Doanh sốcác giao dịch phái sinh tiền tệ tại VCB từ 2009 2013

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 442 (Trang 49)

5,3 5,32 5,42 5,19 5,27 5,2 8,5 9,37 10,4 10,92 11,48 12,17 30,3 31,21 31,88 32,69 33,12 34,1 55,9 54,1 I 52,3 I 51,2 I 50,13 I 48,53

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB các năm từ 2009 - 2013)

39

Các sản phẩm ngoại hối phái sinh: hợp đồng hoán đổi hay hợp đồng kỳ hạn tuy còn chưa phổ biến do còn mới được áp dụng vào thị trường nhưng doanh số giao dịch đã có sự tăng trưởng qua các năm. Việc thực hiện hợp đồng hoán đổi và hợp đồng từ 2009 đến nay có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2012, doanh số thực hiện hợp đồng hoán đổi tiền tệ là 11506397 triệu đồng, tăng gấp 3 lần năm 2009; doanh số thực hiện hợp đồng kỳ hạn đạt 17 968 332 triệu đồng, tăng gấp 11 lần so với năm 2011. Năm 2013, doanh số thực hiện hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn giảm so với năm 2012 nhưng vẫn đạt ở mức cao so với các năm từ 2011 trở về trước. Điều này cho thấy, dù là các sản phẩm khá mới và phức tạp nhưng Ngân hàng Ngoại thương đang cố gắng triển khai các sản phẩm này vào thị trường nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

c. Doanh số kinh doanh ngoại tệ theo loại tiền tệ

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng doanh số mua - bán các loại ngoại tệ từ 2008 - 2013 (%)

100ớ/ o 90ớ/o 80ớ/ 70ớ/ 60ớ/ 50ớ/ 40ớ/ 30ớ/ 20ớ/ 10/ 0Ớ/ 2008 2009 2010 2011 2012 2013

■ N go ại tệ kh

(Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ Vietcombank)

Qua biểu đồ về tỷ trọng doanh số giao dịch từng loại ngoại tệ có thể thấy rằng doanh số mua - bán ngoại tệ tập trung ở đồng USD, chiếm khoảng 50% tổng doanh số mua - bán ngoại tệ, chủ yếu để đáp ứng cho nhu cầu thanh tốn các khoản tín dụng cũng như nhu cầu thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp bằng đồng USD. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh số đồng USD có xu hướng giảm, năm 2008 chiếm 55,9% tổng doanh số, đến năm 2013 giảm nhẹ, đạt 48,53% tổng doanh số mua bán

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Thu từ KDNT giao ngay 2194 3787 4591 5543 2855 3053

40

ngoại tệ. Tỷ trọng doanh số mua - bán đồng USD giảm được thay thế bằng sự gia tăng của đồng EUR và đồng JPY.

Từ năm 2008 - 2013, nhu cầu sử dụng đồng EUR ngày càng gia tăng, do đó mà tỷ trọng doanh số mua bán EUR trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ tăng đều từ 30,3% năm 2008 lên 34,1% năm 2013. Điều này chứng tỏ đồng USD khơng cịn là đồng tiền độc quyền trong giao dịch mua bán mà đồng EUR ngày càng mạnh lên và được sử dụng phổ biến hơn. Theo số liệu của tổng cục Hải quan năm 2013, thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm với tổng kim ngạch 24,33 tỷ USD và chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 39,55 tỷ USD. Qua đó có thể thấy nhu cầu giao dịch bằng đồng EUR là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, doanh số giao dịch bằng EUR vẫn còn khá khiêm tốn. Đây là một hạn chế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Với doanh nghiệp, việc sử dụng đồng EUR sẽ giúp giảm thời gian giao dịch, giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, giảm chi phí trung gian và giảm chi phí chuyển đổi tiền tệ. Đối với ngân hàng, việc tăng tỷ trọng giao dịch đồng EUR sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về ngoại hối, giảm bớt tình trạng khan hiếm đồng USD trong giao dịch. Do đó mà Ngân hàng Ngoại thương nên hướng dẫn khách hàng sử dụng đồng EUR thay vì dùng đồng USD như trước đây để đạt được lợi ích cho cả hai bên.

Bên cạnh đồng USD và đồng EUR thì có thể nhận thấy đồng JPY tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng 10% tổng doanh số mua - bán ngoại tệ nhưng tỷ trọng giao dịch bằng đồng JPY đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2008, tỷ trọng đồng JPY đạt 8,5% nhưng đến năm 2013, tỷ trọng giao dịch đồng JPY tăng lên đáng kể đạt 12,17%. Sở dĩ có sự gia tăng trong tỷ trọng giao dịch đồng JPY là bởi trong những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản tăng khá nhanh nên nhu cầu thanh toán ngoại thương bằng đồng JPY cũng tăng lên.

Tỷ trọng các doanh số các loại ngoại tệ khác từ năm 2008 - 2013 đạt khoảng 5% tổng doanh số mua bán ngoại tệ. Các loại ngoại tệ khác như AUD, GBP, SGD

41

chủ yếu đáp ứng cho việc thanh toán TT, LC và thanh toán cho nhu cầu học tập, du lịch ở nước ngoài.

d. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Vietcombank

Trong những năm gần đây, do sự cạnh tranh của các ngân hàng và do sự biến động chung của tình hình kinh tế, thu nhập của hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng có những biến đổi không nhỏ. Để duy trì thị phần và tăng cường hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của mình, Vietcombank ngoài những nghiệp vụ truyền thống là giao dịch giao ngay thì đã tích cực triển khai các nghiệp vụ phái sinh khác.

Bảng 2.4: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ theo loại giao dịch tại VCB từ 2008 - 2013

Thu từ các cơng cụ tài chính

phái sinh tiền tệ - 4,1 182,8 531,2 500,3 283,9

% thu từ KDNT giao ngay/

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB các năm từ 2008 - 2013)

Trên cơ sở thế mạnh truyền thống của Vietcombank về kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ giao ngay (Spot) vẫn luôn chiếm ưu thế trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng từ khi hình thành và phát triển đến nay. Từ năm 2008 đến 2011, thu nhập từ giao dịch giao ngay luôn tăng, thu nhập năm 2011 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2008. Năm 2012, do có sự giảm sút trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ nên thu nhập từ giao dịch giao ngay giảm đạt 2855 tỷ đồng và tăng 6,9% vào năm 2013, đạt 3035 tỷ đồng.

Mặc dù có sự biến động trong thu nhập từ giao dịch giao ngay nhưng có thể thấy rằng từ năm 2008 - 2013, thu nhập từ giao dịch giao ngay chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm khoảng 90% tổng thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ. Về các công cụ phái sinh tiền tệ, đây là những sản

42

phẩm mới được ngân hàng đưa vào hoạt động trong những năm gần đây nên thu nhập từ các công cụ phái sinh tiền tệ chưa cao. Năm 2013, thu nhập từ các công cụ phái sinh chỉ chiếm 9% trong tổng thu nhập của hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên về giá trị có thể thấy có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2009, thu nhập từ các công cụ phái sinh tiền tệ chỉ đạt 4,1 tỷ USD nhưng đến năm 2011 đã đạt 531.2 tỷ USD, tăng 527.1 tỷ USD. Năm 2012, tiếp tục duy trì mức thu nhập từ các công cụ phái sinh tiền tệ đạt 500,3 tỷ USD và năm 2013 có sự suy giảm 43% đạt 283.9 tỷ USD. Là các sản phẩm mới nhưng thu nhập của các công cụ phái sinh tiền tệ khá tích cực, ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, đưa các sản phẩm phái sinh vào thị trường để gia tăng hiệu quả kinh doanh ngoại tệ cho ngân hàng.

2.2.3.2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank không chỉ thể hiện qua doanh số, thu nhập mà còn thể hiện qua chỉ tiêu về lợi nhuận qua các năm từ 2008 - 2013. Giai đoạn này mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN nhưng Vietcombank vẫn đạt được mức lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ khá ấn tượng.

a. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Biều đồ 2.5: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCB từ 2008 - 2013

(đơn vị: triệu đồng)

■ Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

43

Mức lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ qua các năm tuy có sự biến động nhưng trong thời gian gần đây đều có xu hướng tăng, thể hiện hiệu quả từ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cũng được ngân hàng chú trọng để hoạt động này mang lại hiệu quả cao hơn. Từ năm 2008 - 2013 mặc dù doanh số mua - bán ngoại tệ của Vietcombank giảm nhưng vẫn giữ được lợi nhuận ở mức cao. Năm 2008, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt 952911 triệu đồng, chiếm 26,54% tổng lợi nhuận trước thuế. Năm 2009 là năm đấy khó khăn với các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ vì nguồn cung ngoại tệ hạn chế, chính sách tỷ giá thường xuyên thay đổi và biến động phức tạp làm cho các ngân hàng phải đối diện với nhiều rủi ro. Do đó, lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ Vietcombank đạt 918 309 triệu đồng, giảm 3,6% so với năm 2008. Sang năm 2010, ảnh hưởng những biến động năm 2009, đà sụt giảm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tiếp tục tăng, lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ giảm 38,84% so với năm 2009, đạt 561 680 triệu đồng. Tuy có sự sụt giảm trong năm 2010 nhưng năm 2011, Vietcombank đã bám sát thị trường, liên tục đưa ra các chính sách chỉ đạo để thích ứng với sự thay đổi của thị trường, đồng thời áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ để hạn chế rủi ro. Ket quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm đã đóng góp một nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập của Vietcombank. Do đó, lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ đã đạt 1 179 584 triệu đồng, tăng gấp 2,1 lần năm 2010 và tăng 28% so với năm 2009. Từ năm 2012 đến nay, với việc đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường nghiên cứu và mở rộng thị trường, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ có sự tăng trưởng đáng kể. Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ năm 2012 tiếp tục tăng trưởng ở mức khá ấn tượng 1 487 751 triệu đồng, tăng 26% so với năm 2010. Sang năm 2013, lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ giảm nhẹ 4% so với năm 2012 nhưng vẫn duy trì ở mức cao đạt 1 426 859 triệu đồng.

b. Tỷ trọng lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ trong tổng lợi nhuận trước thuế tại Vietcombank.

Vietcombank là ngân hàng có thế mạnh về ngoại hối và thanh toán quốc tế nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ ln đóng vai trị quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh các hoạt động truyền thống của ngân

44

hàng là huy động và cho vay, thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.

Hiện nay, Vietcombank đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh ngoại tệ như tích cực triển khai các sản phẩm ngoại hối phái sinh vào thị trường, tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng, tăng cường mở rộng các mối quan hệ với khách hàng. Chính vì thế mà có thể thấy rằng, lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ trên tổng lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đang chiếm một tỷ trọng đáng kể.

Bảng 2.5: Tỷ trọng lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ trong tổng lợi nhuận trước thuế Vietcombank từ 2008 - 2013

Lợi nhuận KDNT (triệu đồng) 952,911 918,309 561,680 1,179,584 1,487,751 1,426,859 Tổng lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 3,590,000 5,004,734 5,479,183 5,697,40 5 5,763,897 5,743,076 Lợi nhuận KDNT /Tổng LN trước thuế (%) 26.54 18.35 10.25 20.70 25.81 24.84

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Số món giao dịch 83603 85721 91321 92201 95803 Số món giao dịch gây lỗ 1254 1714 1551 1521 1245 Tỷ trọng số món giao dich gây lỗ(%)

1.5% 2% 1.7% 1.65% 1.3%

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB các năm từ 2008 - 2013)

Trong giai đoạn từ 2008 - 2013, trừ năm 2010, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ luôn chiếm khoảng 20% tổng lợi nhuận trước thuế. Năm 2010, do có sự biến động về tỷ giá và cung cầu ngoại tệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ giảm sút 38,84% nhưng tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng năm 2010 tăng 9,5% so với năm 2009 nên tỷ trọng lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ trong tổng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 10,25%. Tuy nhiên từ năm 2011 đến 2013, hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn chiếm tỷ trong cao trong lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ở mức trên 20%, liên tục tăng từ 20,7% trong năm 2011 và lên đến 24,84% trong

45

năm 2013 chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank.

2.2.3.3 Rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Cùng với sự phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, các nghệp vụ ngân hàng ngày càng được đổi mới, hiện đại và đa dạng hóa trong đó có các giao dịch kinh doanh ngoại tệ với doanh số giao dịch ngày càng tăng. Đây là hoạt động có thể mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng luôn luôn tiềm ẩn rủi ro. Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của quản lý rủi ro, Vietcombank đã và đang nỗ lực hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro của mình. Ngân hàng đã tổ chức lại mơ hình kinh doanh ngoại tệ với 3 phịng bộ phận: Front office, Middle office và Back office. Với rủi ro về tỷ giá, Vietcombank đã xây dựng và áp dụng chặt chẽ mức dừng lỗ cho từng dealer, xây dựng hạn mức trạng thái ngoại tệ cho toàn hệ thống và từng chi nhánh. Ngoài ra, Vietcombank cũng tiến hành các biện pháp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá bằng các nghiệp vụ phái sinh.

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại tệ Vietcombank)

Nhìn trên bảng trên có thể thấy từ năm 2009 - 2013, tỷ lệ số món giao dịch gây lỗ chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số món giao dịch của ngân hàng. Năm 2009, số món gây lỗ là 1254 món, đến năm 2010 số món này tăng 36% lên 1714 món giao dịch. Đó là do năm 2010, tỷ giá trên thị trường có nhiều biến động gây nên sự khó khăn trong việc dự báo tỷ giá của ngân hàng. Đây cũng là một trong những hạn chế của Vietcombank trong quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay, tỷ trọng và số món giao dịch gây lỗ có xu hướng giảm, tỷ trọng chiếm từ 1.7% năm 2011 đến năm 2013 chỉ còn 1.3%. Kết quả này cũng

46

thể hiện Vietcombank đang nỗ lực chú trọng hơn công tác quản lý rủi ro và dự báo tỷ giá để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của mình.

2.2.3.4. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ qua một số chỉ tiêuđịnh tính. định tính.

a. Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng

Có thể thấy rằng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng luôn được Vietcombank đáp ứng một cách kịp thời. Ở những thời điểm xảy ra tình trạng căng thẳng về ngoại tệ, Vietcombank đều thực hiện cách biện pháp linh hoạt, hiệu quả nhằm làm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng như: áp dụng tỷ giá cạnh tranh theo sát diễn biến của thị trường, khai thác các nguồn ngoại tệ từ thị trường liên ngân hàng nhằm cân đối nguồn cung cầu ngoại tệ trong hệ thống.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng chú trọng phát triển, đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như cung cấp các sản phẩm phái sinh: hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kì hạn, hợp đồng quyền chọn,... Đồng thời Vietcombank cũng tăng cường công tác tư vấn, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.

b. Quy mơ thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Vietcombank luôn là ngân hàng đi đầu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam. Nguồn ngoại tệ của Ngân hàng được huy động được từ tiền gửi ngoại tệ của cá nhân, của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ các hoạt động tài trợ và từ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 442 (Trang 49)