Phân tích Bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP phương đông – phòng giao dịch tràng an 566 (Trang 26 - 27)

1.2. Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín

1.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán

Để đánh giá cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn của doanh nghiệp, CBPT cần xem xét số liệu trong bảng cân đối kế toán để so sánh sự tăng giảm về số tuyệt đối, tương đối giữa các năm, chủ yếu phân tích tập trung vào những nội dung sau:

Thứ nhất, với danh mục Tài sản: CBPT cần chú ý đến:

- Loại tài sản mà doanh nghiệp sở hữu và giá trị của chúng.

- Sư luân chuyển tài sản của doanh nghiệp, chú ý đến sự thay đổi của các khoản mục:

+ Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền.

+ Trên cơ sở bảng kê chi tiết các khoản phải thu do khách hàng cung cấp, phân tích tình trạng các khoản phải thu, đánh giá các khoản phải thu có giá trị lớn, khoản phải thu khó địi, dự phịng khoản phải thu khó địi, vịng quay các khoản phải thu. Đây là các chỉ tiêu quan trọng cần được phân tích cẩn thận vì chúng có thể là nguồn trả nợ chủ yếu chi trả các khoản vay ngắn hạn của khách hàng.

+ Trên cơ sở bảng kê chi tiết Hàng tồn kho (HTK): phân tích tình trạng HTK, KTK kém chất lượng, dự phòng giảm giá HTK, vòng quay HTK. Giá trị của HTK phụ thuộc lớn vào phương pháp định giá. Có nhiều phương pháp định giá HTK nhưng loại tài sản này nên được định giá ở mức thấp nhất giữa giá trị nguyên giá và giá trị thị trường.

Thứ hai, với danh mục Nguồn vốn, CBPT chú ý đến các vấn đề:

- Tình trạng nguồn vốn của doanh nghiệp: Khi xem xét nợ phải trả của khách hàng, vấn đề ngân hàng đặt ra là kiểm tra số tiền và kỳ hạn trả nợ. Nợ phải trả được

chia làm hai loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

- Các khoản vay ngắn hạn phản ánh tổng số tiền mà doanh nghiệp vay ngắn hạn của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng khác. CBPT cần có một danh

sách về

các giấy nợ ghi rõ số tiền vay và tài sản đảm bảo cho khoản vay đó để tránh tình

trạng doanh nghiệp sử dụng một tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay ở nhiều ngân

mục đích cho doanh nghiệp vay ngắn hạn. Các khoản nợ dài hạn sẽ khơng gây khó khăn khi có nguồn tiền đầy đủ sẵn sàng để trả nợ dài hạn.

Ngoài ra, ngân hàng cịn quan tâm đến vị trí của mình trong danh sách các chủ nợ của khách hàng. Nếu ngân hàng giữ vị trí quan trọng nhất thì khả năng thu hồi nợ khi doanh nghiệp bị phá sản sẽ được ưu tiên hơn.

Đối với VCSH, đây là một khoản mục được các ngân hàng quan tâm. Việc tăng VCSH là một biểu hiện của sự tiến bộ về tài chính của doanh nghiệp. Số vốn chủ cần thiết để cho vay an toàn sẽ biến đổi phụ thuộc vào đặc điểm và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, sự đầy đủ của các luồng tiền, tài sản đảm bảo và các nhân tố khác. Một số ngân hàng cho rằng doanh nghiệp cần có VCSH trên tổng nguồn vốn lớn hơn nợ vay. Tuy nhiên trong một số ngành mang tính thời vụ, quy tắc này có thể khơng phù hợp.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP phương đông – phòng giao dịch tràng an 566 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w