Phương pháp quản lý hoạt động bảo lãnh tại BIDV

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh NH tại NH đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 530 (Trang 46 - 48)

1 .Lịch sử hình thành ngân hàng và phát triển bảo lãnh ngân hàng

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hồ Bình từ năm 2017-

2.3.3 Phương pháp quản lý hoạt động bảo lãnh tại BIDV

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp bảo lãnh quy định : thực hiện theo đúng Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng hiện hành của BIDV là Quy định 379/QĐ- QLTD ngày 24/01/2013 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng.

Hình 2.3: Quy trình thực hiện nghiệp vụ về bảo lãnh

Bước 1: tiếp nhận hồ sơ, đề xuất phát hành bảo lãnh

Cán bộ NH tiếp nhận hồ sơ từ KH, tiến hành rà soát, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho lãnh đạo phòng phê duyệt. Khi được sự đồng ý từ ban lãnh đạo, CBTD chuyển hồ sơ KH sang bộ phận QTTD. Bộ phận QHKH liên lạc, chăm sóc KH, trả KH bản gốc các chứng từ liên quan, lập đề xuất phát hành bảo lãnh từng lần theo hạn mức bảo lãnh.

Bước 2: Trình duyệt phát hành bảo lãnh:

Bộ phận QTTD tiếp tục kiểm tra hồ sơ, rà soát đầy đủ chữ ký về mặt pháp lý của các bộ phận liên quan. Kiểm tra tính khớp đúng giữa hồ sơ bảo lãnh, đề suất phát hành bảo lãnh do CBTD đề xuất và nội dung về phát hành bảo lãnh được phê duyệt.

Nếu hồ sơ có sai sót hay thiếu giấy tờ về mặt quy định, pháp lý bộ phận QTTD trả lại hồ sơ cho bộ phận QLKH làm lại

Sau khi đã đầy đủ hồ sơ, bộ phận QTTD phải thống nhất với bộ phận QLKH về mặt nội dung. Neu không thống nhất phải trình cấp cao hơn/ cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với Phát hành bảo lãnh theo Hợp đồng/Thư bảo lãnh: cán bộ QTTD ghi ý kiến trên đề xuất phát hành bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đối với phát hành bảo lãnh theo món: Cán bộ QTTD lập tờ trình về duyệt phát hành bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 3: Phê duyệt phát hành bảo lãnh.

+ Tại trụ sở chính: Theo quy định hiện hành về phân cấp uỷ quyền tại trung tâm dịch vụ khách hang trong từng thời kỳ.

+ Tại chi nhánh: GĐ chi nhánh, PGĐ TN, Bộ phận QLKH và Bộ phận QTTD thống nhất về các vấn đề phát hành bảo lãnh.

Bước 4: Thực hiện phát hành Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh

Bộ phận QTTD phong toả tiền ký quỹ, nhập thông tin, dữ kiện vào phần mềm quản lý (TF), lấy số thứ tự về bảo lãnh, trình ký lên lãnh đạo phòng, tiến hành thu phí trên phần mềm TF theo quy định và sao kê chứng từ thu phí/hoặc lập các chứng từ thu phí phù hợp hoặc chuyển bộ phận GDKH thu phí trên SIBS trong trường hợp khơng thu phí được trên chương trình TF. In, trình ký Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh lên cấp có thẩm quyền theo quy định từng thời kỳ.

Đối với phát hành dưới hình thức Hợp đồng bảo lãnh, Sau khi nhận hồ sơ Bộ phận QTTD chuyển bộ phận QLKH để ký Hợp đồng bảo lãnh với khách hàng, Bên thụ hưởng. Sau khi khách hàng, Bên thụ hưởng đã ký Hợp đồng bảo lãnh, Bộ phận QLKH chuyển giao cho Bộ phận QTTD 01 bản gốc Hợp đồng bảo lãnh đó để trình ký theo quy định.

Bước 5: Bộ phận QTTD lưu trữ hồ sơ phát hành bảo lãnh theo quy định hiện hành của BIDV

Bước 6: Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của khách hàng về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Bên thụ hưởng bảo lãnh, Bộ phận QLKH rà soát về điều kiện đòi tiền đã quy định rõ trong cam kết bảo lãnh (nếu có) so sánh với những bằng chứng mà Bên thụ hưởng bảo lãnh cung cấp.

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tốc độ tăng trưởng (%)

2017/2018 2018/2019

40

Trường hợp cam kết bảo lãnh quy định điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà Bên thụ hưởng bảo lãnh không cung cấp được các bằng chứng chứng minh theo đúng các điều khoản được quy định: Bộ phận QLKH lập tờ trình và tập hợp các căn cứ từ chối thanh tốn, trình PGĐ QLKH/PTGĐ/Trưởng Khối QLKH phê duyệt; soạn thảo văn bản trả lời từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo yêu cầu của Bên thụ hưởng.

Trong trường hợp Bên thụ hưởng bảo lãnh cung cấp đầy đủ các bằng chứng chứng minh theo đúng các quy định được nêu rõ tại Thư bảo lãnh hoặc Hợp đồng bảo lãnh hoặc trong nội dung Thư bảo lãnh hoặc Hợp đồng bảo lãnh ghi rõ Ngân hàng phải thanh tốn vơ điều kiện khi nhận được u cầu trả nợ thay của Bên thụ hưởng:

Bộ phận QLKH soạn văn bản gửi thông báo cho Khách hàng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán L/C, nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh.

Trong trường hợp đến hạn thanh toán nhưng khách hàng chưa thực hiện nghĩa vụ phát sinh trên, Bộ phận QLKH trình PGĐ QLKH/PTGĐ/Trưởng Khối QLKH các phương án:

+ Trích tiền gửi ký quỹ để hoàn lại cho Bên thụ hưởng.

+ Tiến hành thoả thuận với đối tác của bên được bảo xin gia hạn thời gian hoàn trả cho khách hàng.

+ Lập hồ sơ vay cho khách hàng, dung nguồn tiền vay để hoàn trả cho đối tượng được thụ hưởng nhưng đảm bảo trong hạn mức cho phép cấp món vay hoặc xác định khách hàng được bảo lãnh có khả năng trả nợ rõ ràng.

+ Cho khách hàng vay bắt buộc để thanh toán cho Bên thụ hưởng.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng; Giải tỏa cam kết bảo lãnh:

Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc, lãi, phí, Bộ phận QLKH phối hợp với Bộ phận QTTD, GDKH kiểm tra, rà soát số tiền đã thu nợ gốc, lãi, phí ... tiến hành tất tốn hồ sơ tín dụng, giải chấp với các hợp đồng bảo đảm

Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ tín dụng đã tất tốn theo quy định, Bộ phận QTTD khai báo và duyệt giao dịch tất toán bảo lãnh (nếu cần thiết), khai báo bổ sung thơng tin phí bảo lãnh (nếu có), giải toả ký quỹ.

41

- Trong trường hợp Thư/ HĐ bảo lãnh không ghi rõ thời gian hết hiệu lực bảo lãnh hoặc CB QHKH nhận thấy hiệu lực của thư/HĐ bảo lãnh đã hết trước thời hạn được quy định: Cán bộ QHKH cần gặp và trao đổi với người được bảo lãnh yêu cầu cung cấp những bằng chứng về việc hết hiệu lực của Thư/HĐ bảo lãnh. Sau đó lập đề xuất tất tốn món bảo lãnh bao gồm những hồ sơ liên quan thu thập được, trình cấp trên phê duyệt.

Bộ phận QTTD: Tiến hành thu phí bảo lãnh cịn lại (nếu có) và tất tốn bảo lãnh trên phần mềm TF, in bản Draft kèm theo trình lãnh đạo Ban/phịng ký kiểm sốt, trình cấp trên phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, cán bộ QTTD chuyển toàn bộ hồ sơ và giải toả bảo lãnh trên chương trình TF

Luân chuyển và lưu hồ sơ.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh NH tại NH đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 530 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w