(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp).
1.3.1.2. Kinh nghiệm về nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngân hàng của một số nước trên thế giới
a) Kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển sản phẩm của HSBC
HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam về mọi mặt. Ngân hàng này có một danh mục sản phẩm đa dạng về dịch vụ tài chính cá nhân và quản lí tài sản, dịch vụ tài chính doanh nghiệp, dịch vụ tồn cầu, dịch vụ ngoại hối và thị trường vốn, dịch vụ thanh tốn và quản lí tiền, dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại và dịch vụ chứng khoán. Nếu như các NHTM nội địa tập trung phát triển các cấp độ hiện thực và cấp độ cốt lõi của sản phẩm thì HSCB lại rất mạnh khai thác cấp độ bổ sung của sản phẩm với việc xâm nhập vào rất nhiều khe hở thị trường mà các NHTM nội địa chưa chú ý tới. Đây là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất tiền đồng. HSCB là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam cung cấp tiện ích Instant@dvice, theo đó doanh nghiệp sẽ nhận được thơng báo qua thư điện tử ngay sau khi các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện... Để đạt những thành công như vậy, HSBC không ngừng nghiên cứu thị trường. Ngân hàng tiến hành nghiên cứu và đưa ra các chỉ số đánh giá kinh tế đều đặn hàng kì như chỉ số PMI (Purchasing Managers Index - chỉ số “Nhà quản trị mua hàng”), chỉ số EMI
27
(Emerging Markets Index - chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi) đều do công ty Markit - một công ty chuyên cung cấp dịch vụ tài chính tồn cầu thực hiện. Cách HSBC có được các thơng tin thị trường đó là hợp tác với các cơng ty nghiên cứu thị trường. Và cách xây dựng danh mục sản phẩm của HSBC là chia thành các loại sản phẩm (theo lợi ích mà sản phẩm mang lại) rồi thiết lập các nhóm sản phẩm cho từng loại sản phẩm dựa theo các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Sau đó, HSBC dần dần bổ sung các tính năng cho từng sản phẩm của ngân hàng, tức phát triển sản phẩm theo chiều sâu theo sự lớn mạnh về nhu cầu của khách hàng. Trong khi cách xây dựng danh mục sản phẩm của các NHTM nội địa là chia thành danh mục sản phẩm cho KHCN và KHDN. Sau đó các ngân hàng cũng chia thành nhóm sản phẩm cho từng loại sản phẩm. Nhưng sau đó, các ngân hàng lại chú trọng bổ sung thêm các sản phẩm mới mà không chú trọng phát triển tới chiều sâu của từng sản phẩm. Bởi vậy, các ngân hàng chưa khai thác triệt để của mỗi nhu cầu của khách hàng.
b) Sử dụng các kĩ sư tài chính (financial engineer) để nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngân hàng
Theo định nghĩa của John Finnerty, kỹ thuật tài chính liên quan đến việc thiết kế, phát triển, và thực hiện các cơng cụ tài chính sáng tạo.
Nhiệm vụ chính của các kĩ sư tài chính là phân tích định lượng để tìm cách định giá cho một sản phẩm tài chính đặc biệt là các sản phẩm phái sinh. Việc này địi hỏi các kĩ sư phải có kiến thức về giải tích ngẫu nhiên, định giá trung hịa rủi ro cũng như khả năng lập trình các mơ hình dựa trên các thư viện có sẵn [10]. Do đó họ là những người phải có cả ba khối kiến thức và kĩ năng về tốn thống kê, tài chính, kĩ năng lập trình. Các ngân hàng trên thế giới đánh giá rất cao vai trị của các kĩ sư tài chính. JPMorgan đã từng chi hơn 94.000 USD/ năm cho kĩ sư tài chính của họ. Trên thực tế, vai trò của các kĩ sư tài chính trên thế giới càng được nhấn mạnh khi bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các ngân hàng trên thế giới được tách bạch so với hoạt động quản lí, kinh doanh của ngân hàng. Các kĩ sư làm việc độc lập và hưởng phần thưởng tài chính dựa trên các kết quả nghiên cứu của mình, khơng dựa theo các chính sách lương thưởng tại ngân hàng. Các ngân hàng muốn có được quyền sử dụng các sản phẩm phải mua bằng sáng chế cho các thiết kế sản phẩm mới của những người sáng tạo. Điều này tạo ra tính chun mơn hóa trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm và khuyến khích các sáng tạo, phát minh mới.
Ngồi ra, mơ hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của một số nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan nhưng do giới hạn về phạm vi nghiên cứu nên tác giả phân tích cụ thể các mơ hình của các quốc gia trên.
28
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho ACB
Từ những kinh nghiệm phát triển sản phẩm tài chính trong và ngồi nước, tác giả tổng hợp một số bài học cho ACB trong qui trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm như sau:
Thứ nhất, ACB cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu
cầu của khách hàng. Theo đó, việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng cần được tiến hành chủ động và thường xuyên. Ngân hàng cần chủ động tiếp nhận ý kiến khách hàng, đẩy mạnh khảo sát thị trường và sử dụng các dự báo của các chuyên gia trong các lĩnh vực.
Thứ hai, ACB nên tổ chức một bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm riêng
biệt, hoạt động độc lập với hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo chun mơn hóa. Ve khâu tổ chức nhân lực, ngân hàng cần tuyển chọn đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Đó phải là những nhân viên am hiểu sâu sắc kiến thức tài chính, có trình độ công nghệ cao và nhạy bén với những đặc điểm của các đối tượng khách hàng khác nhau và những biến động của thị trường.
Thứ ba, ngân hàng nên nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố cơng nghệ, qua
đó đầu tư cơng nghệ phù hợp để ứng dụng hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu cũng như tăng hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm của ngân hàng.
Thứ tư, ngân hàng cũng nên xem xét tới sử dụng hiệu quả phương án chọn đối
tác nước ngoài để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đồng thời, ACB cũng cần chú ý tới các quan hệ hợp tác chiến lược của các ngân hàng khác với các đối tác nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm cũng như có những giải pháp kịp thời để ứng phó.
Cuối cùng, ACB cần chú ý tới giải pháp để khơng ngừng tối đa hóa giá trị cho khách hàng trên mỗi sản phẩm. Hay nói cách khác, ngân hàng cần chú ý phát triển danh mục sản phẩm theo chiều sâu.
29
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Tổng kết lại, thông qua chương 1, tác giả đã làm rõ các vấn đề về mặt lí luận liên quan tới các khái niệm, đặc điểm, phân loại các sản phẩm của các NHTM. Do giới hạn nghiên cứu nên tác phân tích các vấn đề theo khía cạnh các sản phẩm tài chính dành cho nhóm KHCN và KHDN của các NHTM. Tiếp đến, tác giả đã phác họa những đặc điểm chính liên quan tới một qui trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của một NHTM tại Việt Nam. Nhìn chung về mặt lí luận, qui trình này cũng tương tự các qui trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các doanh nghiệp. Hoạt động này cũng chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan lẫn chủ quan giống như ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên có một sự khác biệt là khi phát triển các sản phẩm, các NHTM cần chú ý tới đặc trưng của hệ thống ngân hàng. Và kết quả nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các NHTM sẽ được thể hiện thông qua các cả các yếu tố định tính cũng như định lượng.
Ngồi ra, trong chương 1, tác giả cũng đã tìm hiểu một số kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngân hàng trong và ngồi nước. Từ đó, đề xuất những lưu ý trọng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của ACB.
Tác giả hi vọng những phân tích lí luận sẽ tạo tiền đề tốt để phân tích thực trạng qui trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của ACB ở chương 2.
Nhóm Khối nghiệp vụ Các phịng ban trực thuộc
30
Chương 2
THỰC TRẠNG QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA ACB
2.1.KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ACB
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ACB
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập năm 1993. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, chặng đường phát triển của ngân hàng được đánh dấu qua những giai đoạn và cột mốc như sau: (theo [14]).
❖ Giai đoạn 1993 - 1995
Đây là giai đoạn hình thành của ACB. Ngân hàng hướng vào phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân, kinh doanh với quan điểm thận trọng.
❖ Giai đoạn 1996 - 2000
ACB là ngân hàng tiên phong phát hành thẻ quốc tế MasterCard và Visa với sự tài trợ của IFC (một công ty con của Worldbank). Đồng thời, ngân hàng tiếp cận dần với nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Tới năm 2000, ACB đưa vào vận hành hệ thống ngân hàng lõi TCBS.
❖ Giai đoạn 2001 - 2005
Ngân hàng tiếp tục triển khai chương trình hiện đại hóa ngân hàng. Và 2005, Standard Charted Bank (SCB) trở thành cổ đông chiến lược của ACB.
❖ Giai đoạn 2006 - 2010
ACB đẩy mạnh đầu tư đa dạng hóa loại hình dịch vụ thơng qua tăng cường hợp tác, thành lập công ty con. Đồng thời đây là giai đoạn ACB mở rộng mạng lưới phân phối.
❖ Năm 2011
ACB tiếp tục mở rộng mạng lưới với việc đưa vào thêm 45 chi nhánh, phòng giao dịch. Đặc biệt trong năm này, ngân hàng đã đề ra chiến lược phát triển ACB giai đoạng 2011 - 2015, tầm nhìn 2020. Trong đó, nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành theo hướng hiện đại hóa.
❖ Năm 2012
Sự cố “bầu Kiên” bị bắt đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng tuy nhiên ACB đã khắc phục rất nhanh chóng.
❖ Năm 2013
Tuy khơng hồn thành tốt mục tiêu kinh doanh nhưng ACB cũng đạt được khá nhiều thành tựu về tăng trưởng, quản trị nhân lực và điều chỉnh mạng lưới phân phối.
31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lí của ACB
Cơ cấu của ACB cũng giống như các ngân hàng khác: Gồm hội đồng quản trị và một số hội đồng và phịng ban chun mơn. Dưới góc độ đề tài nghiên cứu, tác giả tìm hiểu cơ cấu tổ chức quản lí của ACB ở cấp độ các khối nghiệp vụ.