Kiến nghị vớiBIDV

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 644 (Trang 83 - 87)

6. Tổng quan nghiên cứu

3.3. Các kiến nghị và điều kiện cho công tác quản trị rủi ro tín dụng

3.3.3. Kiến nghị vớiBIDV

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình cấp tín dụng, quy trình định giá TSBĐ, các quy định về thẩm quyền phán quyết và chính sách khách hàng sao cho phù hợp hơn nữa với tình hình mới để các chi nhánh có thể căn cứ để thực hiện. Tuy nhiên cũng cần chú ý khi BIDV thay đổi quy định, cần để cho các Chi nhánh có một khoảng thời gian quán triệt, triển khai đến hoạt động của Chi nhánh, đồng thời chấn chỉnh những vấn đề trái với quy định mới, tránh trường hợp quy định mới làm ảnh hưởng ngay đến vấn đề cấp tín dụng cho khách hàng dẫn đến tác động

không tốt tới hoạt động của khách hàng.

Cần tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa

đào tạo và bồi dưỡng kiến thức thực tế để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích RRTD cho CBTD.

Cần tăng cường hoạt động của bộ phận thơng tin phịng ngừa rủi ro, cảnh báo rủi ro thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam để có thể kịp thời cung cấp thơng tin thường xuyên cho các Chi nhánh tham khảo và triển khai phòng ngừa rủi ro. Ban Pháp chế của BIDV cần xây dựng và thường xuyên cập nhập tình trạng hiệu lực các văn bản pháp quy, quy định của Chính phủ, các cấp bộ ngành được phân theo từng lĩnh vực hoạt

động cụ thể để giúp cho Chi nhánh dễ dàng trong việc tra cứu, tìm hiểu, cập nhật các quy định liên quan đến lĩnh vực hoạt động của khách hàng đang có quan hệ tính dụng với Chi nhánh, từ đó đưa ra các biện pháp, định hướng tín dụng phù hợp.

Cần quy định chặt chẽ về việc phân nhóm khách hàng trong Quy định 3999, đặc biệt cần quy định rõ ràng và chặt chẽ đối với trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng

lần đầu với Chi nhánh. Cần xác định các đối tượng sau là khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu và được phân vào khách hàng nhóm 2: (1) Khách hàng đã có quan hệ tín dụng với BIDV đã lâu, này muốn tiếp tục muốn quan hệ trở lại; (2) Khách hàng đã quan

hệ tín dụng nhưng thời gian quan hệ dưới 01 năm. Việc quy định như vậy nhằm tránh trường hợp Chi nhánh vận dụng quy định nâng khách hàng lên nhóm 1 với giới hạn cấp tín dụng cao hơn và khơng qua nhiều cấp thẩm duyệt tín dụng, trong khi Chi nhánh chưa

nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng.

Cần xây dựng và triển khai rộng rãi chương trình xếp hạng tín dụng đối với khách

hàng bán lẻ. Trên cơ sở đó, Chi nhánh thực hiện các chính sách cấp tín dụng phù hợp và

đảm bảo q trình phát triển tín dụng bán lẻ một cách an tồn, hiệu quả.

Xây dựng cơ chế tín dụng phù hợp, có quan điểm kinh doanh và phục vụ rõ ràng nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển ổn định. Ngân hàng phải xác định được chiến lược phát triển tùy thuộc vào thị trường mục tiêu, khả năng, thế mạnh của ngân hàng mình. Từ đó xây dựng CSTD khoa học, phù hợp với các quy luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể để hướng hoạt động tín dụng ngân hàng theo hướng phát triển bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả cao, ít rủi ro.

Lập phịng nghiệp vụ chun biệt có chức năng thu thập, tổng hợp, phân loại và xử lý thơng tin, đồng thời tạo lập mối quan hệ chính thức, trực tiếp với các cơ quan hữu quan như Thuế, Hải quan, các TCTD khác... đảm bảo có được những thơng tin chính xác, cập nhật nhất phục vụ cho cơng tác quản lý rủi ro.

Tăng cường hiệu quả hoạt động của Công ty mua bán nợ và xử lý tài sản để khi các Chi nhánh có các khoản nợ có vấn đề có thể chuyển rủi ro bằng cách bán nợ cho công ty này. Với nghiệp vụ chuyên môn và khả năng xử lý rủi ro của Công ty mua bán nợ và xử lý tài sản sẽ dễ dàng đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp để thu hồi vốn và lãi cho Ngân hàng.

BIDV cần có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến các chi nhánh. Cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết các tỷ lệ tài chính trung bình của từng ngành để tạo thuận lợi cho công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần tập hợp các thơng tin về chất lượng phát triển của ngành, tình hình đầu tư, hiệu quả đầu tư của các

ngành, lĩnh vực để xây dựng thành hệ thống thông tin của ngành và đưa lên mạng nội bộ.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm sốt tín dụng của BIDV đối với các chi nhánh,

nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra về trình độ và phẩm chất, tránh tình trạng đánh giá,

kiểm sốt tín dụng thơng qua các báo cáo của chi nhánh đưa lên. Đồng thời tổ chức cho các Chi nhánh tiến hành kiểm tra chéo giữa nhau nhằm phát hiện các sai sót và học hỏi kinh nghiệm của nhau, từ đó đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và áp dụng những kinh nghiệp vào trong thực tiễn hoạt động của bản thân chi nhánh mình.

BIDV cần xây dựng, hồn thiện và triển khai các phần mềm cảnh báo rủi ro tín dụng từ sớm, các chương trình đo lường và đánh giá tín dụng của các chi nhánh. Đồng bộ hóa và khai thác triệt để dữ liệu giữa các chương trình, phần mềm với nhau trên cơ sở giảm thiểu tối đa công tác báo cáo và khai thác dữ liệu một cách dễ dàng phục vụ cơng tác quản lý tín dụng của các chi nhánh.

KẾT LUẬN

Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của cuộc sống con người, là những tình huống xảy ra mà con người không thể lường hết được dẫn đến tổn thất. Và trong hoạt động tín dụng, nguy cơ khơng thu hồi được nợ, xác suất khách hàng không trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn là tất yếu khách quan. Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi tồn cầu, chất lượng tín dụng của Chi nhánh

có những dấu hiệu giảm sút. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua hồn thiện cơng tác quản trị RRTD là nhiệm vụ hàng đầu của Chi nhánh trong giai đoạn hiện nay.

Sau quá trình nghiên cứu cả về lý luận và khảo nghiệm thực tiễn, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về RRTD và hoạt động

quản trị RRTD của Ngân hàng Thương mại.

Thứ hai: Phân tích hoạt động tín dụng và thực trạng hoạt động quản trị RRTD

tại Chi nhánh.

Thứ ba: Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị RRTD

Đề tài được viết trên cơ sở lý thuyết về RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tham khảo các đề tài tương tự và kinh nghiệm thực tế trong cơng tác làm tín dụng của tác giả. Tuy nhiên do những hạn chế về số liệu và thực trạng tín dụng được Chi nhánh cung cấp, hạn chế về mặt thời gian do tác giả vẫn phải làm công việc hàng ngày, bản thân tác giả chỉ thực hiện một số khâu trong hoạt động tín dụng và bản chất một số khoản tín dụng chưa được nắm rõ do không phải là người trực tiếp thực hiện và xử lý nên đề tài nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, một số giải pháp có thể áp dụng ngay vào thực tiễn nhưng có một số giải pháp cần có các điều kiện phù hợp mới áp dụng được hay chưa sát với hoạt động thực tiễn của Chi nhánh. Vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cơ và các anh, chị, em đồng nghiệp để luận văn được hồn thiện và có tính thực tiễn cao. Qua đây tơi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Lê Văn Luyện, người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Slide bài giảng Quản trị rủi ro tín dụng - Khoa Ngân hàng - Học viện Ngân hàng năm 2017

2. NGND-PGS-TS.Tơ Ngọc Hưng: Học viện Ngân Hàng, Giáo trình “Tín dụng

Ngân hàng”, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

3. Gs. TS Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB

Lao động

4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ Báo cáo tình hình

thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2014 - 2016

5. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ Báo cáo phân

loại

nợ năm 2014 - 2016

6. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, (12/03/2009), Quy định số 1131/QĐ-

QLTD1 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh

7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, (24/09/2009), Quyết định số

0918/QĐ-

HĐQT về ban hành quy chế sử dụng dự phịng để xử lý RRTD

8. Thơng tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, (23/07/2013), Quyết định số

4130/QĐ-

QLTD4 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro ban hành kèm theo Quyết định số 9365/QĐ-QLTD4 ngày 27/11/2013 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, (26/11/2009), Công văn số 6737/CV-

QLTD4 về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro 2009

11. Altman, 2003. The Use of Credit Scoring Models and Importance of a Credit Culture, New York University

12. Tham khảo các website:

- http://www.bidv.com.vn - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - http://www.sbv.gov.vn - Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 644 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w