1.3.1. Kinh nghiệm đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội ở một số nƣớc trênthế giới thế giới
Hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng quỹ là một hoạt động quan trọng của quỹ BHXH, do đó pháp luật về BHXH của hầu hết các nƣớc đều có những quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt về hoạt động này. Thông thƣờng, ngƣời ta quy định quỹ BHXH đƣợc phép đầu tƣ vào các lĩnh vực: gửi tiền ở ngân hàng, mua các loại trái phiếu Chính phủ, cho các cơng ty vay vốn, trực tiếp liên doanh hay uỷ thác kinh doanh, tƣ vấn bảo hiểm, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản…Ở các nƣớc mà các chế độ chăm sóc y tế nằm trong hệ thống BHXH, ngƣời ta còn xây dựng các cơ sở y tế nhằm mục đích kinh
doanh và phục vụ việc nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu về y tế. Nhìn chung, hoạt động đầu tƣ quỹ BHXH rất đƣợc chú trọng ở các nƣớc. Tuy nhiên, hình thức, phƣơng thức và chính sách thực hiện đầu tƣ ở mỗi nƣớc lại không giống nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ phát triển thị trƣờng tài chính của từng nƣớc. Dƣới đây là kinh nghiệm đầu tƣ quỹ BHXH ở một số nƣớc. Đây là các quốc gia thuộc khu vực Đơng Nam Á, có điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và dân cƣ khá tƣơng đồng; qua đó ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
1.3.1.1. Singapo
Quỹ phòng xa của Singapo (CPF) đƣợc thành lập năm 1955 với mục đích cung cấp các đảm bảo về tài chính cho ngƣời lao động trong trƣờng hợp họ nghỉ hƣu. Dần dần, quỹ này không chỉ cung cấp các chế độ BHXH mà còn cung cấp sự bảo vệ về mặt tài chính cho các thành viên của CPF và gia đình họ thông qua hệ thống bảo hiểm của CPF.
Theo luật pháp của Singapo, quỹ CPF chủ yếu đầu tƣ vào Trái phiếu Chính phủ và các chứng khốn. Ngồi ra, CPF cịn đƣợc phép đầu tƣ vào:
- Các chứng khốn có thu nhập cố định phát hành tại Singapo của bất kỳ một công ty nào đƣợc luật pháp thừa nhận.
- Các khoản tiền gửi sinh lãi bằng đồng đôla Singapo tại Ngân hàng nhà nƣớc hoặc tại các ngân hàng thƣơng mại và các cơng ty tài chính ở Singapo.
- Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhƣợng bằng đơla Singapo do các ngân hàng thƣơng mại phát hành.
- Các cổ phần do các cơng ty đầu tƣ tài chính phát hành.
Quỹ CPF cũng đƣợc đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhƣng giới hạn tối đa là 30% tổng số tiền của quỹ và chỉ đƣợc phép mua các chứng khoán loại A do các Chính phủ nƣớc ngồi phát hành.
1.3.1.2. Philippin
Quỹ BHXH ở Philippin gồm 2 cơ quan: Hệ thống dịch vụ bảo hiểm Nhà nƣớc (GSIS) và hệ thống BHXH (SSS).
Tổ chức BHXH Philippin (SSS) là tổ chức thực hiện các chế độ trợ cấp BHXH cho ngƣời lao động ở các khu vực tƣ nhân. Tổ chức này cung cấp các khoản vay cho các thành viên của mình với một tỉ lệ lãi suất quy định để các thành viên có thể sử dụng vào mục đích mua nhà, thực hiện các khoản đầu tƣ, chi tiêu vào giáo dục.
Đến cuối năm 2002, quỹ GSIS có số dƣ là 254,9 tỷ peso, quỹ SSS có số dƣ là 119 tỷ peso. Danh mục đầu tƣ quỹ SSS là: cho các thành viên tham gia bảo hiểm vay 56%, mua trái phiếu Chính phủ 12%, đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán 26%, đầu tƣ bất động sản 6%. Danh mục đầu tƣ GSIS là: cho các thành viên vay 45,21%, cho các đối tƣợng khác không phải là thành viên vay 10,47%, mua trái phiếu Chính phủ là 28,38%, đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khốn là 15,92%. Lợi suất đầu tƣ bình quân của quỹ năm 2002 là khoảng 3,5%.
Tháng 9/2003, số dƣ quỹ SSS là 155,4 tỷ peso. Lãi đầu tƣ bình quân là 6,87% và danh mục đầu tƣ: cổ phiếu khơng có lãi cố định 29,1%; cho vay mua nhà ở 26,3%; cho vay đối với các thành viên 19,6%; cho vay đối khu vực Chính phủ 12,9%; cho vay đầu tƣ phát triển 7,1%; đầu tƣ bất động sản 5%.
Để thực hiện các hoạt động đầu tƣ, SSS chú trọng vào việc đào tạo các chuyên gia toán bảo hiểm. Ở đây, ngƣời ta cho rằng hai quan chức quan trọng cao cấp nhất của hệ thống BHXH là chuyên gia thiết kế chính sách và chun gia tốn bảo hiểm.
1.3.1.3. Thái Lan
Quỹ BHXH Thái Lan là một nguồn lực tài chính quan trọng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội nhằm đạt đƣợc mục đích cải thiện và nâng cao phúc lợi xã hội.
Tính đến ngày 27/12/2002, tổng số dƣ quỹ BHXH Thái Lan là 163.391 triệu BAHT. Ngoài các khoản tiền gửi Ngân hàng Nhà nƣớc 28,09%; tại các ngân hàng thƣơng mại tƣ nhân 12,03% thì chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số tiền dƣ đầu tƣ quỹ BHXH là khoản đầu tƣ vào trái phiếu của các doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc Bộ tài chính bảo trợ 19,73%; đầu tƣ vào trái phiếu Chính phủ và hối phiếu kho bạc 13,07%; giấy nợ đƣợc xếp hạng tín dụng cao nhất 10,7%; chiếm tỷ lệ thấp hơn là các khoản đầu tƣ khác nhƣ trái phiếu của các doanh nghiệp khác nhƣng khơng đƣợc Bộ Tài chính bảo trợ, giấy nợ khơng đƣợc xếp hạng tính dụng. Thu nhập từ các khoản đầu tƣ tài chính năm 2002 là 7.279,2 tỷ BAHT.
1.3.1.4. Malaysia
Ở Malaysia, hoạt động BHXH đƣợc thực hiện bởi hai quỹ đó là quỹ BHXH do tổ chức BHXH Malaysia (SOCSO) quản lý và Quỹ phòng xa dành cho ngƣời lao động (EPF) do Bộ Tài chính quản lý.
Quỹ BHXH thuộc SOCSO thực hiện các chế độ bảo hiểm: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; y tế; phục hồi; tử tuất. Quỹ này đƣợc phép đầu tƣ vào các lĩnh vực:
- Trái phiếu Chính phủ Malaysia.
- Các khoản đầu tƣ hoặc chứng khoán phát hành bởi các tổ chức tín dụng có tín nhiệm.
- Cổ phiếu và các giấy nhận nợ đƣợc định giá trên thị trƣờng chứng khoán Malaysia.
- Các khoản đầu tƣ khác do Chính phủ Malaysia quy định.
Quỹ EPF cung cấp các chế độ BHXH: Hƣu trí, tử tuất, ngƣời sống phụ thuộc. Quỹ này đƣợc phép đầu tƣ vào Trái phiếu Chính phủ Malaysia là 29,39%, đầu tƣ vào thị trƣờng tiền tệ là 24,99%, các khoản vay và giấy nợ là 26,07%, cổ phiếu khơng có lãi cố định là 19,24%, đầu tƣ khác là 0,37% (theo số liệu năm 1997).
Trong bộ máy tổ chức của hai quỹ này đều có bộ phận chuyên trách về đầu tƣ tăng trƣởng quỹ. Quỹ BHXH thuộc SOCSO có Ban Đầu tƣ; cịn quỹ EPF có bộ phận quản lý hoạt động đầu tƣ bao gồm phòng Quản lý dự án, phòng Quản lý tài sản, phòng Đầu tƣ.
Nhƣ vậy, ở Malaysia, hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH đƣợc thực hiện đối với cả nguồn vốn đầu tƣ thu từ chế độ BHXH ngắn hạn (SOCSO) và nguồn vốn thu từ chế độ BHXH dài hạn (quỹ EPF).