3.3.1.1. Kiến nghị với Chính phủ
3.3.1.1.1. Ơn định nền kinh tế vĩ mơ
Mơi trường vĩ mơ ổn định sẽ có tác động tích cực cho điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp XNK, từ đó tác động đến quy mơ tài trợ XNK của NHTM thông qua phương thức TDCT và các phương thức tài trợ khác mà trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất là lạm phát và tỷ giá . Trong điều kiện môi trường kinh tế nhiều bất ổn như hiện nay thì Chính phủ cần có những chính sách đảm bảo quản lý kinh tế vĩ mơ tốt thì mới có thể tạo một khoảng đệm chính sách và đối phó được với những khó khăn trong tương lai. Chính phủ cần tiếp tục củng cố tài khóa, đẩy nhanh cải cách cơ cấu và tăng dự trữ ngoại hối sẽ giúp giảm bớt các bất lợi đến tỷ giá.
3.3.1.1.2. Xây dựng và phát triển chính sách thương mại phù hợp
Để thực hiện hiệu quả trong thời gian tới, Chính phủ cần có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích đẩy mạnh xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế Việt Nam. Bên cạnh đó cần có các chính sách kiểm sốt tốt cơng tác hải quan, tránh thất thốt thuế cho Nhà nước, chính phủ cần mở rộng và nâng cao công tác kinh doanh đối ngoại, quan hệ đa phương hóa.
Năm 2016, cán cân thương mại thặng dư hơn 2,52 tỷ. Đây là một tín hiệu tốt, Chính phủ cần xây dựng các chính sách khuyến khích mạnh mẽ tới mọi thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu để thúc đẩy xuất khẩu bằng cách xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, ngân hàng xuất khẩu....
Bên cạnh đó, Chính Phủ cần tập trung thu hút phát triển nhanh các ngành công nghiệp hỗ trợ để sản xuất thay thế các mặt hàng nhập khẩu. Để nâng cao hiệu qủa hoạt động xuất nhập khẩu, không những cần gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu mà quan trọng hơn là không ngừng phát triển công nghiệp hỗ trợ, sử dụng nguyên liệu trong nước và cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất, lắp ráp, thành phẩm.
Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức chuyên ngành tiến hành các giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến thương mại vào các thị trường trọng điểm, đảm bảo đầu ra ổn định cho hàng hóa xuất khẩu .
3.3.1.1.3. Hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế về Tài
trợ thương mại
Hoạt động thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại là những hoạt động mang tính chất phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro và hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng các thông lệ và tập quán quốc tế như UCP, ISBP Tuy nhiên đây là các văn bản pháp lý tùy ý, đứng dưới luật quốc gia do đó dẫn tới nhiều rủi ro cho các bên khi có tranh chấp phát sinh.
Tại Việt Nam, trình độ nghiệp vụ cịn hạn chế, mơi trường pháp lý cịn chưa hồn thiện do đó Nhà nước cần đưa ra các văn bản pháp luật quy định quan hệ pháp lý giữa các giao dịch hợp đồng ngoại thương của nhà XNK cùng với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng.
3.3.1.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
3.3.1.2.1. Hoàn thiện cơ chế về chính sách điều hành tỷ giá
Biến động tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp cũng như hoạt động Tài trợ thương mại của các NHTM. Do đó, NHNN cần xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế trong từng giai đoạn, phù hợp với những thay đổi cuả mơi trường kinh tế nhằm hỗ trợ tốt nhất cho chính sách xuất khẩu từ đó cải thiện cán cân thương mại, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
Để có một chính sách tỷ giá linh hoạt thì NHNN cần:
-Đặc thù của thị trường ngoại hối là mang tính thời điểm và cần sự linh hoạt, kịp thời nên NHNN cần phải tăng quyền tự chủ, chủ động trong việc điều tiết.
-NHNN cần hỗ trợ các NHTM thực hiện tốt cơng tác phân tích, dự báo biến động tỷ giá thơng qua các tín hiệu thị trường, tăng cường kiểm tra việc điều hành chấp hành chính sách điều hành tỷ giá tại các NHTM.
-NHNN cần tăng cường dự trữ ngoại tệ tương xứng với nhịp độ phát triển của kim ngạch XNK.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi cung ứng ngoại tệ cho các NHTM kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng trong hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động Tài trợ thương mại. Nó cũng đồng thời là cơng cụ để NHNN thực hiện chính sách tỷ giá theo hướng có lợi nhất cho nền kinh tế.
Việc hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phải được thực hiện theo các hướng:
-Đa dạng hóa các loại ngoại tệ, phát triển các nghiệp vụ cho vay mượn ngoại, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các loại nghiệp mua bán ngoại tệ phát sinh như : mua bán hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai...
-Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trạng thái ngoại hối của các NHTM. Tạo điều kiện cho tất cả các NHTM có điều kiện tham gia thị trường ngoại hối liên ngân hàng
-Thể hiện được vai trị là người chỉ đạo điều hành, ln nắm bắt thông tin kịp thời để điều tiết.