Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu ba năm gần đây

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 461 (Trang 42 - 46)

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Á Châu và hoạt động kinh doanh từ năm 2017-

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu ba năm gần đây

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn và cho vay

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng huy động và tín dụng của ACB. (Đ/v: nghìn tỷ đồng)

(Nguồn: Bộ tài liệu nhà đầu tư ngân hàng ACB 2019)

Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng của ACB tăng trưởng hài hịa qua

các năm. Từ năm 2017- 2019, tốc độ tăng trưởng huy động của ACB chậm lại, giảm 28

thấp nhất vào năm 2018 nhưng không giảm sâu. Năm 2019 lượng huy động tăng trở lại, cao hơn 2% so với năm liền trước. Hiệu quả hoạt động HĐV của ACB là tương đối cao, khách hàng ngày càng tin tưởng và biết đến thương hiệu ACB, đó cũng là thành quả của nỗ lực khơng ngừng trong việc đề ra những chiến lược việc làm hiệu quả trong công tác huy động vốn của ban quản trị ngân hàng cũng như sự nỗ lực làm việc hết mình của toàn thể nhân viên ACB.

Qua biểu đồ ta thấy, từ năm 2018, tốc độ tăng dư nợ tín dụng có phần chậm lại hơn so với các năm trước, đây cũng là xu hướng chung của toàn ngành ngân hàng trong năm. Năm 2019 cho vay tăng 17% so với năm 2018.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động và cho vay theo nhóm khách hàng của ACB

Huy động theo khách hàng Cho vay theo khách hàng

(Nguồn: Bộ tài liệu nhà đầu tư ngân hàng ACB 2019)

ACB luôn biết khai thác lợi thế ngân hàng bán lẻ hàng đầu của mình để tập trung khai thác đối tượng KHCN, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ trọng huy động từ đối tượng này lên đến 93%, và cho vay là 91%.

2.1.2.2. Cấu trúc tài sản

Biểu đồ 2.3: Cấu trúc tài sản ACB năm 2018- 2019.

(Nguồn: BCTNACB 2017 và Bộ tài liệu nhà đầu tư ngân hàng ACB 2019 )

Nhìn chung cấu trúc tài sản của ACB tốt và duy trì tỷ lệ các phần ổn định hàng năm. Cho vay nhóm 1 ln đạt mức 69%-70% tổng tài sản, TPCP (trái phiếu chính phủ)/TTS tuy có giảm qua 3 năm nhưng vẫn đảm bảo cao về an tồn thanh khoản, nợ xấu ln được giới hạn ở mức 5% trong 3 năm và tài sản không sinh lời được kiểm soát chặt chẽ.

2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng lợi nhuận của ACB. (Đơn vị: triệu đồng)

LỢI NHUẬN

(Nguồn: Bộ tài liệu nhà đầu tư ngân hàng ACB 2019.)

NHTMCP Á Châu cũng thể hiện một kết quả kinh doanh khả quan, tiếp nối đà tăng trưởng tốt của các năm trước khi LNTT đạt 7,516 tỷ, tăng 18% so với năm 2018, hoàn thành 103% kế hoạch cả năm. Ngân hàng cũng cho thấy năng lực kiểm soát 30

chi phí tốt phù hợp với kế hoạch đầu tư. Năm 2019 chi phí hoạt động tăng 24% so với 2018, kéo theo chi phí/ doanh thu 2019 tăng lên mức 52%.

Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng doanh thu của ACB

Táng trưởng doanh thu

51% 22% 23% 15% 16,097 11,439 6,220 7,563 2,981 6,892 8,458 14,033 3,985 3,670 10,363 12,112 2015 2016 2017 2018 2019

■■Nil M□NFI Tăng trường doanh thu

(Nguồn: Bộ tài liệu nhà đầu tư ngân hàng ACB 2019.)

Doanh thu của ngân hàng ACB tăng trưởng liên tục qua các năm, năm 2019 đạt 16,097 tỷ tăng 15% so với 2018. Trong cấu phần của doanh thu thì: thu từ lãi (NII) tăng 17% so với 2018 và thu nhập ngoài lãi (NFI) tăng 8.5% so với 2018, trong đó thu phí dịch vụ tăng 27% so cùng kỳ. Từ năm 2017, thu nhập ngoài lãi của ACB cải thiện rất nhiều, NH đang từng bước chuyển dịch cơ cấu thu nhập, đa dạng hóa khả năng sinh lời, giảm bớt phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.

Biểu đồ 2.6: Thu nhập từ phí dịch vụ của ACB.

Thu nhập từ thu phí dịch vụ chiếm 47% tổng thu nhập ngồi lãi, trong đó thu từ dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ chiếm ưu thế với 50%. Thu từ hoạt động bảo hiểm tăng trưởng vượt trội chiếm 29% tổng thu phí.

2.1.2.4. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tốt

Biểu đồ 2.7: Dự phịng rủi ro tín dụng của ACB. (Đơn vị: tỷ VND)

(Nguồn: Bộ tài liệu nhà đầu tư ngân hàng ACB 2019)

Quỹ DPRRTD của ACB tăng lên hàng năm, năm 2018 đạt cao nhất với 2,544 tỷ VND. Năm 2019, số tiền dành cho quỹ đã giảm 0.3%, tỷ lệ dự phòng/ nợ xấu đạt kỷ lục 175% . Trong những năm qua, ACB luôn cố gắng xử lý triệt để các vấn đề về nợ xấu còn tồn tại trong ngân hàng. Nhờ việc tăng trưởng lợi nhuận tốt hàng năm, ACB dành một phần nguồn lực này vào việc xử lý nợ xấu, lành mạnh bảng tài sản của NH. Điều đó, có thể thấy qua tỷ lệ dự phịng/ nợ xấu, mặc dù điều này có thể làm lợi nhuận của NH nhưng thể hiện sự quyết tâm của ACB trong việc triệt để giải quyết nợ xấu, nâng cao hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 461 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w