Quy định pháp lý về đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 67 - 70)

2.2 .3Thu thập số liệu

3.2. Phân tích thực trạng hiệu quả đầu tƣ tăng trƣởng quỹ Bảo hiểm xã hộ

3.2.1. Quy định pháp lý về đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam

BHXH Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định 19/CP ngày 26/02/1995 của Chính phủ. Tại điều 3 của Nghị định này và điều 5 của Quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết

định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tƣớng Chính phủ đã quy định BHXH có 16 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ thứ 5 là: Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án và biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trƣởng quỹ BHXH. Trong quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam cũng có riêng phần chƣơng V quy định hoạt động bảo tồn giá trị tăng trƣởng quỹ BHXH. Điều 17 của chƣơng V quy định rõ: BHXH Việt Nam đƣợc sử dụng tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHXH để thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trƣởng quỹ.

Nhƣ vậy, Chính phủ đã quy định rõ BHXH Việt Nam có nhiệm vụ đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH, quy định đó rất phù hợp với tình hình thực tế ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.

Theo quyết định số 02/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ, các biện pháp bảo tồn và tăng trƣởng quỹ BHXH bao gồm:

- Mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, cơng trái của kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc.

- Cho NSNN, quỹ hỗ trợ đầu tƣ phát triển, các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, Ngân hàng chính sách vay.

- Đầu tƣ vào một số dự án có nhu cầu về vốn do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.

BHXH Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trƣởng quỹ BHXH. Việc dùng tiền tạm thời nhàn rỗi của các quỹ bảo hiểm để đầu tƣ đảm bảo an tồn, bảo tồn giá trị, có hiệu quả kinh tế - xã hội. Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tƣ hàng năm đƣợc phân bổ:

+ Trích kinh phí quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam. + Trích quỹ khen thƣởng và phúc lợi.

+ Phần còn lại đƣợc phân bổ vào các quỹ Bảo hiểm . * Về lãi suất đầu tư:

Lãi suất của các khoản cho hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Chính sách theo lãi suất thị trƣờng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc công bố; lãi suất cho Ngân sách Nhà nƣớc vay, mua cơng trái, trái phiếu Chính phủ do Chính phủ quyết định.

* Cơ chế tạo lập nguồn vốn:

Nguồn vốn đầu tƣ = Số dƣ năm trƣớc + Tổng thu BHXH -

Tổng chi BHXH

quỹ BHXH chuyển sang trong năm trong năm

* Đánh giá chung:

- Việc áp dụng nguồn tồn tích qua các năm đã khơng phân biệt rõ nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, từ đó gây khó khăn cho cơng việc hoạch định nguồn vốn cho hoạt động đầu tƣ.

- Với phƣơng pháp đã áp dụng chỉ xác định cho từng năm mà không phục vụ cho chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn. Việc xác định cho từng năm chỉ phù hợp cho nguồn vốn đầu tƣ ngắn hạn.

- Các quy định pháp lý chƣa thể hiện đƣợc nguyên tắc đa dạng hố danh mục đầu tƣ.

- Các hình thức đầu tƣ từ quỹ BHXH còn đơn giản.

Ngày 20/01/2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định số 04/2011/QĐ-TTg về việc Quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam. Trong đó, tại điều 7 có quy định Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm cân đối nguồn vốn để thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trƣởng các quỹ bảo hiểm trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thơng qua.

Ngày 17/07/2012, Bộ Tài chính ban hành thơng tƣ số 113/2012/TT-BTC về Quy định chi tiết về hoạt động đầu tƣ để bảo toàn và tăng trƣờng các quỹ bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý. Thơng tƣ đã quy định chi tiết quy trình, thủ tục cho vay đối với Ngân sách nhà nƣớc, các Ngân hàng thƣơng

mại Nhà nƣớc, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội; và các hình thức đầu tƣ khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w