Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh NH tại NH đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 530 (Trang 88 - 90)

1 .Lịch sử hình thành ngân hàng và phát triển bảo lãnh ngân hàng

3.3 Một số kiến nghị về chính sách khác với Nhà nước

3.3.3 Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý

Những năm gần đây, sự phát triển của ngành ngân hàng và những vụ án kinh tế lớn buộc các nhà chức trách đã và đang dần hoàn thiện hành lang pháp lý, tuy nhiên trong lĩnh vực bảo lãnh, các quy định pháp luật về bảo lãnh còn sơ sài, chưa bao qt tồn bộ. Khơng những vậy, các quy định này còn chịu sự ảnh hưởng từ các luật khác, gây nên sự chồng chéo trong quản lý và gây ra nhiều rủi ro cho các bên khi tham gia giao dịch này.

Chính vì vậy, rất cần Chính phủ và các cơ quan hữu quan ban hành sớm luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng giúp hoạt động này được điều chỉnh thống nhất. Điều này là rất cần thiết, vì xu thế hiện nay là hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã là thành viên của WTO (Tổ chức thương mại Thế giới) và đang tham gia hiệp định CPTPP, nhu cầu giao thương trao đổi, buôn bán, xuất nhập khẩu chưa bao giờ rộng mở đến thế. Nhu cầu bảo lãnh đã và đang tăng cả về khối lượng lẫn số lượng sản phẩm, các giao dịch ngày càng phức tạp và liên quan mật thiết tới những quy chuẩn của quốc tế khơng chỉ cịn gói gọn trong khơng gian một quốc gia.

Những việc cần làm trước hết là ban hành bộ luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng bởi vì hiện tại chỉ có những quy chế hướng dẫn thực hiện bảo lãnh, chưa xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia trong các trường hợp, điều này làm tăng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó cịn cần có một chuẩn mực chung trong nghiệp vụ bảo lãnh, tránh tình trạng một số cá nhân, tổ chức tự đơn giản hoá quy trình giao dịch bảo lãnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới quyền lợi, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch mà nó cịn ảnh hưởng tới hệ thống tài chính nếu như giao dịch đó mang tầm cỡ, quy mô lớn. Bên cạnh những rủi ro, việc có một bộ quy tắc về chuẩn mực chung trong giao dịch nghiệp vụ bảo lãnh cũng khiến cho các cơ quan giám sát thanh kiểm tra một cách dễ dàng, nhanh gọn, rút ngắn thời gian tăng hiệu quả công việc.

Việc ban hàng luật là rất cần thiết bởi khi các TCTD trong nước tham gia hoạt động bảo lãnh với các TCTD hoặc cá nhân, đối tác nước ngoài các TCTD sẽ phải dẫn chiếu luật của nước ngoài để áp dụng. Rõ ràng đó sẽ là một điều kiện không thuận lợi cho các TCTD tại Việt Nam trong mọi trường hợp, ảnh hưởng cả đến quyền lợi và trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra. Rủi ro cịn có thể đến từ việc các TCTD Việt Nam không hiểu hết về luật nước ngoài được áp dụng, dẫn đến các trường hợp áp dụng luật khơng chính xác gây tổn thất lớn.

Ngồi việc ban hàng luật quốc gia về bảo lãnh, Việt Nam cũng nên tham gia phê chuẩn những công ước quốc tế về hoạt động bảo lãnh như Công ước Liên hiệp quốc về Bảo lãnh độc lập và Tín dụng thư dự phịng (Cơng ước Uncitral). Khi Việt Nam phê

78

chuẩn công ước này, ngoài bộ luật về bảo lãnh cịn có thể áp dụng để điều chỉnh đối với các đối tác nước ngoài, tránh sự bất đồng về việc áp dụng nguồn luật điều chỉnh.

Như vậy, việc Chính phủ nên ban hành bộ luật điều chinh về hoạt động bảo lãnh là rất cần thiết, không những giúp BIDV và những ngân hàng trong nước tránh được rủi ro mà còn đảm bảo được nhiều quyền lợi và việc thanh kiểm tra cũng trở nên rất dễ dàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh NH tại NH đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 530 (Trang 88 - 90)