Biểu đồ 2.5 : Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ tại VCB từ 2008 2013
2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng
2.2.3.4. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ qua một số chỉ tiêu
định tính.
a. Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng
Có thể thấy rằng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng luôn được Vietcombank đáp ứng một cách kịp thời. Ở những thời điểm xảy ra tình trạng căng thẳng về ngoại tệ, Vietcombank đều thực hiện cách biện pháp linh hoạt, hiệu quả nhằm làm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng như: áp dụng tỷ giá cạnh tranh theo sát diễn biến của thị trường, khai thác các nguồn ngoại tệ từ thị trường liên ngân hàng nhằm cân đối nguồn cung cầu ngoại tệ trong hệ thống.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng chú trọng phát triển, đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như cung cấp các sản phẩm phái sinh: hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kì hạn, hợp đồng quyền chọn,... Đồng thời Vietcombank cũng tăng cường công tác tư vấn, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
b. Quy mơ thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Vietcombank luôn là ngân hàng đi đầu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam. Nguồn ngoại tệ của Ngân hàng được huy động được từ tiền gửi ngoại tệ của cá nhân, của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ các hoạt động tài trợ và từ thị trường liên ngân hàng. Đây là nguồn ngoại tệ khá ổn định và dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Hơn nữa, số lượng chi nhánh được phép thực hiện giao dịch kinh doanh ngoại tệ cũng tăng dần trong các năm qua. Năm 2008, ngân hàng có 58 chi nhánh được phép kinh doanh ngoại tệ. Cho đến năm 2013 có 79 chi nhánh của ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. Trong thời gian tới, Ngân hàng tiếp tục có kế hoạch mở rộng mạng lưới chi nhánh và qua đó mở rộng qui mơ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình. Bên cạnh đó, phịng Kinh doanh ngoại tệ cũng được ngân hàng tập trung đầu tư phát
47
triển từ nguồn nhân lực đến các trang thiết bị máy móc hiện đại. Như vậy, trong tương lai với sự mở rộng về qui mô hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Ngân hàng Ngoại thương sẽ đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, khơng chỉ về số lượng mà cịn về chất lượng.
c. Mạng lưới khách hàng và đối tác.
Về mạng lưới khách hàng, Ngân hàng Ngoại thương đã chú trọng nâng cao tính phối hợp trong toàn hệ thống để tăng cường bán chéo sản phẩm, thu hẹp biên độ chào giá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng mạng lưới khách hàng, qua đó giúp tăng cường doanh số giao dịch và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Bên cạnh các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, ngân hàng cũng đang mở rộng mạng lưới các khách hàng cá nhân và các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Về mạng lưới đối tác, Vietcombank trong những năm gần đây đang tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường để lựa chọn các đối tác tốt, củng cố và mở rộng mối quan hệ với các đối tác chiến lược như ngân hàng Mizuho - Nhật Bản. Trong năm 2013, Vietcombank và Mizuho đã tiếp tục tổ chức 70 phiên hỗ trợ kỹ thuật trong một số mảng hoạt động; kí kết hợp đồng/thỏa thuận dịch vụ giữa 2 bên về mua bán ngoại tệ và một số hoạt động hợp tác kinh doanh khác. Ngân hàng Mizuho cũng đã giới thiệu nhiều khách hàng doanh nghiệp và cá nhân Nhật Bản, đặc biệt là các khách hàng FDI Nhật Bản cho Vietcombank, qua đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Vietcombank, đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như thắt chặt mối quan hệ giữa hai bên.
Ngồi ra, tính tới thời điểm hiện tại, ngân hàng đã có quan hệ đại lý với hơn 1700 ngân hàng khác trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với mạng lưới đối tác rộng lớn đó, ngân hàng Ngoại thương đã có được những cơ hội hợp tác, mở rộng các hoạt động kinh doanh cung ứng dịch vụ ngoại hối. Các bên đối tác cịn trợ giúp mở các khóa đào tạo nâng cao trình độ cũng như kỹ năng xử lý nghiệp vụ của các cán bộ nói chung và cán bộ kinh doanh ngoại tệ nói riêng. Nhờ đó mà ngân hàng có thể học hỏi những kinh nghiệm của các đối tác trong kinh doanh ngoại tệ.
48