1.2. Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín
1.2.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là loại BCTC thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất nhất định. CBPT tập trung đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, từ đó đánh giá được tình hình và dự báo xu hướng thay đổi của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong tương lại.
1.2.2.1. Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và thu nhập khác
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu mang ý nghĩa quan trọng
trong việc phân tích thay đổi về bản chất trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp so sánh ngang, CBPT quan sát được quy mô và tốc biến đổi của doanh thu thuần theo thời gian. Mức tăng của doanh thu thuần được lý giải bằng việc tăng tăng tài sản lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp hoặc giá bán trên thị trường thay đổi. Các doanh nghiệp sẽ hướng tới việc tăng sản lượng hàng hóa được tiêu thụ bởi như thế tiến bộ trong hoạt động sản xuất (về chất lượng và số lượng hàng hóa) được phản ánh; thêm vào đó việc doanh thu thuần tăng do ảnh hưởng của giá bán có thể là kết quả của lạm phát hay mất cân đối cung cầu.
17
Doanh thu tài chính bao gồm ba khoản chủ yếu là tiền lãi, tiền bản quyền và
cổ tức và lợi nhuận được chia. Tiền lãi là tiền thu được từ việc cho đối tượng khác sử dụng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ của doanh nghiệp hoặc khoản thu cho thuê cơ sở hạ tầng hay khoản chênh lệch tỷ giá. Cổ tức và lợi nhuận được chia thu từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn kinh doanh ở các thể chế tài chính khác.
Thu nhập khác là những khoản thu nhập khác của doanh nghiệp mà không
đến từ hoạt động kinh doanh hay hoạt động tài chính. Thu nhập khác bao gồm chủ yếu các thu nhập từ chuyển nhượng, thu nhập từ quyền sở hữu, cho thuê tài sản dưới mọi hình thức và các khoản thu nhập liên quan tới ngoại tệ và tỷ giá. Thu nhập từ chuyển nhượng đến từ việc doanh nghiệp chuyển nhượng vốn, chứng khoán, bất động sản, dự án đầu tư, tài sản và thanh lý tài sản (trừ bất động sản). Thu nhập từ quyền
sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyển dưới mọi hình thức trả
cho quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ
chuyển giao cơng nghệ theo quy định của pháp luật. Ngồi ra, nhiều doanh nghiệp cịn
có các khoản thu nhập khác đến từ tiền vi phạm hợp đồng kinh tế/ Tiền bồi thường; các
khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật; các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; ...
1.2.2.2. Phân tích giá vốn hàng bán và các loại chi phí
Giá vốn hàng bán gắn liền với các sản phẩm đầu vào hoặc dịch vụ mà doanh
nghiệp đã tiêu thụ trong kì; thơng thường chỉ tiêu giá vốn hàng bán sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Theo quy định hiện hành, giá vốn hàng bán bao gồm:
- Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo.
- Chi phí ngun vật liệu, nhân cơng vượt mức bình thường, chi phí sản xuất chung cố định khơng phân bổ, khơng được tính vào giá trị HTK.
Bước đầu tiên trong việc phân tích giá vốn hàng bán là việc đánh giá mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thông qua việc so sánh tốc độ biến đổi của giá vốn với doanh thu thuần hoặc tính tốn tỷ lệ giá vốn trên doanh thu.
Chi phí bán hàng: để phân tích một cách hiệu quả về loại chi phí này, cần có
những hiểu biết cụ thể về hệ thống kênh phân phối và chiến lược tiếp thị hàng hóa dịch vụ. Khi doanh thu tiêu thụ tăng, chi phí bán hàng chắc chắn cũng sẽ tăng, tuy nhiên mức tăng này phải thấp hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Tốc độ tăng của chi phí bán hàng cũng bị ảnh hưởng bởi các giai đoạn phát triển khác nhau của sản phẩm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Việc đánh giá các khoản chi phí quản lý
doanh nghiệp có hợp lý hay khơng phụ thuộc vào việc xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân tạo nên sự gia tăng trong chi phí này.
Trong chi phí tài chính, các chủ thể phân tích quan tâm nhiều tới chi phí lãi
vay và lỗ chênh lệch tỷ giá. Để đánh giá về các loại chi phí tài chính, cần gắn chúng với chính sách tài trợ và đầu tư của doanh nghiệp cũng như tình hình cụ thể của thị trường tài chính
Từ những phân tích về doanh thu và chi phí, CBPT nhìn nhận và dự báo được triển vọng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai.