Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại BIDV

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh NH tại NH đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 530 (Trang 71)

1 .Lịch sử hình thành ngân hàng và phát triển bảo lãnh ngân hàng

2.5 Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại BIDV

2.5.1.1 về con người

BIDV luôn quan tâm về vấn đề con người, nhưng hiện tại vẫn chưa sát thực tế và thoả mãn được nhiều mong muốn của cán bộ công nhân viên. Về chính sách đãi ngộ, tuy đã có những chuyển biến tích cực, nhưng đâu đó vẫn chưa tạo được động lực thực sự cho người lao động. Cụ thể, tuy mức lương có tăng, nhưng các vấn đề như về kinh nghiệm tích luỹ, kiến thức chuyên môn của nhân viên chưa được quan tâm nên không tạo động lực cho cán bộ tích cực tự nâng cao kiến thức chuyên môn. Cùng với đó, theo quy chế mới, lương được trả theo kết quả lao động và công việc thực hiện; tuy nhiên, trong thực hiện đã nảy sinh bất cập. Năng lực của nhân viên thể hiện qua công việc nhưng chịu sự đánh giá của lãnh đạo, điều này dễ dẫn đến những đánh giá chủ quan, không đúng với năng lực thực tế của nhân viên và gây ức chế trong công việc nếu lãnh đạo không công tâm. Bên cạnh đó, trong quy chế trả lương của BIDV phần lương được chia theo kết quả thực hiện và có mức bình qn như nhau với mỗi nhân viên trong một phòng ban, dẫn đến việc thiếu đi tính cạnh tranh, không tạo động lực cho cán bộ công nhân viên nỗ lực làm việc, tăng cường chun mơn, kinh nghiệm nghiệp vụ.

Tính đến thời điểm hiện tại BIDV đang trả lương cho nhân viên theo phương thức truyền thống đó là trả thông qua các tài khoản TGTT, không đảm bảo sự riêng tư khi các nhân viên hồn tồn có thể xem tài khoản lương dẫn đến việc vơ tình tạo ra tính đố kỵ, dẫn tới kết quả cạnh tranh thiếu lành mạnh ngay tại nội bộ, đặc biệt với tiền lương và thưởng được tính theo đúng theo sự đóng góp của từng nhân viên.

Đa phần các cán bộ chính thức tại BIDV khi thực hiện nghiệp vụ về bảo lãnh đều phải trải qua trường lớp chính quy, có trình độ nhưng môi trường chuyên mơn hố khiến các cán bộ đang thiếu hẳn kinh nghiệm chuyên biệt về những đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp tới hợp đồng bảo lãnh. Song song với đó, BIDV vẫn chưa thực sự quan tâm tới nghiệp vụ chuyên sâu, giao lưu nghiệp vụ giữa các CN NH. Tuy hiện tại ở hội sở đã có Trung tâm Đào tạo, sự quan tâm dành cho đào tạo vẫn chưa đúng xứng với vai trò mà bộ phận này mang lại. Trên thực tế, các CN NH BIDV hiện đã có cơng tác trao đổi kinh

60

nghiệm, nhưng lại không phát huy được vai trị vì chủ yếu là tự phát, riêng lẻ nên chưa thực sự nâng cao kỹ năng về tác nghiệp và quản lý.

2.5.1.2 Về nghiệp vụ

Hiện nay, BIDV chưa đưa nghiệp vụ về bảo lãnh thành hoạt động mang tính chuyên mơn hố bằng chứng là chưa tổ chức phòng ban chuyên môn sâu về hoạt động bảo lãnh và có tính chất độc lập. Theo mơ hình chung của BIDV, chi nhánh chưa tổ chức được phòng ban chuyên nghiêp về dịch vụ bảo lãnh, nhân viên tác nghiệp hiện đang giữ nhiều nghiệp vụ khác như: xuất nhập khẩu, cho vay, thẩm định khách hàng, huy động vốn, bán thẻ, bảo hiểm... Khiến cho áp lực trong công việc tăng rõ dệt, kéo theo hệ luỵ là kết quả thực hiện cũng giảm theo. Song song là sự thiếu hiểu biết về nhiều lĩnh vực liên quan tới bảo lãnh làm tăng khả năng rủi ro xảy ra và chậm trễ trong việc đáp ứng nhu cầu KH.

2.5.1.3 về công nghệ

Hiện nay BIDV đã áp dụng công nghệ tin học chủ yếu là Microsoft Office và phần mềm lõi ngân hàng trong công tác quản lý và điều hành, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tuy nhiên những ứng dụng công nghệ này vẫn cịn thơ sơ, chưa phục vụ được nhiều nhu cầu thực tế. Công nghệ BIDV sử dụng để quản lý trực tiếp thông tin trong hệ thống là phần mềm TF còn điểm yếu rõ rệt như: Không truy xuất được thông tin về những bảo lãnh của toàn hệ thống BIDV đang phát hành, mẫu chung để soạn cam kết phát hành bảo lãnh hoặc nghiệp vụ về bảo lãnh hiện không sử dụng được khiến cho nhân viên phải soạn bằng phần mềm thủ công dẫn đến hiện tượng thiếu thống nhất trong sử dụng biểu mẫu.

2.5.1.4 Một số yếu tố khác

• Chính sách marketing:

Marketing vẫn luôn là điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của BIDV. Các hoạt động có nhiều thế mạnh như thanh toán quốc tế, bảo lãnh nước ngồi thì BIDV chưa thực sự quan tâm, chi ngân sách marketing tới những KH có nhu cầu. Bên cạnh đó, những kênh marketing hiệu quả như: mạng xã hội, truyền hình, internet,.. vẫn chưa được tận dụng. Chưa có hoạt động về quảng bá hình ảnh BIDV trên địa bàn, thậm chí một số bộ phận không nhỏ người dân còn đọc sai tên ngân hàng. Đây là kết quả một phần do

BIDV Hồ Bình đang chưa thực sự quan tâm và cũng chưa đủ kinh phí chi tiêu cho chính sách marketing.

Cơng tác Marketing thương hiệu vẫn còn bỏ ngỏ, chưa đẩy mạnh, nhiều KH vẫn chưa biết đến thương hiệu, vẫn cịn có sự nhầm lẫn tên ngân hàng iiNgan hàng đầu tư và phát triển” lại gọi thành “Ngân hàng đầu tư và phát triển nơng nghiệp nơng thơn”

• Chính sách phí

Đối với khách hàng ngồi những quy trình thủ tục khi sử dụng dịch vụ, họ cũng khá quan tâm và hay so sánh về mức phí giữa các NH có cùng sản phẩm, đây lại là điểm yếu của BIDV Hồ Bình trong kinh doanh nghiệp vụ bảo lãnh hiện nay. Mức phí sử dụng dịch vụ về bảo lãnh hiện tại BIDV đang cao hơn mặt bằng chung của các NH. Nguyên nhân chính tác động tới số lượng KH mong muốn sử dụng dịch vụ này là do chi phí gia tăng. Cụ thể, từ khi mức phí mới được áp dụng, một số KH có mong muốn phát hành bảo lãnh thường xuyên nhưng vì đặc trưng ngành nghề nên giá trị từng bảo lãnh không cao, như các công ty dược phẩm, các công ty xây dựng nhỏ, đã không sử dụng dịch vụ này của BIDV. Rõ ràng, mức phí bảo lãnh hiện tại đã cản trở việc tìm kiếm và đồng hành về lâu dài cùng KH.

Bên cạnh đó, việc sử dụng biểu phí khơng thống nhất giữa mạng lưới BIDV trên toàn quốc đã gây ra nhiều bất cập, phần lớn do đặc điểm kinh tế mỗi địa điểm khác nhau nhiều. Việc áp một mức phí cho cả hệ thống lại tạo ra sự mất cân xứng với tình hình kinh tế và giảm mức độ cạnh tranh tại từng khu vực.

Cùng với đó, tuy có chính sách ưu đã về phí nhưng các mức giảm đang quá cứng nhắc, chỉ có 4 lựa chọn giảm lần lượt 25% đến 100% làm giảm sự mềm dẻo trong hoạt động kinh doanh của mỗi CN.

2.5.2 Nguyên nhân từ bên ngồi

2.5.2.1 Ảnh hưởng từ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia

Là một NH nội địa lớn, đối với BIDV mức điểm về XHTN là khá quan trọng, nhưng hiện tại đều bị khống chế bởi mức trần là điểm XHTN của quốc gia. Bằng chứng cho thấy mức quan trọng và sự tác động của mức điểm XHTN của quốc gia đến điểm XHTN của NH trong nước theo các chuẩn mực quốc tế. Khi mức tín nhiệm của quốc gia

62

được cải thiện sẽ là bàn đạp, tạo động lực cho NH nội địa gia tăng thứ hạng tín nhiệm. Ngược lại, khi mức tín nhiệm quốc gia bị tụt giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hạng tín nhiệm của các ngân hàng nội địa bất chấp nỗ lực của các NH này.

2.5.2.2 Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện

Các quy định cụ thể về hoạt động này hiện được quy định tại Quy chế Bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy rằng khi so sánh với các quy chế trước đây đã có sự đổi mới, phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn còn sơ sài, chưa chi tiết sâu sát vào từng trường hợp. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp hoạt động bảo lãnh dễ bị sự điều chỉnh chồng chéo của nhiều quy định khác, gây ra việc khó khăn trong xử lý, giải quyết vấn đề phát sinh.

Vấn đề thứ nhất: Bên được bảo lãnh và bên chỉ thị phát hành bảo lãnh Trích Điều 3 Thơng tư 07 (xem thêm trong phụ lục số 01)

Thông tư 07 không đề cập đến bên yêu cầu phát hành bảo lãnh (bên chỉ thị). Tuy nhiên, có thể hiểu từ quy định trên rằng trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 07, bên được bảo lãnh cũng đồng thời là bên chỉ thị. Trên thực tế vẫn có trường hợp ngược lại, bên chỉ thị không phải là bên được bảo lãnh. Trường hợp này xảy ra khi bên chỉ thị là một công ty mẹ và bên được bảo lãnh là một công ty phụ thuộc.

Ví dụ, Cơng ty Aaa là một công ty xây dựng hạch toán phụ thuộc của Công ty A được Công ty A ủy quyền trực tiếp ký kết và thực hiện các hợp đồng xây dựng với các khách hàng, nhưng Công ty Aaa không được Công ty A ủy quyền vay vốn với các tổ chức tín dụng. Cơng ty Aaa ký một hợp đồng xây dựng với Công ty B, theo đó Công ty Aaa phải cung cấp một bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Công ty B là bên nhận bảo lãnh.

Công ty Aaa không được ủy quyền vay vốn ngân hàng, do vậy, Công ty A chỉ thị ngân hàng của mình phát hành bảo lãnh để bảo lãnh cho Công ty Aaa. Trong giao dịch này, Cơng ty A đóng vai trị bên chỉ thị, cịn Cơng ty Aaa là bên được bảo lãnh.

Nếu theo Thơng tư 07 thì giao dịch này không thể thực hiện được bởi bên được bảo lãnh được hiểu cũng là bên chỉ thị hay bên yêu cầu phát hành bảo lãnh.

về các bên tham gia giao dịch bảo lãnh, URDG 758 (Uniform Rules for Demand Guarantee - Bộ quy tắc thống nhất về bảo lãnh trả tiền ngay) của ICC quy định bên được bảo lãnh có thể đồng thời là bên chỉ thị hoặc không phải là bên chỉ thị và ngược lại.

Trích Điều 2 URDG758 (xem thêm trong phụ lục số 01)

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi Thông tư 07 bổ sung thêm “bên chỉ thị” để phù hợp với tập quán quốc tế, cụ thể là URDG 758, cũng như thực tế phát sinh từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng trong nước.

Trở lại với tình huống ví dụ nêu trên, cách giải quyết duy nhất trong khi chờ đợi Thông tư 07 sửa đổi là Cơng ty A có thể ủy quyền và bảo lãnh cho Công ty Aaa vay vốn ngân hàng. Trong trường hợp này, ngân hàng có thể xem xét cấp tín dụng bảo lãnh cho Công ty Aaa.

Vấn đề thứ hai: Ngôn ngữ

về vấn đề ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh, Trích Điều 7 Thơng tư số 07 (xem thêm trong phụ lục số 01)

Đối với quy định này, mọi việc chỉ được xử lý ổn thoả theo luật pháp Việt Nam nếu những bên liên quan đến giao dịch dịch vụ bảo lãnh là những TC hặc CN đang sinh sống, hoạt động kinh doanh và chịu rằng buộc bởi luật pháp quốc gia - cụ thể Việt Nam. Trong nhiều trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia dịch vụ về bảo lãnh là TC, CN liên quan khác sinh sống ở nước ngoài, tuân theo và chịu sự điều chỉnh của luật nước ngồi thì việc yêu cầu các bên tuân theo tuân theo quy định, luật pháp Việt Nam và xử lý theo hợp đồng bảo lãnh được viết theo Tiếng Việt là điều khó mà khiến các đối tác chấp nhận.

Thực tế cho thấy các giao dịch mua bán ngoại thương thanh toán bằng hình thức chuyển tiền bằng điện, nhờ thu chứng từ hay thư tín dụng đều sử dụng ngôn ngữ tiếng nước ngồi nhưng khi có tranh chấp xảy ra và tranh chấp nếu được đưa ra tòa án Việt Nam xét xử, tòa án Việt Nam vẫn thụ lý xét xử, chứ không từ chối vì lý do ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản giao dịch là bằng tiếng nước ngoài. Vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng cần xem xét sửa đổi quy định về ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh để phù hợp với thực tế cũng như tập quán quốc tế.

64

Thông tư 07 cần sửa đổi quy định về việc sử dụng ngôn ngữ trong các giao dịch bảo lãnh. Theo đó, các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh mà các bên tham gia giao dịch gồm các TC và CN hoạt động theo luật pháp Việt Nam được lập bằng tiếng Việt hoặc bằng song ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài nếu cần thiết; trường hợp các văn bản được lập bằng song ngữ có sự khác nhau về cách hiểu giữa văn bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì văn bản tiếng Việt là căn cứ pháp lý. Đối với giao dịch bảo lãnh có yếu tố nước ngoài, bao gồm giao dịch bảo lãnh đối ứng hoặc giao dịch bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức hoặc người nước ngồi, ngơn ngữ sử dụng trong các văn bản liên quan có thể bằng một thứ tiếng Anh hoặc bằng một tiếng nước ngoài phổ biến được các bên chấp nhận.

Vấn đề thứ ba: Hợp đồng cấp bảo lãnh; hồ sơ đề nghị bảo lãnh

Điều 13, 14, 15 Thông tư 07 (xem thêm trong phụ lục số 01) quy định để thực hiện bảo lãnh, bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các bên liên quan (nếu có) phải thỏa thuận ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh. Theo đó, hợp đồng cấp bảo lãnh cần nhiều yêu cầu về thông tin hồ sơ. Thông tư 07 cũng quy định cụ thể (từ Điều 27 - Điều 32) quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng cấp bảo lãnh.

Quy định các bên tham gia giao dịch bảo lãnh phải thỏa thuận ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh với đầy đủ các nội dung trên đây chỉ phù hợp với các giao dịch bảo lãnh mà các bên tham gia giao dịch bảo lãnh là tổ chức hoặc cá nhân trong nước.

Khi áp dụng với nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đặc biệt với nghiệp vụ về bảo lãnh đối ứng của NHNN hoặc TCTD trong nước, bên bảo lãnh được yêu cầu tham gia bảo lãnh đối ứng thông thường phát hành thư bảo lãnh đối ứng với mẫu điện Swift MT760 gồm một số nội dung chủ yếu: Nội dung về bảo lãnh mà bên bảo lãnh đối ứng đồng ý tham gia, cam kết về nghĩa vụ hoàn trả của bên bảo lãnh tham gia đối ứng. Trong trường hợp đặc biệt này, bảo lãnh đối ứng phát hành bằng điện Swift có thể được xem là thương lượng về hợp đồng cấp bảo lãnh giữa bên bảo lãnh tham gia đối ứng và bên bảo lãnh, thường không bao gồm quá nhiều nội dung chi tiết như theo quy định tại Thông tư 07 và tất nhiên cũng khơng được ký tên và đóng dấu bởi các bên liên quan.

Vì vậy, đề xuất NHNN cần nghiên cứu bổ sung thông tư nghị định phù hợp với hợp đồng cấp bảo lãnh trong trường hợp TCTD ban hành bảo lãnh với cơ sở có bên tham gia là bảo lãnh đối ứng được phát hành bằng điện Swift. Theo đó, cho phép hợp đồng nghiệp vụ về bảo lãnh được phép thể hiện thơng qua mẫu điện Swift thích hợp, ví dụ, MT 760.

Vấn đề thứ tư: Thẩm quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh

về thẩm quyền ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh, Điều 16 Thông tư 07 (xem thêm trong phụ lục số 01)

Có lẽ quy định chặt chẽ nêu trên phát sinh từ sau những tranh chấp liên quan đến các bảo lãnh ngân hàng được cho là ký vượt thẩm quyền của người ký. Tuy nhiên quy định trên chỉ nên áp dụng đối với hợp đồng cấp bảo lãnh, chứ không nên áp dụng đối với cam kết bảo lãnh.

Cam kết bảo lãnh được ký bởi một người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền bảo đảm đầy đủ tính pháp lý. Quy định cam kết bảo lãnh phải được ký bởi 3 người là khiên cưỡng, mang tính chữa cháy sau những vụ tranh chấp liên quan đến bảo lãnh giả mạo, bảo lãnh được cho là ký vượt thẩm quyền của người ký.

Liên quan đến thẩm quyền ký bảo lãnh, nhiều luật sư cho rằng ngân hàng phát hành

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh NH tại NH đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 530 (Trang 71)