Sơ đồ 3.1 : Chuỗi giá trị của doanh nghiệp
2.2.5.1. Tổ chức bộ máy nhân sự nghiên cứu và phát triển sản phẩm của
phẩm của ACB
Về cơ bản, bộ phận sản phẩm của từng khối kết hợp với khối công nghệ thông tin để tiến hành các bước trong qui trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Cụ thể cơng việc được trình bày trong phần 2.2.1.2. Như vậy đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của ACB lại trực thuộc trong các khối nghiệp vụ. Cơ cấu tổ chức này tạo ra một số lợi thế và hạn chế nhất định.
❖ Lợi thế
- Đôi ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm gần gũi với khách hàng hơn nên tạo thuận lợi trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng.
- Dễ dàng trong thương mại hóa sản phẩm đặc biệt là sự phối hợp với bộ phận bán hàng, dễ dàng trong hoạt động đào tạo đội ngũ bán hàng.
55
- Thẩm quyền của đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm bị hạn chế nên khó khăn trong vấn đề thu thập và truyền đạt thông tin trong nội bộ
- Hoạt động của đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm dễ chịu tác động của các bộ phận khác, thiếu tính độc lập.
- Các đánh giá của đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm có thể thiếu tính bao qt và tồn diện, đặc biệt là các đánh giá về môi trường bên trong của ACB.
Về mặt quản trị, nhân viên thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng giống như nhân viên các bộ phận khác của ngân hàng đều chịu sự quản lí của khối quản trị nhân lực. Họ được hưởng lương, thưởng, ưu đãi, phúc lợi, các chế độ đào tạo và phát triển nhân viên theo qui định chung của ngân hàng. Đặc biệt, các nhân viên hàng năm đều được tham gia đào tạo trong và ngồi nước theo các chương trình hỗ trợ kĩ thuật của SCB và các đối tác khác của ACB. Điều này dẫn đến một số ưu, nhược điểm:
❖ Ưu điểm
- Ngân hàng dễ dàng trongquản lí
- Nhân viên được hưởng lương cố định và có thưởng nên yên tâm làm việc
❖ Nhược điểm
- Nhân viên không được tạođộng lực thiết kế sản phẩm (dù không tạo ra sản phẩm họ vẫn được nhận lương).
- Nhân viên khơng chun mơn hóa trong công việc, nên giảm hiệu quả nghiên cứu.