Hoàn thiện cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh NH tại NH đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 530 (Trang 90 - 108)

1 .Lịch sử hình thành ngân hàng và phát triển bảo lãnh ngân hàng

3.3 Một số kiến nghị về chính sách khác với Nhà nước

3.3.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý

- Hoàn thiện các cơ chế kiểm tra, giám sát, quản lý doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, chú trọng cơng tác kiểm tốn trong doanh nghiệp đặc biệt là với các BCTC để đảm bảo chất lượng thông tin về doanh nghiệp, phục vụ dữ liệu đầu vào cho Ngân hàng.

- Thống nhất nội dung giữa các văn bản, thông tư, nghị định của Bộ ngành khác nhau. Tránh sự chồng chéo, không thống nhất, phù hợp trong xử lý, quản lý các hoạt động kinh doanh, thương mại. Đặc biệt là thông tư 07/2015 cần được xem xét sửa đổi để phù hợp hơn.

- Thống nhất chuẩn mực kế toán được áp dụng. Quy định chặt chẽ về chế độ kế toán được áp dụng giú cho ngân hàng dễ theo dõi được tình hình thực hiện của khoản bảo lãnh cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sớm có những cơ chế xử lý, phòng ngừa rủi ro.

- NHNN cần nâng cao hơn nữa vai trò là trung tâm cung cấp thông tin trong hệ thống ngân hàng. Cụ thể là vai trò của CIC thuộc NHNN, hiện tại việc theo dõi các hoạt động bảo lãnh vẫn chưa có thơng tin trên CIC.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên những nguyên nhân thực tế dẫn đến các bất cập, khó khăn trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại BIDV Hồ Bình từ năm 2017 đến nay và định hướng phát triển ngân hàng BIDV đến năm 2025, chương 3 của khoá luận đã đề ra những giải pháp và một số kiến nghị để phát triển, hạn chế những khó khăn rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại BIDV trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp chủ yếu chia thành 2 nhóm chính:

Nhóm giải pháp với ngân hàng: Bao gồm các giải pháp về con người, về nghiệp vụ, công nghệ, các giải pháp liên quan tới quy mơ vốn, chính sách marketing, cải thiện điểm xếp hạng.

• Nhóm kiến nghị dành cho Chính phủ và các cơ quan hữu quan quản lý: Tăng cường tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp có thế mạnh về xuất nhập khẩu, tăng cơ hội khi hội nhập, cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm của quốc giá, hoàn thiện, thống nhất hành lang pháp lý, đẩy mạnh hiệu quả quản lý.

Nhằm phát triển kinh tế đất nước nói chung và hoạt động bảo lãnh tại BIDV nói riêng thì tất cả các biện pháp trên phải thực hiện đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau. Cùng với đó, rất cần sự hỗ trợ, quan tâm từ Chính phủ, NHNN thông qua các biện pháp cụ thể nêu trên sẽ giúp BIDV phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chủ biên NGND. PGS. TS Tô Ngọc Hưng (2014) Giáo trình tín dụng ngân hàng.

NXB Lao Động - Xã Hội.

2. Chủ biên NGND. PGS. TS Tô Ngọc Hưng (2014) Giáo trình ngân hàng thương

mại. NXB Dân Trí.

3. GS. TS Lê Văn Tư (2005) Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Tài Chính. 4. TS. Nguyễn Minh Kiều Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. NXB Thống Kê. 5. Quy trình bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 6. Báo cáo thường niên của BIDV năm 2017, 2018, 2019.

7. Báo cáo tài chính của BIDV Chi nhánh Tỉnh Hồ Bình năm 2017, 2018, 2019.

8. Báo cáo tài chính của các ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vpbank Chi nhánh tỉnh Hồ Bình năm 2017, 2018, 2019.

9. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (2015), Thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định

về bảo lãnh ngân hàng, ban hành ngày 25/06/2015

10. Đề tài tham khảo:

Đề tài thứ 1: Lê Thị Phương Thảo (2010), Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân

80

KẾT LUẬN CHUNG

Thông qua bài luận về thực trạng và giải pháp cho hoạt động về bảo lãnh ngân hàng tại BIDV Hồ Bình, tơi đã tổng hợp từ cơ sở lý luận về nghiệp vụ bảo lãnh, trình bày những cơ sở về pháp lý BIDV đã và đang áp dụng để điều chỉnh hoạt động bảo lãnh, những kết quả chung về tình hình kinh doanh tại BIDV trong 03 năm vừa qua, đánh giá về thực trạng bảo lãnh và phân tích những ưu, nhược điểm còn tồn tại, qua đó tơi xin đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động bảo lãnh trong thời gian tới.

Đối với những giải pháp được đề cập tới sẽ có một số mà BIDV có thể áp dụng được ngay lập tức trong quyền hạn của chi nhánh, nhưng có giải pháp đề xuất dành cho BIDV hội sở và các cấp chính quyền. Dù vậy, để có một hiệu quả tốt, thực sự tác động tồn diện thì các giải pháp đưa ra cần thực hiện đồng bộ triệt để sẽ mang lại kết quả được cộng hưởng, tác động tốt tới tình hình nghiệp vụ bảo lãnh NH hiện nay.

Trên đây hầu hết đều là quan điểm cá nhân, những tìm hiểu về hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh của riêng tôi, chắc chắn còn những hạn chế, sai sót, kính mong nhận được sự góp ý thẳng thắn, từ nhiều mặt của quý thầy cô và độc giả giúp bản thân tôi có cái nhìn hồn thiện hơn.

Đà Nằng.

Đề tài thứ 2: Nguyễn Thị Thơm (2007) Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chính Minh

11. Các website:

JSC Bank for Invstmnt & Developmnt of Vietnam truy cập ngày 10/05/2020, từ https ://www.moodys.com/credit-ratings/J S C-Bank-for-Invstmnt-Developmnt-of- Vietnam-credit-rating-808908826

https://www.bidv.com.vn http://www.sbv. gov.vn

PHỤ LỤC 01

- Quy định số 2202/QĐ-QLTD2 ngày 10/07/2012 v/v Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành

- Quyết định số 1138/QĐ- HĐQT ngày 11/11/2011 về việc Ban hành Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

- Quyết định số 301/QĐ- HĐQT ngày 08/05/2012 Về các trường hợp khơng được cấp tín dụng và cấp tín dụng đối với các trường hợp hạn chế cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam

- Quy định số 379/QĐ-QLTD ngày 24/01/2013 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Quy định số 1131/QĐ-QLTD1 ngày 12/03/2009 Quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh.

- Quy định số 081/QĐ-HĐQT ngày 15/01/2014 Quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh.

- Công văn 2186/CV-QLTD ngày 06/05/2013 của BIDV hướng dẫn một số nội dung quy chế bảo lãnh 588/QĐ-HĐQT ngày 25/4/2013 đối với khách hàng của BIDV.

- Quy định số 1793/QĐ-TTDVKH ngày 15/04/2013 Về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác nhận thông tin bảo lãnh do BIDV phát hành.

- Quy định 2572/QĐ-TTDVKH ngày 29/05/2003 về Quy định tác nghiệp nghiệp vụ bảo lãnh trong nước

- Công văn 3858/CV-PTSPBB ngày 04/07/2014 về việc Hướng dẫn Bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thơng tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với

bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

83

2. Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối

ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng.

3. Xác nhận bảo lãnh là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận

bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

4. Đồng bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng hợp vốn, theo đó có từ 02 (hai) tổ

chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên cùng thực hiện bảo lãnh; hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng ở nước ngoài cùng thực hiện bảo lãnh.

5. Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo

lãnh cho bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngồi.

6. Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngồi, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng.

7. Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành.

8. Bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ

chức tín dụng ở nước ngồi thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh.

9. Bên xác nhận bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ

10.Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước

ngồi, tổ chức tín dụng ở nước ngồi), cá nhân sau:

a) Trong bảo lãnh ngân hàng (trừ bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh), khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh;

b) Trong bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh là bên bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng là bên được bảo lãnh;

c) Trong xác nhận bảo lãnh, khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh, khách hàng của bên xác nhận bảo lãnh là bên bảo lãnh.

11.Thỏa thuận cấp bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh hoặc bên bảo

lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh với khách hàng và các bên liên quan khác (nếu có) về việc phát hành bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng.

12.Cam kết bảo lãnh là văn bản do bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc

bên xác nhận bảo lãnh phát hành theo một trong các hình thức sau:

a) Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc

bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh;

b) Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo

lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh bao gồm cả văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có), giữa bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có).

85

Điều 7. Sử dụng ngôn ngữ

Các văn bản sử dụng trong giao dịch bảo lãnh bao gồm thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp bảo lãnh có yếu tố nước ngoài, các bên liên quan được thỏa thuận sử dụng tiếng nước ngoài. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài, các văn bản phải được dịch sang tiếng Việt (có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đính kèm bản tiếng nước ngồi khi có u cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 13. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh

1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các loại tài liệu chủ yếu sau: a) Văn bản đề nghị bảo lãnh;

b) Tài liệu về khách hàng;

c) Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh; d) Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);

đ) Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).

2. Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể, công bố công khai về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét cấp bảo lãnh.

Điều 14. Thỏa thuận cấp bảo lãnh

1. Để thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng ký thỏa thuận cấp bảo lãnh. Trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải ký thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng.

2. Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải có các nội dung sau: a) Các quy định pháp luật áp dụng;

b) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh; c) Nghĩa vụ được bảo lãnh;

d) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;

e) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; g) Quyền và nghĩa vụ của các bên; h) Phí bảo lãnh;

i) Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ, thời hạn hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

k) Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận; l) Giải quyết tranh chấp phát sinh.

3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong thỏa thuận cấp bảo lãnh không trái với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật.

4. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Điều 15. Cam kết bảo lãnh

1. Cam kết bảo lãnh phải có các nội dung sau: a) Các quy định pháp luật áp dụng;

b) Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh;

c) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;

d) Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;

đ) Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh; e) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;

g) Nghĩa vụ bảo lãnh;

h) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; i) Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

k) Cách thức để kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, cam kết bảo lãnh có thể có các nội dung khác phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh, phù hợp với quy định, tại Thông tư này và quy định của pháp luật.

87

3. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung cam kết bảo lãnh do các bên liên

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh NH tại NH đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 530 (Trang 90 - 108)