Doanh số kinh doanh ngoại tệ tại VCB giai đoạn 2008 2013

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 442 (Trang 46 - 49)

Doanh số bán ngoại tệ 23.2 22.4 178 173 HT 12.8 Tổng doanh số mua bán

ngoại tệ 46.0 44.6 35.2 34.5 24.1 26.3

Tốc độ tăng trưởng mua

bán ngoại tệ tương đối - -1.4 -9.4 -0.7 -10.4 2.2

Tốc độ tăng trưởng mua

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank các năm từ 2008 - 2013)

Qua bảng trên có thể thấy rằng, từ năm 2008 - 2013, doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ là gần như tương đương nhau. Từ năm 2008 - 2011, doanh số mua ngoại tệ thấp hơn doanh số bán ngoại tệ. Điều đó cũng phản ánh đúng thực trạng trên thị trường ngoại hối Việt Nam - đó là trạng thái khan hiếm ngoại tệ. Giai đoạn này, tỷ giá USD/VNĐ biến động thất thường và khá phức tạp. Do ảnh hưởng của tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân Việt Nam và tình trạng lạm phá cao, VND mất giá so với USD nên người dân và các doanh nghiệp có USD khơng muốn bán ngoại tệ làm tỷ giá USD/VND tăng mạnh. Trong khi đó, nhu cầu thanh tốn ngoại

2009 2010 2011 2012 2013 Hợp đồng hoán đổi ___________ 3 670 400 785 568 2 678 869 11 506 397 9 302 023 Hợp đồng kỳ hạn 145 704 1 564 226 17 968 332 10 817 048 ' 37

tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu vẫn tăng cao, chính vì thế dẫn tới tình trạng mất cân đối cung - cầu ngoại tệ như trên.

Bước sang năm 2011, với những chính sách thắt chặt về tiền tệ, giảm giá VND, giảm trần lãi suất huy động USD,... đã giúp ổn định tỷ giá, giảm tình trạng đơ la hóa và giảm tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Giai đoạn 2012 - 2013, doanh số bán ra cao hơn doanh số mua vào là bởi tỷ giá đã ổn định, nền kinh tế nhập siêu, nhu cầu về ngoại tệ giảm so với thời kì trước.

Tuy nhiên có thể thấy từ năm 2008 - 2012 có một sự sụt giảm trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank. Điều đó có thể được nhìn thấy trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ tại VCB giai đoạn 2008 - 2013

(đơn vị: tỷ USD) ^MĨổng doanh số mua bán ngoại tệ Doanh số mua Doanh số bán ------Tổng doanh số mua bán ngoại tệ

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank các năm từ 2008 - 2013)

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy từ năm 2008 - 2012, doanh số mua - bán ngoại tệ tại Vietcombank có nhiều biến động. Năm 2008, doanh số mua - bán ngoại tệ đạt 46 tỷ USD. Năm 2009, doanh số mua - bán ngoại tệ đạt 44.6 tỷ USD, giảm nhẹ 3,04% so với năm 2008. Năm 2010 là năm rất khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ do tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tình trạng căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài doanh số mua bán ngoại tệ giảm mạnh, chỉ đạt 35,2 tỷ USD giảm 21,07% so với năm 2009. Bước sang năm 2011,

38

mặc dù vẫn cịn nhiều khó khăn nhưng với việc đa dạng hóa các sản phẩm và triển khai các giải pháp khai thác các nguồn cung ngoại tệ, Vietcombank đạt doanh số mua - bán ngoại tệ ở mức 34,5 tỷ USD, giảm nhẹ 2% so với năm 2010. Năm 2012, ngay từ đầu năm, NHNN đã đưa ra mục tiêu tỷ giá dao động tối đa không quá 3% và những chính sách tiền tệ thắt chặt, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 24,1 tỷ USD, giảm 32,56% so với năm 2011. Năm 2013, nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi tích cực, cùng với việc tăng cường công tác nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tăng cường bán chéo sản phẩm, thu hẹp biên độ chào giá, mở rộng mạng lưới khách hàng, doanh số mua bán ngoại tệ tăng 9,1% so với năm 2012, đạt 26,3 tỷ USD.

Mặc dù doanh số mua bán ngoại tệ giai đoạn 2008 - 2013 có nhiều biến động nhưng Vietcombank vẫn là ngân hàng đi đầu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và có ảnh hưởng khơng nhỏ tới thị trường ngoại hối Việt Nam. Năm 2013, với những chính sách mới, ngân hàng đang cố gắng đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường ngoại hối nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

b. Doanh số các giao dịch phái sinh ngoại tệ tại Vietcombank

Trong sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM, Vietcombank cũng phát triển các sản phẩm ngoại tệ mới bên cạnh các sản phẩm ngoại tệ truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Đó là các sản phẩm ngoại hối phái sinh như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,..

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 442 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w