Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 644 (Trang 79 - 83)

6. Tổng quan nghiên cứu

3.3. Các kiến nghị và điều kiện cho công tác quản trị rủi ro tín dụng

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1 Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành

NHNN cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thường xun tổng hợp, phân tích thơng tin thị trường, đưa ra các nhận

định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định CSTD của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.

Hàng năm, NHNN cần tổ chức những hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác quản lý rủi ro.

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an tồn

cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và đảm bảo tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM.

NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong q trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thủ tục phát mại tài sản. Nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, của cơ quan liên quan làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng cơng việc trong

thi hành án.

Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các NHTM áp dụng chuẩn xác, kịp thời các cơng cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các cơng cụ tài chính phái sinh khác. Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để các NHTM vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phịng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Trong thời gian qua, NHNN đã ban hành nhiều văn bản, quy chế quan trọng, tạo ra một hành lang quy chế tài chính-ngân hàng khá rõ ràng và đầy đủ. Song, trên thực tế vẫn còn nhiều mối quan hệ phát sinh trong hoạt động tín dụng-ngân hàng chưa có văn bản, quy chế điều chỉnh. Để đảm bảo tính thống nhất, đầy đủ trong luật định, đề nghị NHNN sửa đổi, bổ sung và sớm ban hành các thông tư hướng dẫn, tạo cơ sở vững chắc cho việc thi hành và áp dụng trong các hoạt động thẩm định nói riêng cũng như hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung.

Bên cạnh việc ban hành các văn bản, quy chế, NHNN cũng cần phải thường xuyên

tiến hành cơng tác thanh tra, kiểm sốt dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo pháp luật.

Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải

tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện được vai trị của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro và khơng gây ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM.

Hồn thiện mơ hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung

ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong

tổ chức bộ máy của NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo các hướng cơ bản sau:

• Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc thành lập Đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các “ điểm” nhạy cảm.

• Phát triển và thống nhất cách thức giám sát Ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

• Xây dựng cách tiếp cận tới cơng việc đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong nội bộ các TCTD.

Hồn thiện và vận dụng vào thực tế cơng cụ khung sổ tay tín dụng theo chuẩn quốc tế để quản trị thống nhất hệ thống chỉ tiêu báo cáo đồng bộ.

NHNN cần phải xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngồi thanh tra tn thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro và tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra ngân hàng thông qua mạng

thông tin trực tuyến với các NHTM. Tuy nhiên, điều này địi hỏi cơng nghệ cao và quy chế nghiêm ngặt về bảo mật thơng tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các NHTM.

3.3.2.3 Nâng cao chất lượng thơng tin của Trung Tâm thơng tin tín dụng

Trung tâm thơng tin tín dụng CIC được NHNN thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1999. Sau hơn 12 năm hoạt động, trung tâm đã có bước phát triển nhanh, tạo thành kênh thông tin tin cậy, phục vụ cho cơng tác thanh tra, kiểm sốt hoạt động các tổ chức tín dụng; việc trung tâm khơng ngừng tìm tịi cải tiến và ra mắt các nhóm sản phẩm đa dạng, góp phần khơng nhỏ ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nhiều cam kết, thỏa thuận

bắt đầu thực hiện từ năm 2010. Để đảm bảo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phát trển

lành mạnh, sẵn sàng cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin, giảm thiểu RRTD cho các NHTM, NHNN cần cải tiến,

nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC theo hướng:

- Hoàn thiện nghiệp vụ, xây dựng và phát triển CIC trở thành một Trung tâm Thơng tin tín dụng cơng lập theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Tăng cường đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nghiệp vụ, có kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia phân tích đánh giá các hoạt động kinh tế theo ngành, theo lĩnh vực hoạt động khác nhau.

- Đẩy mạnh phối hợp và trao đổi thông tin với các vụ, cục, đơn vị NHNN, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố; tăng cường phối hợp để đôn đốc, kiểm tra, giám sát chất lượng báo cáo thông tin của các tổ chức tín dụng.

- Tăng cường biện pháp mạnh về xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân làm sai, không chấp hành đúng quy định cung cấp và khai thác sử dụng thơng tin. Kết hợp khen thưởng, kích thích các chủ thể tham gia cung cấp và báo cáo thơng tin tín dụng. Kết hợp hài hồ phương thức bắt buộc với giảm mức thu dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng thông tin và đáp ứng tốt mục tiêu chia sẻ thơng tin tín dụng.

- Tăng cường liên kết, hợp tác trong và ngoài nước, mở rộng nguồn tin, đi sâu

nghiên cứu, học tập, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ thơng tin tín dụng.

3.3.2.4 Nghiên cứu và triển khai các cơng cụ bảo hiểm tín dụng:

Nghiên cứu và triển khai các cơng cụ phái sinh như hóan đổi tín dụng (Credit swap,...).. Đây là công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các NHTM phịng ngừa và bảo hiểm RRTD, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản vay của mỗi ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 644 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w