Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 644 (Trang 71 - 74)

6. Tổng quan nghiên cứu

3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển

chi nhánh Tây Hồ và cơng tác quản trị rủi ro tín dụng

3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánhTây Hồ Tây Hồ

Căn cứ vào định hướng kế hoạch của BIDV giao, Chi nhánh sẽ triển khai chi tiết đến từng bộ phận và khách hàng. Để đảm bảo tính tiên phong và quyết tâm của mình, Chi nhánh sẽ đặt kế hoạch điều hành kinh doanh năm 2017 tăng thêm 20% mức định hướng của BIDV (đây là kế hoạch điều hành, dự kiến chi nhánh sẽ đăng ký đúng bằng định hướng của BIDV tại quyết định số 012/QĐ-KHPT1 ngày 06/01/2013). Các chỉ tiêu cụ thể:

Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh năm 2017 của Chi nhánh Tây Hồ

Để thực hiện tốt các chỉ tiêu, chỉ tiêu tín dụng đã đề ra gắn liền với cơng tác quản trị RRTD hiệu quả, Chi nhánh định hướng xây dựng các biện pháp cụ thể như sau:

- Chi nhánh thực hiện kiểm sốt tăng trưởng tín dụng năm 2017 theo hướng kiểm sốt chặt chẽ, chỉ tăng trưởng tín dụng khi huy động được nguồn vốn phù hợp và đảm bảo tuân thủ tuyệt đối các tỷ lệ an toàn theo quy định của BIDV.

- Gắn việc tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng dịch vụ theo định hướng của BIDV: 1% tăng trưởng tín dụng thì phải đảm bảo tăng trưởng 2% thu dịch vụ ròng; Phát

triển tốt các dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, tài trợ thương mại và nghiên cứu, áp dụng các dịch vụ mới theo yêu cầu của thị trường và khách hàng.

- Đề xuất điều chỉnh chính sách khách hàng phù hợp với điều kiện thị trường và của Chi nhánh, rà soát lại nền khách hàng, tập trung phát triển cho khách hàng xếp hạng

A trở lên;

- Rà sốt và cương quyết quản lý cơ cấu tín dụng theo ngành, lĩnh vực, chủ động kiểm sốt RRTD thơng qua việc xác lập hạn mức hoặc giới hạn, tỷ lệ về ngành nghề, khách hàng, loại tiền, kỳ hạn;

- Tiếp tục cải thiện nhanh các cơ cấu tín dụng, tái cấu trúc danh mục tín dụng để phát triển bền vững. Có biện pháp nâng dần tỷ trọng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng dư nợ tín dụng.

- Kiểm soát chặt chẽ giải ngân các khoản cho vay trung dài hạn: Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm của quốc gia, các dự án theo chỉ đạo của Chính phủ, của BIDV, các dự án hồn thành trong năm 2011 được đánh giá có hiệu quả và có khả năng trả nợ ngân hàng; rà sốt lại tồn bộ các dự án trung dài hạn đã ký hợp đồng tín dụng để đánh giá lại hiệu quả đầu tư và khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng từ đó xem xét quyết định dừng cho vay hoặc dừng giải ngân hoặc giãn tiến độ giải ngân đối với các dự án chậm tiến độ quá 12 tháng;

- Đẩy mạnh cho vay tài trợ xuất khẩu: Tập trung tiếp thị các doanh nghiệp có xuất khẩu các mặt hàng như nơng sản, gạo, gỗ, thủy sản để thực hiện cung ứng các dịch vụ trọn gói nhất là dịch vụ thanh tốn và mua bán ngoại tệ.

- Kiểm soát chặt chẽ cho vay nhập khẩu: (i) Chỉ ưu tiên cho vay nhập khẩu các nhóm mặt hàng thiết yếu, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, ưu tiên cho vay nhập khẩu đối với 4 nhóm hàng xăng dầu, phân bón,

thuốc chữa bệnh và sữa; (ii) Khơng thực hiện cho vay để nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu dùng, đặc biệt là hàng tiêu dùng xa xỉ thuộc danh mục hàng hóa hạn chế nhập khẩu của Bộ công thương; (iii) Chỉ cho vay bằng ngoại tệ USD đối với các Doanh nghiệp

có khả năng cân đối bảo đảm nguồn ngoại tệ để trả nợ vay ngân hàng.

- Tăng cường kiểm soát cho vay trong lĩnh vực thi cơng xây lắp: Đánh giá lại tồn bộ khách hàng trong lĩnh vực thi cơng - xây lắp có quan hệ tín dụng và bảo lãnh với chi nhánh; đảm bảo kiểm soát cho vay trong lĩnh vực thi cơng xây lắp theo từng cơng trình với nguyên tắc doanh số cho vay trong năm không vượt quá kế hoạch vốn được ghi trong năm của cơng trình đó; khơng thực hiện cho vay thi cơng các cơng trình chưa thu xếp được nguồn vốn đầu tư hoặc chưa có kế hoạch vốn; đặc biệt đối với các chương trình thuộc đối tượng giảm, giãn kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách nhà nước và của Ngân hàng Phát triển (Thực hiện theo văn bản hướng dẫn của BIDV các thời kỳ);

- Hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất, kiểm soát chặt chẽ giới hạn tín dụng cho vay bất động sản, chứng khốn: hạn chế các hoạt động cho vay chứng khoán (bao gồm cả cho vay góp vốn, hình thành vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp...) trừ cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết và cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán (T+3). Trước mắt tạm dừng tiếp thị cho vay chứng khoán; hạn chế cho vay các dự án đầu tư bất động sản đặc biệt là các dự án trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng, trước mắt chưa tiếp cận và xem xét cho vay các dự án bất động sản mới. Thực hiện mức dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất theo đúng chỉ đạo của hội sở chính tại các thời kỳ. Xây dựng danh mục,

nội dung cho vay tiêu dùng cần phải thắt chặt và kiểm soát;

- Áp dụng chế tài xử lý nghiêm khắc đối với tập thể/cá nhân khơng tn thủ ngun

tắc điều hành tín dụng của BIDV và Giám đốc chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 644 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w