6. Kết cấu của bài nghiên cứu
1.2 Một số vấn đề về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.5 Tiêu chí đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng
1.2.5.1 Tỷ lệ nợ xấu
số du nợ xấu
Tỳ lệ nợ xấu = —J------7-----X 100%
“ Tong dư nợ
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 (Theo Thơng tư 02/2014- NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro). Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của Ngân hàng lúc này khơng cịn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. Điều này không những ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận kinh doanh cũng như uy tín của Ngân hàng.
1.2.5.3 Tỷ lệ nợ quá hạn
số du nợ quả hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = ——3----4------:—X 100%
■ Tổng dư nợ
Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng.Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết ,người vay khơng có khả năng trả được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay.Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn , nợ cần chú ý , dợ dưới tiêu chuẩn , nợ nghi ngờ , hoặc là nợ có khả năng mất vốn.
1.2.5.4 Chỉ tiêu định lượng khác
Trong việc đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM, bên cạnh những chỉ tiêu đo lường nợ xấu thì cịn dựa những chỉ tiêu sau:
* Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu
Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu cho biết khả năng chấp nhận rủi ro của NHTM trong giai đoạn nhất định. Nếu tỷ lệ nợ xấu thực tế cao hơn tỷ lệ nợ xấu mục tiêu thì ngân hàng quản lý chưa tốt và ngược lại.
rf r rt Dir 71Ợ xấu cuổí ftỳ — Dir Ĩ1Ợ xấu đầu ỉrỳ
Toc độ gia tăng nợ xẩu =----------:ʒ—ʌ——------------------------------X 100%
■ , Dtr nợ xâu đâu kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng nợ xấu của ngân hàng là bao nhiêu, nợ xấu có nằm trong tầm kiểm sốt của ngân hàng hay khơng. Từ đó, ngân hàng có những chính sách quản trị rủi ro tín dụng kịp thời.
1.2.6 Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II
Nghiệp vụ và hoạt động ngân hàng thường bị giám sát, điều tiết chặt chẽ ở tất cả các thị trường, tuy nhiên thực tế cho thấy bất chấp các cấp độ giám sát và điều tiết, các ngân hàng trên tồn thế giới vẫn phải ln đối mặt với khủng hoảng.
Có thể nhận thấy rằng khả năng QTRR của các NHTM Việt Nam nhìn chung thường kém phát triển và kém tinh vi hơn ở những thị trường khác mặc dù nhiều NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần đang ngày càng nhận thức rõ hơn về QTRR trong thời gian gần đây. Tuy nhiên điều quan trọng là các NHTM cần phải tiếp tục đầu tư vào công việc QTRR đúng cách trong một thị trường đang ngày càng phức tạp và nhiều thách thức.
Ban lãnh đạo của NHTM phải có trách nhiệm đảm bảo rằng họ đang có những hệ thống và quy trình đủ tốt để nhận diện, xác định và đánh giá rủi ro nhằm quản lý và giảm nhẹ tác động của những rủi ro đó.
Mơ hình quản trị rủi ro hiện đại cần dựa trên ba hàng phòng thủ; những nhân viên từ các cơ sở của doanh nghiệp "như một nền tảng", bộ phận quản trị rủi ro và sau cùng là bộ phận kiểm soát nội bộ. Các ngân hàng cần phải truyền bá một thơng lệ mạnh mẽ để có thể đưa việc quản trị rủi ro vào mọi cấp. Các nhân viên phải trở thành những nhà quản trị rủi ro.
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của Ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, mơ hình các NHTM Việt Nam được khuyến nghị nên áp dụng mơ hình quản trị rủi ro tập trung.
Basel II bao gồm những khuyến nghị về luật và quy định ngành ngân hàng, được ban hành bởi Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS). Basel II sử dụng khái niệm "ba trụ cột":
• Yêu cầu về vốn tối thiểu • Giám sát, và
• Quy luật thị trường - để nâng cao tính ổn định trong hệ thống tài chính.
Trụ cột thứ I:
Trụ cột thứ I liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Lượng vốn duy trì được tính tốn theo ba yếu tố rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường. Những loại rủi ro khác khơng được coi là có thể lượng hóa hồn tồn ở bước này.
Trụ cột thứ II:
Trụ cột thứ II liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những "cơng cụ" tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).
Bốn nguyên tắc để xem xét giám sát:
i. Ngân hàng nên có một quy trình xác định mức độ vốn nội bộ theo mức rủi ro và chiến lược duy trì mức vốn của họ.
ii. Các giám sát viên nên xem xét và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu.
iii. Khuyến nghị rằng ngân hàng nên giữ mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.
iv. Những người giám sát sẽ tìm cách thâm nhập vào những giai đoạn đầu tiên để ngăn cản mức vốn giảm xuống dưới mức tối thiểu.
Trụ cột thứ III:
Trụ cột thứ III làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một ngân hàng phải công bố. Phần này được thiết kế để cho phép thị trường có một bức tranh hồn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép các đối tác của ngân hàng định giá và tham gia chuyển giao một cách hợp lý.
Triển khai thành công Basel II sẽ giúp hoạt động của các ngân hàng trở nên lành mạnh hơn, do được tăng cường cả về trình độ quản lý, các biện pháp quản trị
rủi ro cùng với việc áp dụng chủ động các mơ hình quản trị rủi ro và xếp hạng tín dụng nội bộ. Ve chất lượng tín dụng, sau khi thực hiện Basel II, thay vì đánh giá dựa trên tài sản đảm bảo như trước kia, các NHTM sẽ chuyển hướng tập trung vào mức độ tín nhiệm của khách hàng. Điều này góp phần cải thiện chất lượng tín dụng do có sự nhìn nhận khách quan và toàn diện hơn vào đối tượng khách hàng, nhấn mạnh vào các hành động thích hợp và kịp thời khi có bất kỳ biến cố xấu xảy ra. Thêm vào đó, sau khi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn, ngân hàng sẽ dễ dàng thu hút nguồn lực tài chính lớn từ các nhà đầu tư nước ngồi cũng như tự mình có thể mở rộng thị trường ra ngoài khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, khi triển khai Basel II tại các NHTM, yêu cầu về vốn và thanh khoản có thể ảnh hưởng đến chênh lệch lăi suất cho vay, làm chi phí vốn tăng cao và lợi nhuận ròng của ngân hàng giảm sút. Tuy nhiên, phần lợi nhuận rịng bị mất đi có thể được bù đắp bằng một số biện pháp như: tăng hiệu quả quản trị để giảm chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận ngồi lăi như phí, lệ phí, hoa hồng,...
1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tại một số ngân hàng thương mại- Bài học choTechcombank Techcombank
1.3.1 Kinh nghiệm quản trị tín dụng của Ngân hàng Citibank (Mỹ)
Để quản trị rủi ro tín dụng, Citibank đã có những biện pháp sau:
Thứ nhất, Citibank có sự phân định rõ chức năng các ban trong cơ cấu tổ
chức có liên quan đến quy trình tín dụng:
- Ban lănh đạo: Đây là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Citibank. Ban lănh đạo phân bổ nguồn vốn, điều hành hoạt động của cả Ngân hàng, đề ra những mục tiêu chiến lược và các quy định chung sử dụng trong toàn Ngân hàng; kiểm tra lại quyết định cấp tín dụng của các cán bộ tín dụng nếu thấy nghi ngờ có khả năng gây ra thiệt hại về vật chất, hoặc ảnh hưởng tới uy tín của Ngân hàng.
- Ban hoạch định chính sách tín dụng: Ban này phải chịu trách nhiệm trong việc duy trì một hình thức quản trị rủi ro tín dụng hồn chỉnh, có hiệu quả; tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư gián tiếp, dự đốn những tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách và các tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với Luật, với quy định chung của Ngân hàng, xem xét và chỉnh sửa chính sách tín dụng nếu xét thấy chúng có thể gây ra rủi ro bất thường; xem xét trao quyền cấp tín dụng cho những
cán bộ có đủ năng lực; lập các báo cáo về đầu tư gián tiếp; tập trung đánh giá chất lượng các thơng tin rủi ro, tiến trình xử lý rủi ro đối với tất cả các trường hợp quá hạn mức tín dụng cho phép.
- Ban quản trị hạn mức tín dụng: Những người quản trị hạn mức tín dụng có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh, xem xét và thơng qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng của khoản tín dụng đó. Những người quản trị hạn mức tín dụng cịn có trách nhiệm phát triển chiến lược kinh doanh, xét và duyệt cho vay các chương trình tín dụng, quản trị đầu tư gián tiếp và kiểm tra chất lượng, sửa chữa các thiếu sót khi cần.
- Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên của Ban này ít nhất phải có 10 năm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong Ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp; đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng, về các chính sách, sự thi hành và các thủ tục trong quản trị tín dụng, phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.
Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay: việc đánh
giá độ tin cậy của người đi vay tập trung vào những điểm chủ yếu theo truyền thống “Tín dụng 5 chữ C” như sau:
- Character of management: Năng lực quản trị của người vay;
- Financial capacity of the venture: Năng lực tài chính của người vay;
- Collateral security: Thế chấp đảm bảo khoản vay;
- Condition of the industry: Lĩnh vực mà người vay hoạt động;
- Condition of terms: Các điều khoản và điều kiện tín dụng.
Thứ ba, Citibank có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê
duyệt:
- Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực và tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên, chứ không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong Ngân hàng.
- Quyền phê duyệt: Ở Citibank, việc cấp tín dụng khơng do một người quyết định, mà được quyết định bởi 3 cán bộ tín dụng, những người chịu trách nhiệm về
cho vay và phải thông qua các chương trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng lẻ.
Thứ tư, Citibank xây dựng mơ hình tổ chức quản trị rủi ro theo mơ hình tập
trung. Hoạt động quản trị rủi ro được tập trung tại Hội sở chính và chia thành 3 bộ phận chức năng: Bộ phận tác nghiệp, bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận quản trị nợ.
1.3.2 Kinh nghiệm quản trị tín dụng tại ngân hàng ANZ (Austraulia)
ANZ là một trong những Ngân hàng hàng đầu của Úc, với tài sản trị giá 507 tỷ USD vào năm 2018 và có hơn 30.000 nhân viên trên khắp các châu lục. Đặc điểm công tác quản trị rủi ro tín dụng của ANZ như sau:
- Đo lường rủi ro định lượng: Do đã xây dựng được hệ thống dữ liệu tích
hợp, tập trung nên ANZ có thể áp dụng mơ hình đo lường tín dụng nội bộ và mơ hình RAROC.
+ Mơ hình đo lường tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng mơ hình này theo quy trình chung theo quy định của Basel II. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất khơng trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của người vay trong quá trình xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor, và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của Basel II.
+ Mơ hình Raroc: Ngân hàng ANZ áp dụng phương pháp Raroc và xem đây là phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp Raroc đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi và chỉ khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ chối, tuy nhiên nếu lớn hơn sẽ được thông qua.
- Tổ chức quản trị rủi ro tập trung: ANZ đo lường rủi ro theo mơ hình tổ
chức quản trị rủi ro tập trung. Thứ nhất, mọi quyết định về chiến lược quản trị rủi ro của ANZ tập trung ở Hội đồng quản trị. Thứ hai, để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng (Business unit), Bộ phận Quản trị rủi ro (Relative Credit group), Bộ phận quản trị nợ (Debt Department). Thứ ba, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng được đưa ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.
- Kiểm sốt rủi ro tín dụng kép: ANZ hoạt động trong một thị trường tài chính phát triển qua nhiều thập kỉ, do đó tồn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng đều được giám sát chặt chẽ qua các cổ đơng và thị trường. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch và cơng khai về thơng tin của ANZ. Ngồi ra, ANZ cịn chú trọng xây dựng một hệ thống kiểm sốt tín dụng nội bộ tồn diện trong đó có: (i) Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được nghiên cứu và đi vào hoạt động để có thể khấc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra; (ii) Hoạt động "kiểm tra thử khủng hoảng" được thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phịng chống, dự phịng rủi rọ, chính sách giá phù hợp; (iii) Hoạt động kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống.
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Kỹ thương Việt Nam
Từ những thành cơng của các ngân hàng nói trên có thể rút ra một số bài học cho Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam:
Thứ nhất: Luôn chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng quản trị rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận có liên quan trong quản trị rủi ro.
Thứ hai: Có mơ hình quản trị rủi ro và bộ máy quản trị rủi ro rõ ràng và
khơng ngừng hồn thiện.
Thứ ba: Tăng cường đào tạo trình độ chun mơn cho tồn bộ đội ngũ nhân