Nhóm giải pháp đối với BIDV

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh NH tại NH đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 530 (Trang 80 - 87)

1 .Lịch sử hình thành ngân hàng và phát triển bảo lãnh ngân hàng

3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại BIDV HB

3.2.1 Nhóm giải pháp đối với BIDV

3.2.1.1 Giải pháp về sản phẩm:

- Tích cực triển khai phát triển sản phẩm dịch vụ Bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn

- Nghiên cứu các sản phẩm của BIDV chưa áp dụng trên địa bàn để đưa vào áp dụng: Ví dụ: Bảo lãnh đối ứng

3.2.1.2 Giải pháp về Phí bảo lãnh:

- Với tình trạng nền kinh tế gặp khó khăn, đề xuất mức phí tối thiểu 200.000 vnđ đối với các khoản bảo lãnh dự thầu (tối đa nên để 1,8%)

- Chia ra nhiều lần thu phí đối với khoản bảo lãnh có số phí lớn: Ví dụ: Thu 02 lần với khoản phí bảo lãnh > 500 triệu; thu hàng quý với khoản phí có giá trị trên 1 tỷ/năm; thu 6 tháng/lần với khoản bảo lãnh có thời gian trên 12 tháng

Cụ thể về phí và chính sách phí BIDV cần có sự điều chỉnh sau, cụ thể:

- Khơng để mức phí bảo lãnh cao hơn mức trung bình trên đại bàn thành phố. Bám sát tình hình kinh tế, dựa theo kế hoạch tăng trưởng đưa ra lộ trình tăng phí hợp lý, càng cụ thể càng tốt có thể xây dựng mức tăng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, đảm bảo mức tăng không quá cao của mỗi thời kỳ.

- Nên chia mức phí bảo lãnh dựa theo khu vực hoạt động, dựa theo tình hình kinh doanh của vị trí địa lý. Không nên áp dụng một mức phí đồng nhất cho tất cả các chi nhánh trên toàn quốc. BIDV nên xây dựng mức phí theo kiểu khung cho từng khu vực địa lý nhưng phải gắn trách nhiệm để đảm bảo các chi nhánh khơng vì chạy theo chỉ tiêu mà cạnh tranh không lành mạnh

3.2.1.3 - Giải pháp về con người

Con người là cốt lõi của mọi hoạt động kinh doanh, con người cũng là nhân tố có vai trò quyết định kết quả kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có hoạt động bảo lãnh. Đối với BIDV, về chính sách con người cần có những đổi mới hơn nữa để phù hợp với xu thế thời đại. Cụ thể như sau:

• Về đãi ngộ:

Bên cạnh những kết quả kinh doanh đạt được, BIDV cũng cần chú ý đến các yếu tốt thiết yếu tạo ra kết quả kinh doanh tuyệt vời đó là: Trình độ học vấn, kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm tích luỹ, chính những yếu tố này hình thành nên một nhân viên xuất sắc, mẫu mực trong cơng việc. Chính vì thế, BIDV cần có nhứng điều chỉnh trong chính sách lương, thưởng, đánh giá đúng năng lực của nhân viên, đảm bảo thưởng đúng người, phạt công minh. Từ đó tăng tính khuyến khích trong công việc nhưng cũng đồng thời răn đe, ngăn chặn những hành vi xấu, trục lợi từ ngân hàng.

Cụ thể có một số biện pháp sau:

- Cần chia nhiều mức, cụ thể hơn về quy chế lương, dựa theo kinh nghiệm trình độ mà có sự cách biệt rõ ràng. Ví dụ: Về kinh nghiệm chắc chắn sẽ có sự khác biệt giữa

70

những người có kinh nghiệm dưới 1 năm và người có kinh nghiệm trên 2 năm. Hoặc ví dụ khác như: Người có kinh nghiệm học việc chỉ 6 tháng cũng sẽ rất khác với những người dù chỉ làm việc trong môi trường ngân hàng 6 tháng nhưng đã có thời gian làm việc trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Trên thực tế đã đưa ra kết quả, những sinh viên mới ra trường, sau khi trúng tuyển và làm việc được 6 tháng luôn có kết quả kinh doanh cũng như mức độ hoà đồng kém hơn những người đã có kinh nghiệm làm việc trước đó từ 1 - 3 năm hoặc 3 năm trở lên. Đó là bởi vì những kinh nghiệm tích luỹ theo thời gian đã rất hữu ích trong cơng việc và một phần nào đó nâng cao chất lượng công việc. Điều này là rất tốt vì sẽ khơng mất thời gian để đào tạo những khái niệm cơ bản, giúp tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian.

- Cũng như với kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn của người lao động cũng nên được chia nhỏ ra để đánh giá. Ví dụ như: Chia theo các bậc đào tạo: tốt nghiệp cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại hộc và trên đại học. Hoặc chia theo chất lượng các trường đào tạo, ví dụ như chất lượng của các trường đào tạo top đầu sẽ luôn đảm bảo sự trung thực và toàn diện như: Học Viện Ngân Hàng, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Ngoại thương. Bên cạnh đó nhằm khuyến khích ham học của nhân viên, ngân hàng cũng nên bỏ quy định tối thiểu 3 năm làm việc mới được hỗ trợ học phí học tập các bậc học thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Thay vào đó nên có các chế tài áp dụng như: cam kết học xong sẽ làm việc gắn bó trong 5 - 10 năm tới hoặc phạt hoàn lại tiền khi học xong mà khơng gắn bó với công việc, điều này sẽ tạo tâm lý thoải mái và ham học hỏi cho nhân viên.

- Tiếp tục hoàn thiện bảng đánh giá thực lực nhân viên theo hướng bao qt, tồn diện hơn bên cạnh tiêu chí kết quả thực hiện chỉ tiêu được giao. Ví dụ: Nên đánh giá dựa trên những tiêu chí: (i) Thái độ phục vụ khách hàng, (ii) sự nhiệt tình trong cơng việc,

(iii)phản hồi theo cảm nhận từ khách hàng, (iv) tinh thần ham học hỏi, tiến bộ trong công việc. (v) Hoà đồng với đồng nghiệp, cư xử đúng mực, thể hiện văn hố cơng sở BIDV... Tuy nhiên chỉ tiêu kết quả đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu được giao vẫn phải giữ trọng số cao nhất, tiếp theo là đến thái độ phục vụ khách hàng rồi mới đến các chỉ

tiêu khác. Từ đó làm cơ sở để đánh giá năng lực nhân viên, trả lương theo đúng chế độ được hưởng.

- Hiện tại BIDV đang sử dụng hệ thống trả lương bằng tài khoản tiền gửi thanh tốn, khơng đảm bảo sự riêng tư khi các nhân viên hồn tồn có thể xem tài khoản lương dẫn đến việc vơ tình tạo sự cạnh tranh không mấy lành mạnh trong nội bộ, nhất là khi lương và thưởng được trả đúng theo sự đóng góp của từng nhân viên. Vì thế xây dựng hệ thống trả lương riêng biệt nhằm nâng cao tính đồng bộ, tăng độ bảo mật đối với từng nhân viên

- Đối với chế độ thưởng phạt: Bổ sung quyền tự quyết và chịu trách nhiệm đối với từng cá nhân, đặc biệt là bộ phận bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nên đưa thêm các khoản thưởng "Nóng" nhằm khuyến khích động viên tinh thần nhân viên. Bên cạnh sự ghi nhận về tinh thần cũng cần đi đôi với vật chất. Đối với các chi nhánh có kết quả kinh doanh vượt chỉ tiêu hoặc vượt chỉ tiêu trong nhiều năm liền nên bổ sung thêm những quyền lợi, hoặc được phép giữ lại 1 phần lợi nhuận để thưởng nóng cho nhân viên. Nhưng cũng ln có chế tài hợp lý đối với các chi nhánh khơng hồn thành chỉ tiêu.

3.2.1.4 Giải pháp về marketing và củng cố thương hiệu

Các biện pháp cụ thể về marketing và củng cố thương hiệu BIDV có thể thực hiện trong thời gian tới:

• Tích cực đầu tư hình ảnh vào trang thông tin điện tử hiện đang sử dụng để giao dịch với khách hàng - đây chính là bộ mặt của ngân hàng điện tử, xu thế trong 5 năm tới. cần chú ý về nội dung hơn, cần trọng tâm hơn về các dịch vụ, tiện ích mà khách hàng nhận được. BIDV nên xây dựng đội ngũ tin học hiện đại, năng động, giỏi chuyên mơn hoặc cũng có thể th các nhà cung cấp chun nghiệp;

• Bên cạnh đó, BIDV nên đẩy mạnh việc PR trên các phương tiện truyền thông phổ biến như internet, các mạng xã hội, truyền hình, báo điện tử hoặc các chương trình mà BIDV là đồng tài trợ.

• Để thu hút sự chú ý của khách hàng cá nhân có nhiều nhu cầu về vốn trong các gói sản phẩm về nhà đất, du học hoặc chăm sóc sức khoẻ, BIDV nên hợp tác với các công ty địa ốc, các trung tâm du học để tăng cường độ phủ sóng và thị phần.

72

• Việc thuê ngoài maketing sẽ đem lại hiệu quả tốt nhưng maketing là việc phải làm liên tục xuyên suốt để khẳng định vị thế ngân hàng. Chính vì vậy BIDV cần thiết xây dựng đội ngũ maketing, đội ngũ này có thể đặt tại hội sở, sẽ luôn bám sát theo từng chủ trương, chính sách sản phẩm và slogan của BIDV trong từng thời kỳ.

3.2.1.5 Giải pháp về nghiệp vụ

BIDV cần thực sự quan tâm đến những vấn đề về nghiệp vụ. Trong những năm gần đây BIDV đã chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ phát hành bảo lãnh trên toàn hệ thống, đã làm rõ các chi tiết theo từng bước, từng khâu và phân bố theo từng chi nhánh địa bàn. Tuy nhiên việc chuẩn hoá về các quy định thôi là chưa đủ, BIDV cần sớm thành lập những bộ phận chuyên nghiệp về hỗ trợ luật pháp trong các hoạt động bảo lãnh. Điều này đều đã được chứng minh ở các ngân hàng lớn trên thế giới hoặc đơn cử như các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Việc thành lập bộ phận chuyên nghiệp hỗ trợ về luật pháp không chỉ giúp nhân viên giảm bớt áp lực công việc, tập trung nhiều hơn cho nghiệp vụ mà còn giúp cho ngân hàng quản lý hồ sơ, quản lý rủi ro, đo lường và ngăn ngừa những diễn biến xấu trong tương lai. Nếu khơng có bộ phận này khi xảy ra tranh chấp, liên quan đến luật pháp sẽ tốn nhiều thời gian lục tìm hồ sơ, giấy tờ, sổ sách liên quan và làm lãng phí nguồn nhân lực. Quan trọng hơn cả, BIDV sẽ mang đến cho khách hàng cảm giác thoải mái khi giao dịch và sự tin tưởng tuyệt đối vào ngân hàng, giúp BIDV không những giữ chân được khách hàng mà còn nâng cao uy tín đối với những khách hàng mới.

3.2.1.6 Giải pháp về công nghệ

Hiện nay vấn đề bảo mật thông tin, đánh cắp giữ liệu người dung luôn là vấn đề nóng trong xã hội, điều đó càng quan trọng với ngành ngân hàng vốn rất nhạy cảm với việc bị rị rỉ thơng tin khách hàng hoặc có lỗ hổng trong hệ thống an ninh mạng. BIDV cần hoàn thiện không ngừng về mặt công nghệ, đặc biệt là với công nghệ tin học được ứng dụng trong hoạt động bảo lãnh. Cụ thể, bộ phận chịu trách nhiệm về tin học thuộc Hội sở cần triển khai, nâng cấp phần mềm hỗ trợ việc truy xuất thơng tin hiện có về bảo lãnh, mở rộng và phát triển phần mềm để hỗ trợ cho nhân viên soạn cam kết bảo lãnh

theo mẫu đã chuẩn hố trên tồn hệ thống BIDV một cách tự động thay vì việc soạn cam kết/ thư bảo lãnh rồi in ra giấy như hiện nay.

BIDV nên mở các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin cho nhân viên, không chỉ tin học văn phòng mà nên học về các lớp viết phần mềm để mỗi chi nhánh có thể thiết kế phần mềm bổ sung vào hệ thống ngân hàng lõi, phù hợp với thực tiễn từng chi nhánh.

Ngoài ra, BIDV nên thường xuyên hợp tác với các nhà cung cấp cơng nghệ có uy tín để update thường xuyên những công nghệ mới hoặc vá những lỗ hổng trong các phần mềm quản lý tránh để xảy ra tình trạng tin tặc tấn công gây thất thoát cả về tài sản và uy tín ngân hàng.

3.2.1.7 Giải pháp về quản trị rủi ro

Bảo lãnh cũng là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng dành cho đối tác, vì vậy trong bảo lãnh luôn tiềm ẩn đẩy đủ nguy cơ về các rủi ro: gian lận, lừa đảo, giả mạo vậy nên BIDV cần sớm xây dựng những cơ chế về quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Trong cơ chế quản trị rủi ro này cần phải phân loại bảo lãnh theo những hình thức cụ thể hơn để đưa ra các hình thức xử lý rủi ro. Ví dụ: Thay vì chia bảo lãnh được phát hành thành bảo lãnh có ký quỹ và bảo lãnh khơng có ký quỹ thì nên chia thành:

- Bảo lãnh được ký quỹ 100% bằng tiền mặt

- Bảo lãnh được đảm bảo bằng 100% trái phiếu chính phủ, kho bạc - Bảo lãnh được đảm bảo bằng 100% tiền gửi ngân hàng.

- Bảo lãnh được đảm bảo bằng 100% bất động sản hoặc động sản có rủi ro khác.

Tuỳ theo giá trị được đảm bảo sẽ có mức trích lập dự phòng và lãi suất, phí cho phần bù rủi ro khác nhau, thêm vào đó là sự rằng buộc về chất lượng tài sản cũng như giá trị mà ngân hàng bảo lãnh cho đối tác.

3.2.1.8 Một số giải pháp khác

• Về chính sách khách hàng

- Giảm tỷ lệ tài sản bảo đảm hoặc áp dụng hình thức tín chấp với các khách hàng được xếp hạng AA trở lên (từ 30% xuống 20%)

- Hỗ trợ khách hàng lập hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh, gửi mail cho khách hàng ký Về Quy trình nghịêp vụ:

74

Nâng cao mức thẩm quyền phán quyết của Phòng Quản lý khách hàng, Phó giám đốc tác nghiệp. Áp dụng với bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh có kỹ quỹ/cầm cố 100% bằng tiền gửi không phải phê duyệt QLRR, phòng QLKH trực tiếp trả toàn bộ hồ sơ cho khách hàng.

Việc xây dựng cải tiến quy trình là một việc khó khăn và địi hỏi có sự lưu ý đặc biệt. Quy trình mới phải đảm bảo sự chặt chẽ trong các bước đồng thời cũng phải thể hiện sự linh hoạt và khả năng phản ứng tốt với sự thay đổi của môi trường bên ngồi. Quy trình tốt là sự định hướng và căn cứ tốt để có được chất lượng bảo lãnh tốt.

Về quy mô vốn

Quy mô vốn luôn là một trong những yếu tố để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Việc tăng trưởng về quy mô là rất cần thiết theo thời gian vì nó minh chứng cho kết quả kinh doanh ngày một tiến bộ của ngân hàng. Tuy nhiên nếu vì muốn tăng trưởng nhanh, nóng bằng những cách tăng quy mô vốn không hợp lý và mức tăng trưởng đột ngột sẽ dễ dẫn đến sụp đổ. Chính vì vậy một lộ trình tăng vốn hợp lý là rất cần thiết. Lộ trình này có thể kéo dài trong 5 tới 10 năm tới nhưng phải gắn liền với chiến lược kinh doanh của thời kỳ đó, bám sát thực tiễn và đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên việc gia tăng quy mô vốn phải đi liền với đảm bảo hệ số an tồn vốn, khơng những thế hệ số an toàn vốn phải không ngừng cải thiện, luôn đảm bảo rằng nguồn vốn hoạt động hiệu quả và tối thiểu chi phí sử dụng vốn.

• Về điểm xếp hạng tín nhiệm

Có 2 yếu tố chính tác động đến điểm xếp hạng tín nhiệm của một ngân hàng đó là: (i) Điểm xếp hạng tín nhiệm của quốc gia; (ii) Các hệ số tài chính của ngân hàng và các công ty liên quan.

Đối với BIDV mục tiêu đến năm 2025 là phấn đấu đạt mức xếp hạng tín nhiệm AA do các tổ chức nước ngoài xếp hạng. Để đạt được mục tiêu này là quá trình cải thiện về mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời, ... chính vì vậy BIDV cần phải năng động hơn, đưa ra những chiến lược cụ thể bám sát thực tế, tăng thị phần, tích cực cải thiện chất lượng tín dụng thơng qua bộ phận sàng lọc, quản lý rủi ro, bộ phận thẩm định dự án, tài sản.

Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra BIDV rất cần sự hỗ trợ, tác động đến từ các chính sách từ các cấp có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh NH tại NH đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 530 (Trang 80 - 87)