Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ NHĐT ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 513 (Trang 32 - 36)

Biểu đồ 2.4 : Tăng trưởng dịch vụ ngân hàng điện tử 2011 2013

1.3 Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nước trên

1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ NHĐT ở một số nước trên thế giới

Thương mại điện tử đang phát triển nhanh và làm biến đổi sâu sắc các phương thức kinh doanh, thay đổi hình thức, nội dung hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người. Để thúc đẩy quá trình hội nhập, thu hút khách hàng cũng như giành giật cơ hội trong kinh doanh, hầu hết các ngân hàng trên thế giới đang không ngừng tăng cường và đưa ra các dịch vụ tiện lợi, nhanh gọn và được hỗ trợ mạnh mẽ của các công nghệ hiện đại như máy giao dịch tự động (ATM), máy thanh toán tại điểm bán hàng (POS), mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua mạng điện thoại, máy tính cá nhân,... Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, của khoa học kỹ thuật, của công nghệ mới như Internet, mạng điện thoại di động, mơ hình ngân hàng truyền thống đang dần được cải tiến và thay thế bằng mơ hình ngân hàng mới - ngân hàng điện tử. Ngân hàng điện tử đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành mơ hình tất yếu cho hệ thống ngân hàng hiện nay.

Tại các nước đi đầu như Mỹ, các nước Châu Âu, Australia và tiếp sau đó là các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan..., các ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán điện tử còn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử (e-Banking) như các loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền tự động ATM, các loại thẻ tín dụng Smart Card, Visa, Master Card..., và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như Internet banking, Mobile banking, Telephone banking, Home banking.

1.3.1.1 Tại Mỹ

E-Banking xuất hiện lần đẩu tiên tại Mỹ, vào năm 1995 khi phần mềm Quicken của công ty Intuit được triển khai, 16 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã tham gia. Kể từ đó, e-Banking đã và đang được nhân rộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác. Theo một nghiên cứu của Stegman chi phí trung bình cho việc thực hiện một giao dịch ngân hàng bất kỳ theo kênh truyền thống qua quầy giao dịch tại Mỹ là 1.07 USD. Với việc áp dụng công nghệ, chi phí của một giao dịch tương tự thực hiện qua các kênh ngân hàng tự động động khác nhau lần lượt là: 0.04 USD đối với một giao dịch thực hiện qua trung tâm liên lạc khách hàng (call/contact center); 0.27 USD qua ATM; và 0.01 USD thông qua dịch vụ Internet Banking thực hiện trên một máy tính cá nhân bình

thường. Điều này hiển nhiên chứng tỏ rằng các giao dịch dựa trên công nghệ Internet đã trở nên kinh tế và hiệu quả cho ngành ngân hàng Mỹ trong việc giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng của ngân hàng ở phạm vi toàn cầu. Đến nay, ngân hàng trên Internet là kênh phân phối ngân hàng điện tử ở cấp độ cao nhất đã đem lại cho ngân hàng của Mỹ những khoản lợi nhuận khổng lồ, hầu hết ngân hàng ở Mỹ cung ứng dịch vụ ngân hàng trên Internet, trong đó số lượng các ngân hàng thực hiện giao dịch điện tử trên các website ngày càng tăng lên. Năm 2006, hơn 85% ngân hàng Mỹ đã cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, trong tổng số khách hàng của các ngân hàng trên toàn nước Mỹ có tới 95% là sử dụng dịch vụ ngân hàng qua Internet. Trung bình mỗi ngày, 1 ngân hàng trên Internet ở Mỹ thu hút được 10000 khách hàng. Năm 2008, thanh toán trực tuyến chiếm 85% tổng thanh toán, các ngân hàng hầu như đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ trực tuyến cho khách hàng và việc giao dịch trực tiếp với phương thức truyền thống sẽ giảm xuống hẳn.

1.3.1.2 Tại Anh và các nước châu Âu

Tại Anh và các nước châu Âu khác, phần lớn khách hàng tại Anh và châu Âu sử dụng Internet Banking để xem số dư tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, kiểm tra giao dịch hàng ngày, đối chiếu số dư. Sử dụng dịch vụ Internet Banking giúp các ngân hàng giảm chi phí hoạt động và thời gian làm việc của nhân viên tại các trung tâm liên lạc khách hàng (call center), c ác chi nhánh để trả lời khách hàng và thực hiện các giao dịch lặp đi lặp lại. Khách hàng cũng được hưởng lợi nhờ dịch vụ nhanh, chính xác, đảm bảo sự riêng tư, tiết kiệm thời gian đi lại... Cùng với những cải tiến mới trong công nghệ, hộ thống phone-banking trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho khách hàng trong ho ạt động tư vấn dịch vụ, thực hiện nghiệp vụ giao dịch tại ngân hàng. 55% số lượng bảo lãnh, cầm cố tại ngân hàng ở châu Âu được thực hiện qua mạng điện thoại. Dự đoán trong thời gian tới, phone-banking vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng trong hệ thống phân phối tại các ngân hàng nhưng tốc độ phát triển sẽ chậm lại, nhường lại vị trí cho dịch vụ internet banking. Tính đến năm 2006, tại châu Âu, 60% số lượng khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ internet để giao dịch với ngân hàng, và con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Ở Anh theo khảo sát của BACS, số người sử dụng dịch vụ này đã tăng từ 3.5 triệu lên 7.8 triệu trong vòng hai năm. Số người thanh tốn hóa dơn và chuyển tiền qua Internet hoặc qua điện thoại cũng tăng mạnh. Trong năm 2002 đă c ó 7.2 triệu người thanh tốn các loại chi phí và chuyển khoản theo con đường này, tăng 44% so với năm 2001 và đã có tổng cộng 72 triệu lượt thanh tốn trực tuyến, trong đó số người sử dụng thẻ tín dụng chiếm hơn một nửa.

1.3.1.3 Các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Singapore và Hồng Kơng đã phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử từ rất sớm. Tại Hong Kong dịch vụ ngân hàng điện tử có từ năm 1990, còn các ngân hàng ở Singapore cung cấp dịch vụ ngân hàng qua Internet từ năm 1997. Dịch vụ Internet Banking ở Thái Lan hoạt động từ năm 2001. Trung Quốc mới tham gia vào hệ thống ngân hàng trực tuyến từ năm 2000 nhưng đã có rất nhiều cải cách về chính sách cũng như chiến lược để phát triển lĩnh vực này.

Tại Hong Kong, ngân hàng HSBC bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet Banking vào 1/8/2000. Với dịch vụ Internet Banking c ủa HSBC, khách hàng có thể gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, thanh tốn hố đơn dịch vụ và giao dịch ngoại hối.

Cịn tại Singapore, dịch vụ Internet Banking đầu tiên đã xuất hiện từ năm 1997. Hiện tại các ngân hàng lớn tại Singapore đều cung cấp dịch vụ này như Oversea Union Bank (OUB), DBS Bank, Citibank, Hong Kong’s Bank of East Asia, Oversea-Chinese Banking Corp. (OCBC).

Tại Thái Lan, dịch vụ Internet Banking được cung cấp từ năm 1995. Đặc biệt sau cuộc khủng khoảng tài chính năm 1997, các ngân hàng Thái chịu sức ép phải cắt giảm chi phí đã chuyển hướng sang đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ Internet Banking, coi đây là một giải pháp để giảm chi phí nhân cơng và tăng độ thoả mãn của khách hàng.

Theo một khảo sát của IDC, đến hết năm 2002, có 16.8 triệu khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở 8 nước và vùng lânh thổ là Trung Quốc, Australia, Hong Kong, An Độ, Malaysia, Singapore, Đài Loan và đến năm 2006 là 25.4 triệu khách hàng. Hiện nay dịch vụ ngân hàng điện tử dã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và số lượng người sử dụng các loại dịch vụ này cũng tăng dần qua các năm.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 513 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w