Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Qui trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại NH á châu thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 601 (Trang 86)

Sơ đồ 3.1 : Chuỗi giá trị của doanh nghiệp

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Những đặc thù của nền kinh tế - xã hội Việt Nam cũng là nguyên nhân tạo ra những hạn chế nêu trên.

Vấn đề bảo vệ thương hiệu sản phẩm không được quan tâm là do pháp luật và chính sách bảo hộ thương hiệu của Việt Nam còn nhiều bất cập chưa phát triển. Do đó, khả năng thơng qua luật pháp để bảo vệ thương hiệu còn yếu, các chế tài xử phạt cịn chưa đủ sức răn đe. Thêm vào đó, các cơ quan quản lí thì chưa chú trọng kiểm soạt hoạt động bảo vệ thương hiệu cho các đơn vị kinh doanh, cũng như cơ chế quản lí chồng chéo giữa các cơ quan ban ngành (xem phụ lục 4). Chính phủ cũng khơng có những định hướng rõ ràng khuyến cáo các đơn vị kinh doanh chú trọng hoạt động bảo vệ thương hiệu.

Ngoài ra, thị trường kinh doanh bằng sáng chế, phát minh, bí quyết kinh doanh.. ở Việt Nam chưa phát triển nên khơng khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở các lĩnh vực. Nếu các NHTM nội địa mua các phát minh sản phẩm của các chun gia, hay đối tác kinh doanh nước ngồi thì chi phí sẽ rất lớn, khơng phù hợp với tình trạng yếu kém chung về năng lực tài chính của các đơn vị kinh doanh tại Việt Nam.

Các viện nghiên cứu, các tổ chức của các lĩnh vực như phịng thương mại và cơng nghiệp (VCCI), tổng cục thống kê... chưa phát huy tốt vai trị của mình do đó các ngân khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn dữ liệu đáng tịn cậy phục vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Trên thế giới, các nguồn dữ liệu thống kê ở Việt Nam bị đánh giá có độ tin cấp rất thấp.

Cuối cùng, bản thân các khách hàng nội địa cũng khơng có nhiều hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng nên họ khó có những đánh giá chính xác về các dịch vụ đó. Hơn nữa, người dân Việt Nam vốn chỉ quen với các NHTM với vai trò cho vay, nhận tiền gửi, trung gian thanh toán. họ chưa nhận thức được sự phát triển và các chức năng của NHTM hiện đại. Bởi vậy, bản thân khách hàng cũng không nhận biết được rõ ràng các nhu cầu của họ về sản phẩm ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc nhận thức nhu cầu của khách hàng.

66

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Qua chương 2, tác giả đã cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về qui trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của ACB. Trong đó, tác giả đã phân tích từ chiến lược phát triển sản phẩm của ACB là cạnh tranh bằng sự khác biệt, cạnh tranh bằng công nghệ tới nghiên cứu quan điểm của ACB, các bước, mục tiêu ngắn và dài hạn của ACB trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm của ACB. Đặc biệt chương này đã có những phân tích mang tính cập nhật về môi trường kinh doanh của ACB để từ đó đưa ra mơ hình SWOT về cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng này khi nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Về mặt triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm của ACB được khái quát trong một số đặc điểm chính như sau: Về mặt nhân sự, bộ phận sản phẩm của từng khối kết hợp với khối công nghệ thông tin đảm nhiệm nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Bộ phận này có liên hệ mật thiết với khối kinh doanh. Về mặt công nghệ, ACB đã nâng cấp phiên bản 2000 của hệ thống TCBS lên phiên bản 2007, để tạo thêm nhiều tiện ích phụ vụ cho qui trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Về mạng lưới phân phối, ACB chủ yếu mở chi nhánh/phòng giao dịch ở các thành phố lớn đặc biệt là TP. Hồ Chí Mình. Song song với đó là phát triển mạnh kênh phân phối hiện đại Call Centre và ACB online. Về mặt truyền thông, ACB đã làm khá tốt.

Qui trình nghiên cứu của ACB đã để lộ một số hạn chế bên cạnh những kết quả đạt được . Đó là hạn chế về mặt quản trị nhân sự, vấn đề bảo vệ thương hiệu sản phẩm, vấn đề khai thác các khe hở thị trường trong sản phẩm truyền thống. Những hạn chế đó xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan về nhận thức và tiềm lực của ACB; nguyên nhân khách quan từ thị trường, từ pháp luật, bộ máy quản lí... Đây sẽ là những cơ sở để phân tích chương 3.

67

Chương 3

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA ACB

3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA ACB

3.1.1. Bối cảnh kinh tế hiện nay và dự đoán trong thời gian tới

3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế hiện nay

Tình hình kinh tế hiện tại đang bắt đầu phục hồi sau ảnh hưởng của sự suy thối tồn cầu. Ba đề án tái cấu trúc ngành ngân hàng, các DNNN và khu vực đầu tư cơng bắt đầu mang lại những kết quả tích cực cho nền kinh tế. Một số chỉ tiêu kinh tế đã được cải thiện (thông qua chương 2). Cùng với những phân tích về mơi trường kinh tế trong phần 2.2.3.1 cho thấy nền kinh tế hiện tại thoát dần “đáy suy thoái kinh tế”.

3.1.1.2. Dự đốn tình hình kinh tế trong thời gian tới

Nền kinh tế thế giới phục hồi sẽ tạo đà phát triển kinh tế trong nước. Với mức lạm phát giảm dần trong thời gian gần đây, tăng trưởng kinh tế tăng đều. Nền kinh tế Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển để đạt mục tiêu của Đảng đưa ra là tới năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đối với thương mại, điểm đáng chú ý là lĩnh vực xuất khẩu. Việc mở các quan hệ giao thương với cá quốc gia sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, xu hướng các sản phẩm công nghệ cao đang dần phổ biến, Việt Nam chưa đón đầu được cơng nghệ tiên tiến nên dễ gặp bất lợi. Đặc biệt chúng ta có thể vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ chính các quốc gia trong cộng đồng ASEAN.

Việt Nam vốn là quốc gia thu hút vốn FDI lớn thì trong thời gian tới nước ta lại có thêm nhiều cơ hội để thu hút nguồn vốn này. Đó là khi Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển công nghệ cao, nên nguồn vốn FDI ở khu vực sản xuất, kinh doanh thơng thường có xu hướng chuyển sang nước khác. Mà Việt Nam là sự lựa chọn khả thi với lợi thế nguồn nhân lực dồi dào do cơ cấu dân số vàng, tiếp giáp với Trung Quốc, trình độ phát triển khá tương đồng một số khu vực ở Trung Quốc. Ở khía cạnh khác, năm 2015 khu vực đầu tư ASEAN (AIA) sẽ đi vào hoạt động sẽ thu hút lượng vốn đầu tư và Việt Nam. Điều này sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và tạo đà phát triển các dịch vụ ngân hàng.

Trên đây là một số dự báo về nền kinh tế trong nước (theo 24), nhìn chung các sản phẩm tín dụng và dịch vụ thanh tốn có triển vọng phát triển trong thời gian tới.

3.1.2. Định hướng phát triển chung của ngành ngân hàng và ACB

68

Định hướng phát triển chung của ngành ngân hàng trong thời gian tới tập trung vào một số vấn đề chính:

- Giải quyết triệt để những tồn đọng về nợ xấu

- Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro trong ngân hàng: Trước thách thức về nợ xấu và các gian lận trong ngân hàng, mà điển hình là vụ án của Huyền Như của

Vietinbank đã lừa đảo chiếm đoạt khoảng 4000 tỷ đồng.

- Cải cách bộ máy quản lí, nhân sự theo hướng tiêu chuẩn quốc tế, cũng như theo đề án tái cấu trúc các tổ chức tín dụng của Chính Phủ

- Đẩy mạnh phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt, và việc chi trả lương thông qua tài khoản ngân hàng

- Phát triển mạnh các sản phẩm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ...

- Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay để đẩy mạnh nguồn tín dụng vào nền kinh tế, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế.

3.1.2.2. Định hướng phát triển của ACB

Mục tiêu phát triển của ACB là trở thành một trong bốn ngân hàng lớn nhất Việt Nam năm 2015 và tới năm 2020 là một trong ba ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

Hiện tại ba NHTM cổ phần nhà nước là Vietinbank, Vietcombank, BIDV (trừ Agribank, tập trung vào khai thác lĩnh vực nông nghiệp) đang dẫn đầu thị phần ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đặt ra vào năm 2020, đòi hỏi ACB phải vượt qua được một trong ba NHTM trên. Về qui mơ, về tiềm lực tài chính, ACB đều yếu thế hơn do đó ngân hàng chọn giải pháp cạnh tranh bằng cơng nghệ, bằng chất lượng. Vì thế định hướng trong thời gian tới của ACB là tiếp tục đầu tư vào công nghệ, mở quan hệ hợp tác để tăng cường vị thế trên thị trường.

3.1.3. Xu thế phát triển sản phẩm mới của các ngân hàng hiện nay

Như đã giới thiệu một số sản phẩm mới của ngành ngân hàng trong phần 1.1.3, xu thế phát triển các sản phẩm của các ngân hàng hiện nay là khá rõ ràng. Nhìn chung xu thế phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu của danh mục sản phẩm.

- Tăng cường sản phẩm liên kết ngoài ngành như liên kết với các công ty bảo hiểm để đưa ra các sản phẩm bảo hiểm, liên kết với các công ty viễn thông để

cung cấp

các dịch vụ thực hiện qua điện thoại hoặc phát triển các dịch vụ hỗ trợ viễn

thơng: Ví

69

- Tăng cường tích hợp tính năng của nhiều loại nghiệp vụ trên cùng một tài khoản: Ví dụ một tài khoản vừa đóng vai trị tiền gửi thanh tốn vừa đóng vai

trị thẻ

tín dụng giúp khách hàng thanh tốn thuận lợi....

- Tăng cường phát triển các sản phẩm thẻ để khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt

- Tăng cường sản phẩm giao dịch trực tuyến thay vì giao dịch trực tiếp tại quầy giao dịch. Ví dụ sản phẩm tiền gửi online, sản phẩm vay online.

Và mỗi ngân hàng lại đặt trọng tâm phát triển một mảng sản phẩm thế mạnh. 3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

SẢN PHẨM CỦA ACB

3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cho ACB

Chiến lược sản phẩm cho ACB cần được xem xét trên ba khía cạnh chính về vị thế thị trường, chiến lược cạnh tranh, đặc điểm sản phẩm mới.

Thứ nhất, với vị thế thị trường hiện tại là một trong những ngân hàng mạnh nhất

của khối NHTM cổ phần, cùng với mục tiêu trở thành một trong ba ngân hàng lớn nhất Việt Nam năm 2020, ACB cần đặt mục tiêu phát triển sản phẩm của mình theo chiến lược dẫn đầu thị trường và thách thức thị trường.

Với những phân khúc thị trường ngân hàng có thế mạnh như sản phẩm thẻ, sản phẩm online, cho vay doanh nghiệp xuất khẩu thì ACB cần phát triển các sản phẩm mới hoàn toàn trên thị trường hay nói cách khác là vượt trội hẳn trên thị trường. Đồng thời với các sản phẩm hiện có, ngân hàng cũng cần nghiên cứu tạo ra những đặc tính mới nổi trội: Ví dụ đặc tính về thời gian, khối lượng tiền. ACB cần tập trung nguồn lực để phát triển các sản phẩm nhóm này.

Với phân khúc thị trường cịn lại, ACB nên xây dựng chiến lược thách thức thị trường. Tức là tạo ra hoặc đổi mới sản phẩm có một chút khác biệt so với sản phẩm của đối thủ để cạnh tranh. Ví dụ đối thủ có ưu đãi về lãi suất, ACB có thể tạo ra ưu đãi có giá trị tương tự về phí dịch vụ. Với một số sản phẩm khơng phải là sản phẩm trọng tâm của ngân hàng, ACB không nên phân tán nguồn lực để nghiên cứu phát triển nhóm sản phẩm này. Mà thay vào đó, ngân hàng nên tập trung đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ.

Thứ hai, về chiến lược cạnh tranh. ACB nên đẩy mạnh lợi thế công nghệ để tạo

lợi thế cạnh tranh về thời gian (tốc độ xử lí giao dịch..) và khả năng quản lí dữ liệu vượt trội của hệ thống TCBS.

Thứ ba, về đặc điểm sản phẩm mới. Trong ngắn hạn, ACB nên tập trung rà soát

70

tiếp trên từng phân khúc thị trường để cải tiến cấp độ bổ sung của sản phẩm. Trong dài hạn, cả cấp độ hiện thực và cấp độ bổ sung đề cần được cải tiến phát triển.

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm của ACB

Trước tiên, về cơ cấu tổ chức nhân sự, ACB nên tách bạch bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm ra khỏi khối kinh doanh. Điều này sẽ giúp khắc phục nhược điểm của cơ cấu tổ chức như hiện nay.

- Giảm bớt hiện tượng chồng chéo trong công việc của nhân viên nghiên cứu - Nhân viên nghiên cứu có mơi trường tốt để chun mơn hóa trong cơng việc - Nâng cao quyền hạn của bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm

- Các hoạt động đánh giá việc triển khai sản phẩm được khách quan hơn

- Thuận lợi cho hoạt động lưu chuyển thông tin trong nội bộ được khách quan và đầy đủ.

Trong thời gian tới, với khả năng nguồn lực được cải thiện hơn, ACB nên tách riêng bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm ra khỏi cơ cấu tổ chức quản lí, hoạt động của ngân hàng giống như cách mà SamSung xây dựng các trung tâm nghiên cứu. Như vậy sẽ đảm bảo tốt hơn sự chun mơn hóa trong cơng việc của các nhân viên.

Theo tác giả, chất lượng nguồn nhân lực nên được xem xét ở cả hai khía cạnh là trình độ chun mơn của nhân viên và hiệu quả làm việc của nhân viên. Hai vấn để nổi bật trong bố trí nhân sự để nghiên cứu và phát triển sản phẩm của ACB là nhân viên không được tạo động lực làm việc, nhân viên không được đào tạo để trao dồi các kiến thức liên quan. Bởi vậy để giải quyết các vấn đề này, cần có các giải pháp ngay từ giai đoạn tuyển dụng tới đào tạo nhân viên, và các biện pháp tạo động lực làm việc.

về tuyển dụng

Ngay từ khi lên kế hoạch tuyển dụng, ngân hàng nên lập cơ cấu tuyển dụng đảm bảo bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm bao gồm cả nhân viên am hiểu sâu sắc kiến thức tài chính - ngân hàng, nhân viên có khả năng phân tích thị trường tốt, nhân viên kĩ thuật có khả năng phân tích và xử lí số lượng lớn dữ liệu thông tin và khả năng nắm bắt sử dụng tốt các phần mềm công nghệ và nhân viên có kiến thức trong lĩnh vực marketing. Hiện tại, nhân viên bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của ngân hàng thường là nhân viên kĩ thuật và nhân viên có kiến thức về lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Trong quá trình tuyển chọn, ngân hàng nên chú trọng chọn lựa những ứng viên có kiến thức sâu, rộng đồng thời có lợi thế đã được tiếp cận với hệ thống tài chính - ngân hàng tiên tiến trên thế giới (thơng qua học tập, nghiên cứu hoặc kinh nghiệm làm việc tại đó). Đó sẽ là những nguồn nhân lực có triển vọng cho sự phát triển của ngân

71

hàng do họ có khả năng nắm bắt được những biến đổi của hệ thống tài chính thế giới tốt hơn.

về đào tạo và phát triển nhân lực

Ngân hàng cần nhận thức được vai trò của hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực. Nó khơng chỉ giúp cho ngân hàng hồn thành các chiến lược đặt ra, tăng khả năng thích ứng với những thay đổi của mơi trường mà cịn có ý nghĩa với bản thân nhân viên. Đào tạo giúp nhân viên thỏa mãn nhu cầu hoàn thiện bản thân của họ, tăng cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp do đó họ sẽ có động lực làm việc tốt hơn rất

Một phần của tài liệu Qui trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại NH á châu thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 601 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w