng 15% so với 2018. Trong cấu phần của doanh thu thì: thu từ lãi (NII) tăng 17% so với 2018 và thu nhập ngoài lãi (NFI) tăng 8.5% so với 2018, trong đó thu phí dịch vụ tăng 27% so cùng kỳ. Từ năm 2017, thu nhập ngoài lãi của ACB cải thiện rất nhiều, NH đang từng bước chuyển dịch cơ cấu thu nhập, đa dạng hóa khả năng sinh lời, giảm bớt phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.

Biểu đồ 2.6: Thu nhập từ phí dịch vụ của ACB.

Thu nhập từ thu phí dịch vụ chiếm 47% tổng thu nhập ngồi lãi, trong đó thu từ dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ chiếm ưu thế với 50%. Thu từ hoạt động bảo hiểm tăng trưởng vượt trội chiếm 29% tổng thu phí.

2.1.2.4. Tỷ lệ dự phịng rủi ro tốt

Biểu đồ 2.7: Dự phịng rủi ro tín dụng của ACB. (Đơn vị: tỷ VND)

(Nguồn: Bộ tài liệu nhà đầu tư ngân hàng ACB 2019)

Quỹ DPRRTD của ACB tăng lên hàng năm, năm 2018 đạt cao nhất với 2,544 tỷ VND. Năm 2019, số tiền dành cho quỹ đã giảm 0.3%, tỷ lệ dự phòng/ nợ xấu đạt kỷ lục 175% . Trong những năm qua, ACB luôn cố gắng xử lý triệt để các vấn đề về nợ xấu còn tồn tại trong ngân hàng. Nhờ việc tăng trưởng lợi nhuận tốt hàng năm, ACB dành một phần nguồn lực này vào việc xử lý nợ xấu, lành mạnh bảng tài sản của NH. Điều đó, có thể thấy qua tỷ lệ dự phịng/ nợ xấu, mặc dù điều này có thể làm lợi nhuận của NH nhưng thể hiện sự quyết tâm của ACB trong việc triệt để giải quyết nợ xấu, nâng cao hoạt động kinh doanh trong tương lai.

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ACB so vớingân hàng khác. ngân hàng khác.

2.2.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ACB thơngqua các chỉ tiêu biểu hiện. qua các chỉ tiêu biểu hiện.

2.2.1.1 Chỉ tiêu định tính

a. Mức độ hài lịng của khách hàng

Theo khảo sát nội bộ của NHTMCP Á Châu thực hiện năm 2016 và 2017 có tên “Khảo sát mức độ hài lịng của Khách hàng về chất lượng dịch vụ của ACB”, thu được những đánh giá rất khả quan ( Bảng hỏi phần Phụ lục ). Ngân hàng thực hiện khảo sát với khách hàng dựa trên 3 câu hỏi:

- KH hài lịng với quy trình tín dụng và thời gian giải ngân của ACB

- KH hài lòng với thái độ của nhân viên trong q trình xử lý hồ sơ tín dụng - KH có phải trả thêm chi phí gì để hồn tất hồ sơ tín dụng khơng?

Trong cả ba câu hỏi, trên 95% khách hàng của ngân hàng hài lòng với sản phẩm dịch vụ tín dụng mà ACB cung cấp, và tỷ lệ hài lòng của khách hàng cũng tăng qua từng năm. Như vậy, năng lực trong hoạt động tín dụng của ACB biểu hiện qua đánh giá của khách hàng được phản hồi rất tích cực, tuy nhiên trong hai năm gần đây, ACB không tiếp tục triển khai khảo sát này.

Khi so sánh với các NH trong hệ thống, Ngân hàng Á Châu là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được tạp chí The Banker trao tặng giải thưởng “Bank of the year in Vietnam 2019” (Ngân hàng của năm tại Việt Nam 2019). Trong khi những sản phẩm cho vay của các NH là tương đối giống nhau, giữa bối cảnh cạnh tranh gay gắt thì các NH đều phải nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc KH. NHTMCP Á Châu luôn đặt KH làm trọng tâm, xây dựng những bộ tiêu chí về chăm sóc khách hàng, xây dựng khơng gian CN và PGD thân thiện với KH. Đơn giản hóa app giao dịch và luôn nâng cao chất lượng cơng nghệ của mình.

Nhờ sự tin tưởng của KH, ACB ln nằm trong danh sách những ngân hàng đáng tin cậy nhất, sánh vai cùng với những ông lớn, tuổi đời lâu như VCB,Viettinbank, BIDV.

Hình 2.2: xếp hạng mức độ uy tín của các NHTM Việt Nam năm 2019.

(Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2019.)

ACB có một chỉ số uy tín thương hiệu mạnh mẽ, giành được nhận biết cao từ khách hàng, điều này chứng tỏ được nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của ACB. Hoạt động tín dụng cần rất nhiều sự tin tưởng để khách hàng an tâm gửi gắm, hơn nữa, ACB là ngân hàng luôn yêu cầu một tài sản đảm bảo chất lượng nhưng khơng vì thế mà giảm đi khả năng cho vay của mình. Năm 2019, ACB đứng vị trí thứ 5 trong 10 Ngân hàng cho vay khách hàng nhiều nhất. Điều này cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ cho vay của ACB là tương đối cao.

Tín dụng ngắn hạn Tín dụng trung dài hạn Bảo lãnh - Vay bổ sung vốn lưu động

- Tài trợ NPP/ Đại lý xe ơ tơ

- Thấu chi - Bao thanh tốn

- Ưu đãi mua xe ô tô dành cho KHDN

- Đầu tư sản xuất kinh doanh - Đầu tư tài sản cố định/ dự án

- Bảo lãnh trong nước - Bảo lãnh ra nước ngoài - Bảo lãnh tín chấp mộtphần - Bảo lãnh tiền ghi có trong - Tài trợ hợp đồng thi công

xây lắp

- Tài trợ hợp đồng thương mại trong nước

- Tài trợ dự án đầu tư bất động sản

- Dự án tài trợ DNVVN- SMEFT

- Dự án tài chính nơng thôn

tương lai

- Bảo lãnh cho chủ đầu tư trong việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

Hình 2.3: Tỷ lệ các yếu tố được phản hồi tích cực ở các NH

(Nguồn: Brands Việt Nam.)

Hình 2.3 thể hiện tỷ lệ yếu tố phản hồi tích cực ở các NH, — dịch vụ tín dụng

của ACB” dành được nhiều sự tin tưởng nhất. Ngoài ra những yếu tố khác như, —ATM, thái độ phục vụ, biểu phí/ lãi suất tiết kiệm” của ACB so với các NH khác cũng đạt được đánh giá tích cực.

ACB đã khơng ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ, quy trình tín dụng để làm hài lịng KH qua từng năm. Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít những vướng mắc mà KH quan tâm trong khi mua các SPTD tại đây, ACB cần tìm hiểu và nâng cao hơn nữa.

b. Sản phẩm tín dụng

Sản phẩm tín dụng đa dạng, đa tiện ích:

Danh mục và tính năng sản phẩm tín dụng của NHTMCP Á Châu tương đối đa dạng, và đầy đủ ở tất cả các nghiệp vụ tín dụng. Hiện nay, so với các NHTM khác, danh mục sản phẩm tín dụng của ACB thuộc nhóm ngân hàng có danh mục sản phẩm nhiều nhất, với những sản phẩm đi sâu vào nhu cầu nhỏ của khách hàng. Hiện nay, theo cập nhật trên Website của ACB, danh mục sản phẩm trong HĐTD

Bảng 2.1: Các sản phâm cho vay cá nhân của ACB

Vay kinh doanh Vay mua nhà Vay tiêu dùng - Cơ ngơi bền vững

- Vay đầu tư sản xuất -kinh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 461 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w