ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI KHỐI KHÁCH

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp NH TMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 306 (Trang 65 - 67)

KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP - VPBANK

Chương trình chuyển đổi toàn diện được Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng thực hiện từ năm 2010, cùng với việc đổi tên từ Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Năm 2012, VPBank đã chủ động xây dựng chiến lược tăng trưởng tham vọng cho giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017. Chiến lược cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng nói chung và Khối KHDN nói riêng là thực hiện chiến lược ba gọng kìm: Tích cực thúc đẩy tăng trưởng hữu cơ, tức là Phát triển khách hàng mới và bán nhiều hơn cho khách hàng hiện tại; Tiếp tục củng cố năng lực hiện có, nâng cao năng lực trong mọi lĩnh vực; Chủ động theo dõi tình hình thị trường, tiếp tục theo dõi tình hình của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó nhằm hiện thực hóa tầm nhìn xây dựng VPBank trở thành một trong năm Ngân hàng Thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. Để thực hiện được các mục tiêu, Ngân hàng VPBank đã đưa ra những định hướng cụ thể cho Khối KHDN như sau:

3.1.1 Định hướng kinh doanh

- Phát triển Khối KHDN thành một đơn vị vững mạnh, với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng doanh nghiệp thuộc phân khúc KHDN về dịch vụ Ngân hàng, phát triển thành đơn vị đi đầu trong toàn Ngân hàng phục vụ các khách hàng doanh nghiệp phức tạp, các dự án lớn.

- Phấn đấu dư nợ tăng trưởng an toàn và hiệu quả. Hiện nay VPBank không chỉ cạnh

tranh với các Ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng quốc doanh khác mà còn cạnh

tranh với các ngân hàng nước ngồi trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, tập trung khai thác đúng phân khúc khách hàng và có chọn lọc.

- Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ NVKD, cán bộ quản lý có trình độ cao, tận tình với cơng việc, tạo sự gắn kết trong Khối KHDN, phù hợp với sự phát triển của Ngân

hàng. Hàng năm tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ cho NVKD và nhân viên hỗ trợ.

- Nâng cao cơng tác kiểm tra, giám sát chặt chất lượng tín dụng của các khoản đã cho vay, duy trì nợ quá hạn dưới 1%. Tập trung quản lý các loại rủi ro về thanh khoản, lãi suất, ngoại hối và vận hành.

- Hồn thiện cơng tác tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ. Cơ cấu lại mơ hình tổ chức theo nguyên tắc hướng đến khách hàng, tuân theo chuẩn mực quốc tế.

- Lành mạnh hóa vấn đề tài chính và giải quyết dứt điểm các khoản nợ quá hạn.

3.1.2 Định hướng khách hàng

- Định hướng chung:

• Định hướng phát triển thận trọng, tập trung tăng trưởng tín dụng cho Khách hàng tốt, có lịch sử quan hệ tín dụng tốt và có thái độ hợp tác với VPBank.

• Xem xét kỹ đối với các khoản cho vay các dự án đầu tư đảm bảo Khách hàng quan hệ tín dụng hoạt động hiệu quả, đủ khả năng trả nợ.

• Tập trung cấp tín dụng cho Khách hàng tại những địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, được Chính phủ có những chính sách ưu tiên để đẩy mạnh phát triển, những khách hàng có địa điểm kinh doanh gần nơi VPBank có trụ sở, cơ sở hạ tầng phát triển... để dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách trọn gói, có thể dễ dàng gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng.

- Định hướng cụ thể đối phân khúc khách hàng doanh nghiệp

• Tiếp tục thâm nhập và khai thác tiểu phân khúc khách hàng doanh nghiệp dựa trên mức độ hấp dẫn và rủ ro tín dụng.

• Chú trọng phát triển sản phẩm quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại.

3.1.3 Định hướng về ngành hàng/sản phẩm

VPBank định hướng ngành/sản phẩm theo 4 nhóm quy định cụ thể như sau:

- Ngành/Sản phẩm khuyến khích tăng trưởng: Các ngành/sản phẩm được xem xét là ngành/sản phẩm mà VPBank ưu tiên phát triển quan hệ tín dụng trong từng thời kỳ khi đáp ứng các điều kiện sau:

• Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ các khách hàng; Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ các khách hàng; Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ngành/sản phẩm đó trong giới hạn nào cho phép do VPBank quy định trong từng thời kỳ.

• Tỷ lệ nợ ngành/sản phẩm trong giới hạn cho phép theo quy định của VPBank trong từng thời ký .

- Ngành/Sản phẩm cấp tín dụng bình thường: Là những ngành/sản phẩm không

thuộc trong danh mục hạn chế khơng cấp tín dụng.

- Ngành/Sản phẩm hạn chế tăng trưởng: VPBank hạn chế phát triển tín dụng đối với các ngành/sản phẩm có một trong các yếu tố:

• Dư nợ của ngành/sản phẩm vượt q giới hạn cho phép;

• Khơng có xu hướng phát triển;

• Khơng mang lại hiệu quả tương xứng với rủi ro và chi phí vốn của VPBank;

• Tiềm ẩn nhiều rủ ro;

• Nợ xấu cao, cụ thể: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ các Khách hàng: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của các Khách hàng và Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ nghành/sản phẩm đó vượt quá giới hạn cho phép do VPBank hoặc theo quy định trong từng thời kỳ.

- Ngành/sản phẩm khơng cấp tín dụng:

• Được quy định cụ thể tại danh mục ngành/sản phẩm có khẩu vị “Khơng cấp tín dụng” của VPBank hoặc theo quy định của Pháp luật trong từng thời kỳ;

• Ngành/sản phẩm do Tổng giám đốc quy định khơng cấp tín dụng trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp NH TMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 306 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w