Định hướng và giải pháp phát triển khoa học công nghệ ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 513 (Trang 68 - 71)

Biểu đồ 2.4 : Tăng trưởng dịch vụ ngân hàng điện tử 2011 2013

3.1 Định hướng và giải pháp phát triển khoa học & công nghệ ngành ngân

3.1.1 Định hướng và giải pháp phát triển khoa học công nghệ ngành ngân hàng

đến năm 2020 [5]

Cơng nghệ thơng tin và truyền thơng có vai trị đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, Ngân hàng nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và quan tâm phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực Ngân hàng. Hiện đại hoá Ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu và là mục tiêu quan trọng được đặt ra rất sớm để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành Ngân hàng, nhất là trong q trình c ủng cố, đổi mới cơng nghệ, cơ cấu lại và phát triển hệ thống Ngân hàng.

Những năm qua, ngành Ngân hàng đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông Ngân hàng; đã triển khai Dự án “Hiện

đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán” giai đoạn I và giai đoạn II là một trong

những Dự án lớn và thành công nhất ở Việt Nam về công nghệ thông tin và truyền thông. Hệ thống kỹ thuật công nghệ Ngân hàng đã và đang là công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành của Ngân hàng Nhà nước về thực thi chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động Ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế đất nước.

Đối với các Ngân hàng thương mại, công nghệ thông tin đã trở thành công cụ quan trọng trong quản lý, kinh doanh bảo đảm an tồn và hiệu quả, thơng qua việc tập trung hoá tài khoản khách hàng, kiểm soát tốt nguồn vốn, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ hiện đại. Những thành quả đạt được trong đổi mới về công nghệ thông tin đã tạo nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy quá trình hội nhập của Ngân hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung với khu vực và thế giới.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung Ương II (Khoá VIII) về đẩy mạnh hoạt động KH&CN và Kết luận của Bộ Chính trị tại Thơng báo số 234-TB/TƯ về KH&CN và nhiệm

vụ, giải pháp phát triển KH&CN đến năm 2020, thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Phát triển KH&CN, đồng thời phát triển KH&CN bám sát chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020. Ngân hàng Nhà nước đã chủ trương tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động KH&CN, xác định KH&CN là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống ngân hàng an toàn, ổn định và vững mạnh, giai đoạn 2011 -2015, các mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của KH&CN trong giai đoạn này được thể hiện rõ trong Kế hoạch Khoa học và công nghệ ngành ngân hàng giai đoạn 2011 -2015. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hoạt động KH&CN phải hỗ trợ tích cực việc thực hiện nhiệm vụ chính trị

của ngành, bám sát mục tiêu chiến lược phát triển ngân hàng Viêt Nam đến năm 2020;

Thứ hai, hoạt động KH&CN phải giải quyết kịp thời các vấn đề về cơ sở lý luận

và thực tiễn cho các cơ chế, chính sách của NHNN, chú trọng tinh ứng dụng thưc tiễn, nâng cao chất lượng hiệu quả của các hoạt động KH&CN trong toàn ngành;

Thứ ba, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý KH&CN, đẩy mạnh ứng dụng tiến

bộ khoa học để thúc đẩy q trình hiện đại hố ngành Ngân hàng;

Thứ tư, tập trung phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu và huy động rộng rãi các lực

lượng tham gia hoạt động KH&CN có trình độ, năng lực chun mơn, đáp ứng u cầu phát triển khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nhi ệm vụ và gi ải pháp khoa học và công nghệ ngành đến 2015 và đến 2020 c ần tập trung thực hi ện, đó là:

Thứ nhất, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH&CN ngành Ngân hàng.

Xác định nhiệm vụ KH&CN đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành và gắn kết giữa định hướng phát triển dài hạn, chương trình phát triển trung hạn với kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng KH&CN hàng năm. Chú trọng và nâng cao tính ứng dụng thực tiễn của các nghiên cứu khoa học nhằm khai thác có hiệu quả, triệt để sản phẩm khoa học, đồng thời quan tâm các nghiên cứu cơ bản có trọng điểm. Theo đ ó, cần xây dựng chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020 nhằm định hướng và phát huy tốt vai trò của hoạt động KH&CN thúc đẩy phát triển ngành ngân hàng;

nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cần chia thành nhiều cấp độ khác nhau và khốn kinh phí gắn với kết quả đầu ra của sản phẩm nghiên cứu nhằm phát huy tính sáng tao và huy động tối đa nguồn lực cán bộ vào công tác nghiên c ứu.

Xây dựng bộ chỉ tiêu thông kê đo lường kết quả hoạt động KH&CN ngành Ngân hàng mang tính đặc thù làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu.

Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin cho các cơ sở nghiên cứu của ngành theo hướng đầy đủ, kịp thời cho công tác nghiên cứu, trên nguyên tắc các đơn vị nghiên cứu bảo mật những thơng tin mật. Điều nay có ý nghĩa quyết định chất lượng của các sản phẩm nghiên cứu.

Củng cố, phát triển Viện Chiến lược Ngân hàng, các đơn vị nghiên cứu tại 2 trường đại học phát triển/hình thành trung tâm nghiên cứu của các NHTM theo hướng đảm bảo hoạt động có hiệu quả phù hợp với các mục tiêu và định hướng nhiệm vụ phát triển KH&CN trong từng giai đoạn phát triển của ngành.

Đổi mới cơ chế tài chính thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng tăng định mức chi, bổ sung và mở rộng nội dung chi, đơn giản hóa thủ tục hóa đơn, chứng từ tài chinh phù hợp với đặc thù hoạt động khoa học và công nghệ nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.

Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát triển khai cơ chế đánh giá độc lâp, tư vấn phản biện trong hoạt động KH&CN ngân hàng.

Thứ hai, đổi mới qui hoạch phát triển nguồn nhân lực, cơ chế chính sách s ử dụng và ứng dụng cán bộ khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng.

Quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN gắn chặt chẽ với chiến lược phát triển ngành đến năm 2020.

Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và trọng dụng cán bộ nghiên cứu KH&CN theo hướng tạo động lực và lợi ích thiết thực để phát huy sức sáng tạo của cán bộ nghiên cứu, nhất là những chuyên gia giỏi có nhiều đóng góp với sự phát triển của ngành. Đặc biệt đối với các cán bộ KH&CN được giao chủ trì nghiên cứu vấn đề quan trọng của ngành, cán bộ KH&CN trẻ tài năng.

Đổi mới cơng tác tuyển dụng, bố trí đánh giá cán bộ KH&CN có trình độ cao đã đến tuổi nghỉ hưu có sức khỏe và tâm huyết với cơng tác nghiên c ứu.

Hồn thiện hệ thống chức danh chức vụ KH&CN ngành ngân hàng. Xây dựng hệ thống giải thưởng KH&CN, vinh danh các nhà KH&CN đối với các tác giả có cơng trình được cơng bố quốc tế, các sáng chế được bảo hộ trong và ngồi nước.

Hai trường đại học cần có chính sách sử dụng hiệu quả đội ngũ sinh viên, nghiên cứu và định hướng nghiên cứu vào những vấn đề gắn với sự phát triển của ngnahf nhằm huy động tối đa chất xám cho sự phát triển ngành ngân hàng.

Thứ ba, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ ngành ngân hàng.

Tăng cường hợp tác giữa viện chiến lược Ngân hàng, hai trường đại học và các trung tâm nghiên cứu của các NHTM với các tổ chức nghiên cứu khoa học cà cơng nghệ nước ngồi.

Có chính sách ưu đãi đặc thù về tài chính và các đãi ngộ khác để thu hút các chuyên gia, nhà KH&CN Việt Nam ở nước ngồi tham gia vịa các ho ạt động KH&CN của ngành Ngân hàng.

Có thể nói phát triển hoạt động KH&CN trong giai đoạn hiện nay là có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 513 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w