Sơ đồ 3.1 : Chuỗi giá trị của doanh nghiệp
3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUI TRÌNH NGHIÊN
3.1.1.2. Dự đốn tình hình kinh tế trong thời gian tới
Nền kinh tế thế giới phục hồi sẽ tạo đà phát triển kinh tế trong nước. Với mức lạm phát giảm dần trong thời gian gần đây, tăng trưởng kinh tế tăng đều. Nền kinh tế Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển để đạt mục tiêu của Đảng đưa ra là tới năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đối với thương mại, điểm đáng chú ý là lĩnh vực xuất khẩu. Việc mở các quan hệ giao thương với cá quốc gia sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, xu hướng các sản phẩm công nghệ cao đang dần phổ biến, Việt Nam chưa đón đầu được cơng nghệ tiên tiến nên dễ gặp bất lợi. Đặc biệt chúng ta có thể vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ chính các quốc gia trong cộng đồng ASEAN.
Việt Nam vốn là quốc gia thu hút vốn FDI lớn thì trong thời gian tới nước ta lại có thêm nhiều cơ hội để thu hút nguồn vốn này. Đó là khi Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển công nghệ cao, nên nguồn vốn FDI ở khu vực sản xuất, kinh doanh thơng thường có xu hướng chuyển sang nước khác. Mà Việt Nam là sự lựa chọn khả thi với lợi thế nguồn nhân lực dồi dào do cơ cấu dân số vàng, tiếp giáp với Trung Quốc, trình độ phát triển khá tương đồng một số khu vực ở Trung Quốc. Ở khía cạnh khác, năm 2015 khu vực đầu tư ASEAN (AIA) sẽ đi vào hoạt động sẽ thu hút lượng vốn đầu tư và Việt Nam. Điều này sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và tạo đà phát triển các dịch vụ ngân hàng.
Trên đây là một số dự báo về nền kinh tế trong nước (theo 24), nhìn chung các sản phẩm tín dụng và dịch vụ thanh tốn có triển vọng phát triển trong thời gian tới.