Biểu đồ 2.5 : Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ tại VCB từ 2008 2013
2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng
2.2.1. Cơ sở pháp lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NH TMCP Ngoại thương hiện nay luôn tuân thủ theo các quy định do NHNN cũng như Chính phủ ban hành như:
- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL - UBTVQH11 do ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 13/12/2005 và có hiệu lực ngày 01/06/2006 và Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối.
32
- Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11/4/2008 hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng.
- Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 06/11/2008 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín đụng được phép hoạt động ngoại hối.
- Quyết định số 1972/QĐ-NHNN ngày 31/08/2011 về áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng cho tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng ở nước ngồi
- Thông tư số 06/2011/TT-NHNN quy định về điều tra thống kê tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối
- Thông tư số 20/2011/TT-NHNN quy định về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép
- Thơng tư 07/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
- Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thông tư số 33/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 hướng dẫn thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép
Không chỉ hoạt động theo các văn bản, quy định của NHNN, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank còn tuân theo các văn bản mà ngân hàng ban hành sau:
- Quy định về kinh doanh ngoại tệ” ngày 31/12/2008
- Quy định về mua bán và điều hòa ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam số 173/QĐ.NHNT - KDNT ngày 29/09/2010 do Tổng Giám đốc ký ban hành và các văn bản liên quan khác.
2.2.2. Mơ hình kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
33
Với quá trình đổi mới và hoàn thiện, hệ thống và mơ hình tổ chức của Vietcombank được thay đổi theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của một ngân hàng hiện đại. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NH TMCP Vietcombank được tổ chức theo mơ hình tập trung, gồm phòng kinh doanh ngoại tệ (Dealing Room) tại trụ sở chính và bộ phận kinh doanh ngoại tệ tại các chi nhánh.
a. Phòng kinh doanh ngoại tệ (Dealing Room) tại trụ sở chính của Ngân hàng:
Phịng kinh doanh ngoại tệ là phịng chịu sự quản lý trực tiếp của ban lãnh đạo Ngân hàng, thực hiện chức năng hoạt động ngoại tệ của toàn hệ thống. Đây cũng là đầu mối duy nhất của Ngân hàng được quyền thực hiện kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng và trên thị trường quốc tế. Tại trụ sở chính, các NHTM tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi với các chi nhánh trong cùng hệ thống Ngân hàng, với các Ngân hàng khác trên thị trường liên Ngân hàng, kinh doanh chênh lệch tủy giá và thực hiện giao dịch hoán đổi với Ngân hàng Nhà nước.
Ngay từ khi mới ra đời (11/1993) hai Dealing room của Vietcombank là các Dealing Room đầu tiên ở Việt Nam đã giao dịch trực tiếp với 50 Ngân hàng nước ngoài ở Singapore, New York, Hong Kong, Tokyo, Bangkok, Sydney, Zurich, Frankfurt, Paris, London và các nơi khác. Dealing room tại Vietcombank được tổ chức ở Hội sở chính và Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh với ngun tắc phịng kinh doanh ngoại tệ tại Hội sở chính và bộ phận Kinh doanh ngoại tệ thuộc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh được trực tiếp kinh doanh ngoại tệ trên thị trường Liên ngân hàng còn các chi nhánh khác chỉ được thực hiện mua bán ngoại tệ với khách hàng và Hội sở để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Ngồi ra, Dealing room cịn có chức năng chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kinh doanh ngoại tệ với các chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng, thực hiện quản lý vốn tập trung cho toàn hệ thống, và đồng thời còn đảm nhiệm việc quản lý, đầu tư nguồn ngoại tệ nhàn rỗi một cách hiệu quả nhằm mang lại lợi ích tối đa cho ngân hàng.
34
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ được tổ chức gồm có 3 phịng liên quan, đó là: Phịng kinh doanh - Front Office, phòng quản lý rủi ro (Middle Office), phịng thanh tốn (Back - office).
• Phịng kinh doanh - Front Office: là nơi mua bán ngoại tệ trực tiếp trên thị trường liên ngân hàng. Đây là nơi mà yêu cầu cán bộ kinh doanh ngoại tệ phải có trình độ, năng lực do tỷ giá luôn luôn thay đổi từng giờ, từng ngày. Phòng kinh doanh ln có cuộc giao ban vào đầu giờ làm việc để xem xét những biến động của thị trường qua đêm, thảo luận về các diễn biến của thị trường, các đồng tiền liên quan và nội dung kế hoạch trong ngày. Cán bộ phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm cuối cùng về lãi lỗ trong hoạt động của mình và phải đảm bảo hoạt động của mình ln nằm trong giới hạn quản lý rủi ro cho phép.
• Phịng quản lý rủi ro - Middle Office: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi, giám sát hạn mức mà mỗi dealer được phép sử dụng, tránh không để cán bộ kinh doanh ngoại tệ giao dịch với mức vượt thẩm quyền và quá mạo hiểm trong kinh doanh.
• Phịng thanh toán - Back Office: đây là phịng có chức năng độc lập, có nhiệm vụ xác nhận giao dịch, thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư và sao kê tài khoản.
b. Bộ phận kinh doanh ngoại tệ tại các Chi nhánh.
Bộ phận kinh doanh ngoại tệ tại các chi nhánh có vai trị khá quan trọng, họ là người trực tiếp kinh doanh ngoại tệ với khách hàng. Bộ phận này thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện mua bán với trụ sở chính và với các tổ chức kinh doanh là pháp nhân của Việt Nam có nguồn thu ngoại tệ và nhu cầu về ngoại tệ phù hợp với quy định quản lý ngoại tệ hiện hành
- Được phép mua ngoại tệ với các tổ chức tín dụng, nhưng khơng được phép bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng( kể cả cho các chi nhánh trong cùng hệ
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Doanh số mua ngoại tệ 22.8 22.2 174 17.2 124 13.5
35
thống), nếu dư thừa ngoại tệ, Chi nhánh phải bán ngoại tệ đó cho trụ sở chính để cân đối ngoại tệ cho toàn hệ thống.
- Các chi nhánh thường tiến hành mua bán giao ngay, kì hạn và hoán đổi với các khách hàng là cá nhân hay tổ chức kinh tế trên địa bàn của chi nhánh theo tỷ giá VND với các ngoại tệ khác do chi nhánh tự ấn định dựa trên cơ sở tỷ giá do trụ sở chính thơng báo.
- Đối với các hoạt động ngoại tệ khác như: thanh toán quốc tế, vay và cho vay ngoại tệ, mua bán, chiết khấu hay cầm cố các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ thương được các NHTM tiến hành ở phịng thanh tốn quốc tế và phịng tín dụng
Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng TMCP Vietcombank chưa thực sự tách biệt và vẫn được tổ chức đan xen kết hợp với các hoạt động khác của Ngân hàng.
2.2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NH TMCPVietcombank. Vietcombank.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn là một hoạt động chính mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng Vietcombank. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của NHNT hình thành từ rất sớm nhưng chính thức được tách ra từ phòng Kế hoạch kinh doanh thuộc Hội sở chính từ năm 1993 với tên gọi là “Phòng kinh doanh ngoại tệ”. Thời gian đầu, hoạt động phòng chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay để phục vụ khách hàng xuất nhập khẩu. Từ năm 1993 cho đến nay, phịng khơng chỉ kinh doanh ngoại tệ giao ngay mà còn thực hiện các chức năng quản lý trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống theo quy định của Ngân hàng nhà nước, thực hiện giao dịch mua bán trên thị trường liên Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và các chi nhánh, thực hiện quản lý vốn ngoại tệ tập trung cho từng hệ thống, quản lý và đầu tư nguồn ngoại tệ nhàn rỗi một cách hiệu quả, đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống đồng thời tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh đầu tư nhằm tạo nguồn thu cho NHNT.
Trong các năm qua, NHNT đã cung cấp cho khách hàng các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ gồm: mua bán giao ngay (spot), mua bán ngoại tệ kỳ hạn ((forward),
36
mua bán ngoại tệ hoán đổi (swap), thu đổi tiền mặt ngoại tệ với các loại ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi trên thị trường quốc tế.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNT từ năm 2008 - 2013 có những chuyển biến quan trọng. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá về doanh số, về lợi nhuận, về thu nhập của hoạt động kinh doanh ngoại tệ, về rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và qua một số chỉ tiêu định tính, cụ thể như sau:
2.2.3.1. Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ. a. Doanh số kinh doanh ngoại tệ
Kinh doanh ngoại tệ là thế mạnh của ngân hàng nên doanh số kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank luôn ở mức cao so với các ngân hàng khác ở Việt Nam.
Bảng 2.2: Doanh số kinh doanh ngoại tệ tại VCB giai đoạn 2008 - 2013
Doanh số bán ngoại tệ 23.2 22.4 178 173 HT 12.8 Tổng doanh số mua bán
ngoại tệ 46.0 44.6 35.2 34.5 24.1 26.3
Tốc độ tăng trưởng mua
bán ngoại tệ tương đối - -1.4 -9.4 -0.7 -10.4 2.2
Tốc độ tăng trưởng mua
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank các năm từ 2008 - 2013)
Qua bảng trên có thể thấy rằng, từ năm 2008 - 2013, doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ là gần như tương đương nhau. Từ năm 2008 - 2011, doanh số mua ngoại tệ thấp hơn doanh số bán ngoại tệ. Điều đó cũng phản ánh đúng thực trạng trên thị trường ngoại hối Việt Nam - đó là trạng thái khan hiếm ngoại tệ. Giai đoạn này, tỷ giá USD/VNĐ biến động thất thường và khá phức tạp. Do ảnh hưởng của tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân Việt Nam và tình trạng lạm phá cao, VND mất giá so với USD nên người dân và các doanh nghiệp có USD khơng muốn bán ngoại tệ làm tỷ giá USD/VND tăng mạnh. Trong khi đó, nhu cầu thanh tốn ngoại
2009 2010 2011 2012 2013 Hợp đồng hoán đổi ___________ 3 670 400 785 568 2 678 869 11 506 397 9 302 023 Hợp đồng kỳ hạn 145 704 1 564 226 17 968 332 10 817 048 ' 37
tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu vẫn tăng cao, chính vì thế dẫn tới tình trạng mất cân đối cung - cầu ngoại tệ như trên.
Bước sang năm 2011, với những chính sách thắt chặt về tiền tệ, giảm giá VND, giảm trần lãi suất huy động USD,... đã giúp ổn định tỷ giá, giảm tình trạng đơ la hóa và giảm tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Giai đoạn 2012 - 2013, doanh số bán ra cao hơn doanh số mua vào là bởi tỷ giá đã ổn định, nền kinh tế nhập siêu, nhu cầu về ngoại tệ giảm so với thời kì trước.
Tuy nhiên có thể thấy từ năm 2008 - 2012 có một sự sụt giảm trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank. Điều đó có thể được nhìn thấy trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ tại VCB giai đoạn 2008 - 2013
(đơn vị: tỷ USD) ^MĨổng doanh số mua bán ngoại tệ Doanh số mua Doanh số bán ------Tổng doanh số mua bán ngoại tệ
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank các năm từ 2008 - 2013)
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy từ năm 2008 - 2012, doanh số mua - bán ngoại tệ tại Vietcombank có nhiều biến động. Năm 2008, doanh số mua - bán ngoại tệ đạt 46 tỷ USD. Năm 2009, doanh số mua - bán ngoại tệ đạt 44.6 tỷ USD, giảm nhẹ 3,04% so với năm 2008. Năm 2010 là năm rất khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ do tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tình trạng căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài doanh số mua bán ngoại tệ giảm mạnh, chỉ đạt 35,2 tỷ USD giảm 21,07% so với năm 2009. Bước sang năm 2011,
38
mặc dù vẫn cịn nhiều khó khăn nhưng với việc đa dạng hóa các sản phẩm và triển khai các giải pháp khai thác các nguồn cung ngoại tệ, Vietcombank đạt doanh số mua - bán ngoại tệ ở mức 34,5 tỷ USD, giảm nhẹ 2% so với năm 2010. Năm 2012, ngay từ đầu năm, NHNN đã đưa ra mục tiêu tỷ giá dao động tối đa không quá 3% và những chính sách tiền tệ thắt chặt, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 24,1 tỷ USD, giảm 32,56% so với năm 2011. Năm 2013, nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi tích cực, cùng với việc tăng cường công tác nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tăng cường bán chéo sản phẩm, thu hẹp biên độ chào giá, mở rộng mạng lưới khách hàng, doanh số mua bán ngoại tệ tăng 9,1% so với năm 2012, đạt 26,3 tỷ USD.
Mặc dù doanh số mua bán ngoại tệ giai đoạn 2008 - 2013 có nhiều biến động nhưng Vietcombank vẫn là ngân hàng đi đầu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và có ảnh hưởng khơng nhỏ tới thị trường ngoại hối Việt Nam. Năm 2013, với những chính sách mới, ngân hàng đang cố gắng đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường ngoại hối nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
b. Doanh số các giao dịch phái sinh ngoại tệ tại Vietcombank
Trong sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM, Vietcombank cũng phát triển các sản phẩm ngoại tệ mới bên cạnh các sản phẩm ngoại tệ truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Đó là các sản phẩm ngoại hối phái sinh như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,..
Bảng 2.3: Doanh số các giao dịch phái sinh tiền tệ tại VCB từ 2009 - 2013
5,3 5,32 5,42 5,19 5,27 5,2 8,5 9,37 10,4 10,92 11,48 12,17 30,3 31,21 31,88 32,69 33,12 34,1 55,9 54,1 I 52,3 I 51,2 I 50,13 I 48,53
(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB các năm từ 2009 - 2013)
39
Các sản phẩm ngoại hối phái sinh: hợp đồng hoán đổi hay hợp đồng kỳ hạn tuy còn chưa phổ biến do còn mới được áp dụng vào thị trường nhưng doanh số giao dịch đã có sự tăng trưởng qua các năm. Việc thực hiện hợp đồng hoán đổi và hợp đồng từ 2009 đến nay có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2012, doanh số thực hiện hợp đồng hoán đổi tiền tệ là 11506397 triệu đồng, tăng gấp 3 lần năm 2009; doanh số thực hiện hợp đồng kỳ hạn đạt 17 968 332 triệu đồng, tăng gấp 11 lần so với năm 2011. Năm 2013, doanh số thực hiện hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn giảm so với năm 2012 nhưng vẫn đạt ở mức cao so với các năm từ 2011 trở về trước. Điều này cho thấy, dù là các sản phẩm khá mới và phức tạp nhưng Ngân hàng Ngoại thương đang cố gắng triển khai các sản phẩm này vào thị trường nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
c. Doanh số kinh doanh ngoại tệ theo loại tiền tệ