Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 64)

2.2 .3Thu thập số liệu

3.1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảo hiểm xã hội đƣợc thực hiện ở Việt Nam từ năm 1945 và đã trải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi đặc biệt trong các năm 1961,1985, 1995,và 2006.

Cách mạng tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời, mặc dù với một nền tài chính hết sức eo hẹp, kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, nhƣng Chính phủ đã cố gắng xây dựng những chính sách cho cơng chức về hƣu, đồng thời trên cơ sở Hiến pháp năm 1946, Chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh: sắc lệnh 29/SLngày 12/3/1947, sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950 quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hƣu trí cho cơng nhân viên chức nhà nƣớc. Đây chính là bƣớc đi đầu tiên của Nhà nƣớc làm cơ sở hình thành lên BHXH Việt Nam sau này.

Năm 1961, một nghị định của Chính phủ đƣợc ban hành để cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội cho tất cả các cán bộ viên chức làm việc trong ngành nội chính, giáo dục, y tế, các doanh nghiệp Nhà nƣớc, nội vụ. Hệ thống này chỉ chiụ trách nhiệm bảo hiểm cho khoảng 600.000 đến 700.000 ngƣời trên tổng số dân là 17 triệu ngƣời của miền Bắc Việt Nam (theo số liệu năm 1962). Năm 1964 ban hành Nghị định 218/NĐ-CP, thực hiện BHXH cho quân nhân. Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống xâm lƣợc, chính sách BHXH nƣớc ta đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, qn nhân và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức ngƣời sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc thống nhất đất nƣớc.

Từ năm 1975 thì chính sách BHXH đƣợc thực hiện thống nhất trong cả nƣớc. Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hƣu trí, mất sức lao động và tử tuất,

cùng với các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng góp.

Năm 1986, Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trƣờng. Sự thay đổi về cơ chế kinh tế địi hỏi có những thay đổi tƣơng ứng về chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng. Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ: “Nhà nƣớc thực hiện chế độ BHXH đối với công chức Nhà nƣớc và ngƣời làm cơng ăn lƣơng, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với ngƣời lao động”.

Trƣớc năm 1995, BHXH do Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn (hƣu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với ngƣời nghỉ việc ), Tổng Liên đoàn Lao động chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các khoản trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cập đau ốm, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với ngƣời đang làm việc).

Trong văn kiện Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ, cần đổi mới chính sách BHXH theo hƣớng mọi ngƣời lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng góp BHXH, thống nhất tách quỹ BHXH ra khỏi ngân sách. Tiếp đến văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã nêu lên “Mở rộng chế độ BHXH đối với ngƣời lao động thuộc các thành phần kinh tế”. Nhƣ vậy, các văn bản trên của Đảng và Nhà nƣớc là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đổi mới chính sách BHXH nƣớc ta theo cơ chế thị trƣờng. Từ tháng 1 năm 1995, Bộ Luật Lao động có hiệu lực, trong đó có chƣơng XII về BHXH. Ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định 19/CP thành lập hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý thực hiện chính sách BHXH và quản lý quỹ BHXH. Ngày 26/1/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP về điều lệ BHXH đối với dân sự với 5 chế độ bảo hiểm xã hội: chế độ trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai

nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hƣu trí và trợ cấp tử tuất; và ngày 15/7/1995 ban hành Nghị định số 45/CP quy định về BHXH đối với quân sự (quân đội, cơng an). Trong 2 nghị định của Chính phủ đã có quy định về hình thành quỹ BHXH trên cơ sở thu BHXH bao gồm ngƣời sử dụng lao động đóng 15% quỹ tiền lƣơng và ngƣời lao động đóng 5% tiền lƣơng hàng tháng. Quỹ BHXH đƣợc bảo tồn, tăng trƣởng và đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ.

Ngày 24/1/2002 Chính phủ có quyết định số 20/2002/QĐTTg chuyển hệ thống bảo hiểm y tế trực thuộc Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ngày 6 tháng 12 năm 2002 Chính phủ ra quyết định 100/NĐ-CP quyết định chức năng nhiệm vụ , quyền hạn và tổ chức bộ máy của BHXH (bao gồm cả bảo hiểm y tế).

Ngày 16/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nghiệp vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Trong đó khẳng định BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT (gọi chung là BHXH) và quản lý quỹ BHXH theo quy định của pháp luật. Đến tháng 1/2003 Thủ tƣớng Chính phủ tiếp tục ra Quyết định số 02/2003/QĐ- TTg ban hành về quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

Ngày 16 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội đã thông qua luật Bảo hiểm xã hội. Tại đây đã quy định rõ ràng cho từng chế độ, quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia, mặt khác nhiều vấn đề đã đƣợc sửa đổi bổ sung để phù hợp với khả năng tài chính của quỹ và trình độ quản lý BHXH, tạo điều kiện cho BHXH không ngừng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu tham gia của mọi tầng lớp nhân dân.

Ngày 17/01/2014,Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Theo Nghị định này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc

Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nƣớc của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam giúp Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và thu, chi, quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đƣợc tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, gồm có: Ở Trung ƣơng là Bảo hiểm xã hội Việt Nam; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

3.2. Phân tích thực trạng hiệu quả đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam

3.2.1. Quy định pháp lý về đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam

BHXH Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định 19/CP ngày 26/02/1995 của Chính phủ. Tại điều 3 của Nghị định này và điều 5 của Quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết

định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tƣớng Chính phủ đã quy định BHXH có 16 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ thứ 5 là: Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án và biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trƣởng quỹ BHXH. Trong quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam cũng có riêng phần chƣơng V quy định hoạt động bảo tồn giá trị tăng trƣởng quỹ BHXH. Điều 17 của chƣơng V quy định rõ: BHXH Việt Nam đƣợc sử dụng tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHXH để thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trƣởng quỹ.

Nhƣ vậy, Chính phủ đã quy định rõ BHXH Việt Nam có nhiệm vụ đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH, quy định đó rất phù hợp với tình hình thực tế ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.

Theo quyết định số 02/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ, các biện pháp bảo tồn và tăng trƣởng quỹ BHXH bao gồm:

- Mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, cơng trái của kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc.

- Cho NSNN, quỹ hỗ trợ đầu tƣ phát triển, các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, Ngân hàng chính sách vay.

- Đầu tƣ vào một số dự án có nhu cầu về vốn do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.

BHXH Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trƣởng quỹ BHXH. Việc dùng tiền tạm thời nhàn rỗi của các quỹ bảo hiểm để đầu tƣ đảm bảo an tồn, bảo tồn giá trị, có hiệu quả kinh tế - xã hội. Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tƣ hàng năm đƣợc phân bổ:

+ Trích kinh phí quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam. + Trích quỹ khen thƣởng và phúc lợi.

+ Phần còn lại đƣợc phân bổ vào các quỹ Bảo hiểm . * Về lãi suất đầu tư:

Lãi suất của các khoản cho hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Chính sách theo lãi suất thị trƣờng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc công bố; lãi suất cho Ngân sách Nhà nƣớc vay, mua cơng trái, trái phiếu Chính phủ do Chính phủ quyết định.

* Cơ chế tạo lập nguồn vốn:

Nguồn vốn đầu tƣ = Số dƣ năm trƣớc + Tổng thu BHXH -

Tổng chi BHXH

quỹ BHXH chuyển sang trong năm trong năm

* Đánh giá chung:

- Việc áp dụng nguồn tồn tích qua các năm đã khơng phân biệt rõ nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, từ đó gây khó khăn cho cơng việc hoạch định nguồn vốn cho hoạt động đầu tƣ.

- Với phƣơng pháp đã áp dụng chỉ xác định cho từng năm mà không phục vụ cho chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn. Việc xác định cho từng năm chỉ phù hợp cho nguồn vốn đầu tƣ ngắn hạn.

- Các quy định pháp lý chƣa thể hiện đƣợc nguyên tắc đa dạng hố danh mục đầu tƣ.

- Các hình thức đầu tƣ từ quỹ BHXH còn đơn giản.

Ngày 20/01/2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định số 04/2011/QĐ-TTg về việc Quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam. Trong đó, tại điều 7 có quy định Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm cân đối nguồn vốn để thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trƣởng các quỹ bảo hiểm trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thơng qua.

Ngày 17/07/2012, Bộ Tài chính ban hành thơng tƣ số 113/2012/TT-BTC về Quy định chi tiết về hoạt động đầu tƣ để bảo toàn và tăng trƣờng các quỹ bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý. Thơng tƣ đã quy định chi tiết quy trình, thủ tục cho vay đối với Ngân sách nhà nƣớc, các Ngân hàng thƣơng

mại Nhà nƣớc, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội; và các hình thức đầu tƣ khác.

3.2.2. Tình hình đầu tƣ tăng trƣởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Namgiai đoạn 2008-2014 giai đoạn 2008-2014

3.2.2.1. Tình hình cân đối thu chi quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014, số thu BHXH bắt buộc ƣớc là 130.059,2 tỷ đồng, tăng 22,35% so với cùng kỳnăm 2013, tƣơng ƣƣ́ng với số thu tăng 23.754,6 tỷ đồng, vƣợt1,95% so với dự toán đƣợc giao (Theo Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc giao dự tốn thu, chi năm 2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì trong năm 2014, dự tốn thu BHXH bắt buộc là 127.574 tỷ đồng).

Năm 2014, ngân sách Nhà nƣớc chuyển sang quỹ BHXH để chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH đối với đối tƣợng hƣởng từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc bảo đảm là 43.456 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2013.

Năm 2014, số nợ BHXH là 5.578 tỷ đồng, bằng 4,93% tổng sốphải thu, giảm 10,8% so với năm 2013, tƣơng ƣƣ́ng với sốnơ ̣giảm là 678 tỷ đồng . Doanh nghiêp ̣ cóvốn nƣớc ngồi và tổ chức nƣớc ngồi có sốnơ ̣nhiều nhất.

Năm 2014, số chi từ quỹ BHXH bắt buộc ƣớc là 86.106,7 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm 2013, tƣơng đƣơng10.516,3 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do tăng số ngƣời hƣởng mới và điều chỉnh tăng mức hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hàng tháng từ tháng 7 năm 2013. Cụ thể chi các quỹ nhƣ sau:

- Chi từ quỹ hƣu trí và tử tuất: Số chi ƣớc thực hiện năm 2014 là 71.656,4 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2013. Trong đó, chi trợ cấp hàng tháng là 59.719 tỷ đồng, trợ cấp một lần là 11.937 tỷ đồng (bao gồm cả tiền trích đóng bảo hiểm y tế là 2.615 tỷ đồng). Số ngƣời hƣởng hàng tháng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2014 là 1.378.353 ngƣời, tăng 8,27% so với năm 2013 (trong đó có 1.291.155 ngƣời hƣởng lƣơng hƣu); 605.783 ngƣời hƣởng BHXH một lần.

- Chi từ quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN): Số chi ƣớc thực hiện năm 2014 là 473,3 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2013. Trong đó, chi trợ cấp hàng tháng cho 36.770 ngƣời với số tiền là 363 tỷ đồng, chi trợ cấp một lần là 110 tỷ đồng (gồm cả tiền trích đóng bảo hiểm y tế là 3,4 tỷ đồng).

- Chi từ quỹ ốm đau và thai sản: Số chi ƣớc thực hiện năm 2014 là 13.977 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2013. Trong đó, chi ốm đau cho 4.971.168 lƣợt ngƣời với số tiền là 1.466 tỷ đồng, chi thai sản cho 1.211.945 lƣợt ngƣời với số tiền là 12.057 tỷ đồng, chi dƣỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản cho 283.195 lƣợt ngƣời với số tiền là 454 tỷ đồng.

Trên cơ sở số liệu thu từ đóng góp của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động và chi thực hiện các chế độ BHXH, số liệu cân đối thu chi theo các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

Bảng 3.1: Cân đối thu- chi quỹ BHXH bắt buộc giai đoạn 2008 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu

1 Quỹ ốm đau và thai sản - Số thu - Số chi - Tỷ lệ số chi/số thu 2 Quỹ TNLĐ-BNN - Số thu - Số chi - Tỷ lệ số chi/số thu 3 Quỹ hƣu trí và tử

TT Chỉ tiêu - Số thu - Số chi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w