Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 442 (Trang 37)

Biểu đồ 2.5 : Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ tại VCB từ 2008 2013

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hố, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án.. .cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử. Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với mơi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao...Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.

Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là

27

“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 79 chi nhánh và hơn 330 phòng giao dịch trên tồn quốc,2 cơng ty con tại Việt Nam, 2 cơng ty con và 1 văn phịng đại diện tại nước ngồi, 6 cơng ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phát triển một hệ thống Autobank với gần 2.000 máy ATM và trên 43.500 điểm chấp nhận thanh tốn thẻ (POS) trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.700 ngân hàng đại lý tại trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2.1.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương.

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Trong những năm gần đây, với mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, không chỉ hướng tới những khách hàng bán buôn truyền thống, Vietcombank đang không ngừng mở rộng hoạt động, hướng tới các khách hàng bán lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vốn huy động của Vietcombank gồm vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, từ dân cư và từ phát hành giấy tờ có giá. Hiện nay, Vietcombank là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm nội tệ và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn phong phú, thu hút nguồn vốn nhà rỗi trong dân cư và doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại Vietcombank từ 2009 - 2013

(Đơn vị tính:tỷ đồng)

28

Trong giai đoạn từ 2009 - 2013, huy động vốn của Vietcombank có mức tăng trưởng khá ổn định nhờ chính sách huy động linh hoạt và chủ động. Vietcombank đã giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng chi nhánh, đồng thời tích cực đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn có lãi suất hợp lý, đi kèm các chương trình khuyến mại, đầu tư cho hệ thống cơng nghệ thích đáng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn. Các chi nhánh Vietcombank đã chủ động trong việc xâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng chu đáo. Kết quả là, nguồn vốn của Vietcombank tăng trưởng rất tốt. Năm 2009, huy động vốn đạt 159989 tỷ đồng và đến năm 2013, Vietcombank đã huy động được 334259 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần vốn huy động năm 2009. Đây là một nỗ lực đáng kể của Ngân hàng trong giai đoạn này. Có được kết quả như vậy là nhờ trong thời gian qua, ngân hàng Vietcombank đã chủ động tiếp cận các nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi thanh tốn để tăng hiệu quả hoạt động, tăng cường tiếp xúc tạo mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức có nguồn thanh toán ổn định tại các tỉnh, thành phố. Bằng uy tín và chính sách huy động linh hoạt, phù hợp, tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank ngày càng ổn định và tăng trưởng vững mạnh.

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương

Việt Nam.

Trong bối cảnh nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn nhưng Vietcombank đã phát huy vai trò của một ngân hàng thương mại Nhà nước lớn trong điều hành công tác tín dụng. Ngân hàng luôn gương mẫu bám sát chỉ đạo, điều hành của Chính Phủ, đảm bảo an tồn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Thời gian gần đây, Vietcombank đã tích cực triển khai nhiều chương trình lãi suất ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp nhằm mở rộng tín dụng có hiệu quả và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Tính riêng năm 2013, doanh số giải ngân cho các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất đạt hơn 200 nghìn tỷ đồng. Tập trung gần 42% nguồn vốn tín dụng để giải ngân cho vay các lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp vừa và nhỏ và các ngành công nghệ cao. Hoạt động tín dụng của ngân hàng Vietcombank được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ sau:

Chỉ tiêu_________________________ 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh số thanh toán XNK (tỷ USD) 25.6 31.0 38.8 38.1 41.6

Tỷ trọng TTQT trong tổng kim

ngạch XNK (%) _____________

22% 20% 19.2% 17% 15.8%

29

Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của VCB giai đoạn 2009 - 2013

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB từ 2009 - 2013)

Từ năm 2009 đến năm 2013, dư nợ tín dụng ln tăng đều qua các năm. Năm 2010, dư nợ tín dụng đạt 176 814 tỷ đồng, tăng 24,9% so với năm 2009. Năm 2011 và năm 2012, dư nợ tín dụng tiếp tục tăng trưởng ở mức 209 418 tỷ đồng và 241163 tỷ đồng. Sang năm 2013, dư nợ đạt 278 357 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2012. Mặc dù tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nhưng có thể thấy trong giai đoạn vừa qua, dự nơ cho vay của Vietcombank tăng trưởng khá ổn định qua các năm. Đây là kết quả đáng ghi nhận của Vietcombank trong hoạt động kinh doanh của mình, giúp khẳng định thương hiệu và tên tuổi của mình trên thị trường ngân hàng.

2.1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank

Với ưu thế là ngân hàng truyền thống và có uy tín trong cung cấp các sản phẩm ngoại tệ và thanh toán quốc tế, cùng 1700 quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới, Vietcombank luôn giữ được vị trí dẫn đầu trong hoạt động thanh tốn quốc tế, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2009 - 2013, doanh số thanh toán quốc tế của Vietcombank tăng trưởng qua các năm, khẳng định vị trí của ngân hàng trong lĩnh vực này.

30

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB từ 2009 - 2013)

Năm 2009, tuy chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thối tồn cầu, doanh số thanh toán quốc tế tại Vietcombank chỉ đạt 25,62 tỷ USD. Sang năm 2010, doanh số thanh toán XNK tăng 2,1% đạt 31 tỷ USD. Từ 2011 - 2013, doanh số thanh toán XNK tăng đều qua các năm, năm 2013 đạt 41,6 tỷ USD, tăng gấp 1,6 lần năm 2009.

Tuy doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng nhưng hiện nay Vietcombank phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác nên tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng giảm, năm 2013, tỷ trọng thanh toán quốc tế của Vietcombank đạt 15,8% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Ngân hàng đang nỗ lực đưa ra những dịch vụ thanh tốn quốc tế với nhiều lợi ích giúp hỗ trợ khách hàng một cách tối ưu nhất.

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam. TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank được hình thành từ rất sớm nhưng chính thức được coi trọng kể từ năm 1993 khi một bộ phận được tách ra từ phòng Kế hoạch kinh doanh thuộc Hội sở chính với tên gọi là “Phịng kinh doanh ngoại tệ”. Thời gian đầu hoạt động kinh doanh ngoại tệ của phòng chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay để phục vụ khách hàng xuất nhập khẩu. Số lượng cán bộ thực hiện nghiệp vụ này khơng nhiều, chỉ có vài cán bộ tại hội sở chính. Mặc dù được trang bị hệ thống giao dịch và màn hình của Reuters phục vụ hoạt động giao dịch nhưng chưa có hệ thống phần mềm theo dõi quản lý các giao dịch. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong giai đoạn này cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đạt được một số mục tiêu cơ bản qua các năm:

31

Từ năm 1993 - 2001: Chuyển đổi và nâng cao nhận thức, ý thức của các Chi nhánh trong toàn hệ thống về vai trò của hoạt động kinh doanh tiền tệ. Các chi nhánh đã dần chủ động trong cân đối cung cầu ngoại tệ nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng và đảm bảo tính hiệu quả cho Ngân hàng, giảm dần phụ thuộc và Hội sở chính.

Từ năm 2002 - 2003: Xây dựng, chuẩn hóa mơ hình, qui trình hoạt động, tập trung đào tạo nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả kinh doanh ngoại tệ cho các Chi nhánh.

Từ năm 2004 - 2005: Tập trung đào tạo nguồn lực, điều chỉnh mơ hình tổ chức, cơng nghệ, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động. Cơ chế quản lý trạng thái ngoại tệ được điều chỉnh theo hướng tập trung về Hội sở chính đi liền với việc linh hoạt hóa cơ chế giao dịch giữa Hội sở chính và chi nhánh, giúp cho việc quản lý trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống an toàn hơn, hiệu quả hơn, phát huy được sức mạnh của toàn hệ thống.

Năm 2006 - 2013: tiếp tục điều chỉnh mơ hình tổ chức, mở rộng đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường mối quan hệ với khách hàng đi liền với mục tiêu tăng trưởng bền vững, an toàn, hiệu quả.

Vietcombank cung cấp cho khách hàng các dịch vụ kinh doanh ngoiaj tệ gồm: mua bán giao ngay (spot), mua bán ngoại tệ kỳ hạn (forward), mua bán ngoại tệ hoán đổi (swap), hợp đồng tương lai (future), hợp đồng quyền chọn (options), thu đổi tiền mặt ngoại tệ với các loại ngoại tệ mạnh trên thị trường quốc tế như: USD, EUR, JPY, GBP, CAD, AUD, SDG, HKD, NOK, CHF, THB, DKK,.

2.2.1. Cơ sở pháp lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NH TMCP Ngoại thương hiện nay luôn tuân thủ theo các quy định do NHNN cũng như Chính phủ ban hành như:

- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL - UBTVQH11 do ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 13/12/2005 và có hiệu lực ngày 01/06/2006 và Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối.

32

- Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11/4/2008 hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng.

- Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 06/11/2008 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín đụng được phép hoạt động ngoại hối.

- Quyết định số 1972/QĐ-NHNN ngày 31/08/2011 về áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng cho tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng ở nước ngồi

- Thông tư số 06/2011/TT-NHNN quy định về điều tra thống kê tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối

- Thông tư số 20/2011/TT-NHNN quy định về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép

- Thơng tư 07/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

- Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

- Thông tư số 33/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 hướng dẫn thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép

Không chỉ hoạt động theo các văn bản, quy định của NHNN, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank còn tuân theo các văn bản mà ngân hàng ban hành sau:

- Quy định về kinh doanh ngoại tệ” ngày 31/12/2008

- Quy định về mua bán và điều hòa ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam số 173/QĐ.NHNT - KDNT ngày 29/09/2010 do Tổng Giám đốc ký ban hành và các văn bản liên quan khác.

2.2.2. Mơ hình kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

33

Với quá trình đổi mới và hoàn thiện, hệ thống và mơ hình tổ chức của Vietcombank được thay đổi theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của một ngân hàng hiện đại. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NH TMCP Vietcombank được tổ chức theo mơ hình tập trung, gồm phòng kinh doanh ngoại tệ (Dealing Room) tại trụ sở chính và bộ phận kinh doanh ngoại tệ tại các chi nhánh.

a. Phòng kinh doanh ngoại tệ (Dealing Room) tại trụ sở chính của Ngân hàng:

Phịng kinh doanh ngoại tệ là phịng chịu sự quản lý trực tiếp của ban lãnh đạo Ngân hàng, thực hiện chức năng hoạt động ngoại tệ của toàn hệ thống. Đây cũng là đầu mối duy nhất của Ngân hàng được quyền thực hiện kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng và trên thị trường quốc tế. Tại trụ sở chính, các NHTM tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi với các chi nhánh trong cùng hệ thống Ngân hàng, với các Ngân hàng khác trên thị trường liên Ngân hàng, kinh doanh chênh lệch tủy giá và thực hiện giao dịch hoán đổi với Ngân hàng Nhà nước.

Ngay từ khi mới ra đời (11/1993) hai Dealing room của Vietcombank là các Dealing Room đầu tiên ở Việt Nam đã giao dịch trực tiếp với 50 Ngân hàng nước ngoài ở Singapore, New York, Hong Kong, Tokyo, Bangkok, Sydney, Zurich, Frankfurt, Paris, London và các nơi khác. Dealing room tại Vietcombank được tổ chức ở Hội sở chính và Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh với ngun tắc phịng kinh doanh ngoại tệ tại Hội sở chính và bộ phận Kinh doanh ngoại tệ thuộc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh được trực tiếp kinh doanh ngoại tệ trên thị trường Liên ngân hàng còn các chi nhánh khác chỉ được thực hiện mua bán ngoại tệ với khách hàng và Hội sở để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Ngồi ra, Dealing room cịn có chức năng chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kinh doanh ngoại tệ với các chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng, thực hiện quản lý vốn tập trung cho toàn hệ thống, và đồng thời còn đảm nhiệm việc quản lý, đầu tư nguồn ngoại tệ nhàn rỗi một cách hiệu quả nhằm mang lại lợi ích tối đa cho ngân hàng.

34

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ được tổ chức gồm có 3 phịng liên quan, đó là: Phịng kinh doanh - Front Office, phòng quản lý rủi ro (Middle Office), phịng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 442 (Trang 37)