Cải tiến quy trình cho vay, thẩm định cho vay, giám sát chặt chẽ quá trình sử

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp NH TMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 306 (Trang 71 - 74)

3.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH

3.2.5 Cải tiến quy trình cho vay, thẩm định cho vay, giám sát chặt chẽ quá trình sử

trình sử dụng vốn vay của khách hàng

- Cải thiện hệ thống thủ tục vay vốn theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của doanh nghiệp.

- Khối KHDN cần có một quy trình thẩm định chặt chẽ hơn nữa, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, lại vẫn đảm bảo sự nhanh gọn, thuận tiện khi khách hàng doanh nghiệp muốn vay vốn.

- Trong hoạt động ngân hàng không thể tránh khỏi rủi ro, tuy nhiên việc thực hiện tốt quy trình thẩm định sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi vay vốn giúp ngân hàng có phản ứng kịp thời với những biến động bất thường xảy ra ở doanh nghiệp.

- Trước khi quyết định cho vay, NVKD cần xem xét thật kỹ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, đánh giá khách quan chính xác báo cáo tài chính, tiềm năng của dự án hay mặt hàng mà doanh nghiệp đang định đầu tư, giá trị tài sản đảm bảo phải hợp pháp và có giá tri thực tế cao hơn giá trị món vay,. Và ngân hàng cần có những biện pháp nhằm thu hồi nợ, hoặc giải quyết tài sản đảm bảo một cách nhanh nhất, phù hợp với quy định của pháp luật. Một số biện pháp mà Khối KHDN có thể áp dụng như:

• NVKD phối hợp bộ phận Phân tích và quản lý tín dụng thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay, ví dụ kiểm tra theo chu kỳ 30, 60 hay 90 ngày với những khoản cho vay lớn đồng thời cũng tiến hành kiểm tra bất thường đối với những khoản cho vay nhỏ.

• Tổ chức kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo xem xét và đánh giá được tất cả những đặc tính quan trọng nhất đối với mỗi khoản cho vay, bao gồm:

i. Đánh giá giải trình thanh tốn của khách hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng khơng vi phạm kế hoạch thanh tốn.

ii. Đánh giá chất lượng và tình trạng của tài sản thế chấp.

iii. Đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của khách hàng và sự thay đổi trong các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng, giảm nhu cầu tín dụng của khách

hàng.

iv. Đánh giá xem liệu khoản cho vay có phù hợp với chính sách của ngân hàng, phù hợp với những tiêu chuẩn được các cơ quan quản lý áp dụng khi kiểm tra danh mục cho vay của ngân hàng hay khơng.

v. Kiểm sốt và theo dõi thường xuyên những khoản cho vay lớn bởi vì việc khơng tn thủ hợp đồng tín dụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng tài chính của ngân hàng.

vi. Tiến hành theo dõi thường xuyên đối với những khoản vay có vấn đề.

- Khối KHDN phải đưa ra hướng dẫn nội bộ cụ thể đối với cơng tác kiểm tra, kiểm sốt sau trong hoạt động tín dụng tại Khối. Yêu cầu bộ phận Phân tích và Quản lý tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá một cách độc lập về hoạt động tín dụng của Khối Khách hàng doanh nghiệp, bao gồm hoạt động thẩm định, trình duyệt, giải ngân, kiểm sốt sau cho vay, lưu trữ hồ sơ tín dụng, quản lý tài sản đảm bảo... Khi thực hiện kiểm tra, phải đảm bảo nguyên tắc: Tuân thủ pháp luật và các quy định nội bộ của VPBank; Đảm bảo tính độc lập khách quan, trung thực, chính xác đúng nội dung, đúng đối tượng, thời hạn, thời hiệu trong kế hoạch/quyết định kiểm tra; Không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị, cá nhân là đối tượng kiểm tra.

- Bộ phận Phân tích và Quản lý kinh doanh cần lập kế hoạch và đề cương kiểm tra định kỳ đảm bảo ít nhất 01 lần mỗi quý, trong đó tối thiểu 02 lần trong năm là kiểm tra về tính đầy đủ, tuân thủ của hồ sơ tín dụng và ưu tiên thực hiện kiểm tra nội dung này trước các đợt kiểm tra của Giám sát tín dụng, Kiểm tốn nội bộ.

3.2.6 Hoàn thiện định hướng ngành nghề kinh doanh của khách hàng tại Khối Khách hàng doanh nghiệp

- Trên cơ sở tiêu chí định hường ngành nghề của VPBank, Khối KHDN cần hồn thiện định hướng tín dụng Khách hàng doanh nghiệp thuộc phân khúc KHDN để NVKD có định hướng ngành nghề để đi bán. Tiến hành nghiên cứu, phân tích tình hình khách hàng nằm đưa ra được đâu là nhóm khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu. Gắn liền với mỗi thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu Khối chủ động đưa ra những giải pháp tiếp cận và duy trì mối quan hệ phù hợp. Một số tiêu chí định hướng khách hàng doanh nghiệp như sau:

• Doanh nghiệp có uy tín trong ngành, chiếm thị phần từ 30% trở lên của ngành, vị thế lớn.

• Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh,

đánh giá trên cơ sở các chỉ số doanh thu, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu, các chỉ số về khả năng thanh tốn, dịng tiền trả nợ.

• Doanh nghiệp có lịch sử vay trả nợ tốt, khơng có nợ từ nhóm 2 trở lên tại Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC).

• Ưu tiên doanh nghiệp đã được cấp tín dụng tại một trong số các Ngân hàng uy tín như Citibank, HSBC, ANZ, Vietcombank...

• Hướng tới doanh nghiệp Xuất nhập khẩu để đẩy mạnh tỷ trọng tài trợ thương mại trong các hạn mức được cấp, đẩy mạnh cho vay vốn lưu động

• Đặt mục tiêu VPBank trở thành Ngân hàng giao dịch chính và có cơ hội khai thác nhiều sản phẩm, dịch vụ cho 30 đến 40 khách hàng đang có quan hệ tại VPBank.

- Khách hàng doanh nghiệp tốt thường đã có ngân hàng chính tài trợ và sẽ có nhiều ngân hàng khác theo đuổi và tìm cách tiếp cận, chào bán. Khối KHDN đưa ra mục tiêu tìm kiếm những doanh nghiệp đã được một số ngân hàng nước ngồi uy tín như HSBC, ANZ. cấp tín dụng (quy trình thẩm định cấp tín dụng của các ngân hàng nước ngồi thường rất chặt chẽ, VPBank có thể đánh giá được một phần uy tín và tình hình hoạt động của khách hàng trên cơ sở ngân hàng nước ngồi nào đã cấp tín dụng) và sẽ vào khai thác các khách hàng này với mức giá chào ban đầu có thể thấp hơn hẳn các ngân hàng khác nhằm đạt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trong dài hạn từ các hoạt động cho vay, bảo lãnh, ngoại tệ của khách hàng.

- Ngoài ra, một số ngành nghề định hướng mà Khối KHDN có thể hướng tới khai thác như Dược phẩm & thiết bị y tế: Sản xuất và phân phối thuốc; Kinh doanh thiết bị y tế và vật tư tiêu hao; Hóa chất: Sản xuát hóa chất; sản xuất phân bón; Sản xuất hoặc kinh doanh ngun liệu nhựa, nhựa hạt; sản xuất bao bì; Bơng sợi, dệt may: Kinh doanh nhập khẩu bông tiêu chuẩn, sợi; Sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may mặc; Thi công xây dựng: Thi cơng nền móng; Xây dựng cơng trình thủy lợi, thủy điện, giao thơng, cầu cống, hạ tầng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, ODA; Bất động sản: Các dự án mua lại dự án bất động sản thuộc khu vực trung tâm, cận trung tâm Thành phố Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh để đầu tư và bán lại căn hộ chung cư; An ninh, quốc phịng: Kinh doanh máy móc thiết bị, hàng hóa phục vụ các dự án thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; Năng lượng: Nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối; ngành điện; Viễn thông; Giao thông vận tải: Vận tải hàng không; đại lý bán vé hàng khơng; Vận tải đường biển có tính chất đặc thù.

- Khối KHDN cần quản trị danh mục cho vay đảm bảo đúng định hướng tín dụng

đã đề ra. Điều này giúp Ngân hàng có thể kiểm sốt được rủi ro tập trung vào các nhóm ngành nghề, từ đó giảm thiểu tổn thất trên danh mục cho vay, tối đa hóa lợi nhuận ở góc độ tồn danh mục.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp NH TMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 306 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w