Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB đến 31/12/2014 về cơ bản hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh.Với mục tiêu hoạt động của năm 2014 là nâng cao chất lượng quản trị điều hành, phấn đấu để SHB vào nhóm 5 Ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, Hội đồng quản trị, Ban Điều hành cùng hơn 5,500 cán bộ nhân viên đã nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng hiệu quả, an toàn; giảm tỷ lệ nợ xấu về mức thấp; phát triển nhiều dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ hiện đại; từng bước áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản trị điều hành ngân hàng;...
Tổng thu nhập của SHB năm 2014 đạt 11,396.49 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là thu nhập từ lãi đạt 10,312.85 tỷ đồng; Thu nhập từ dịch vụ đạt 440.32 tỷ đồng; Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 282.26 tỷ đồng. Tổng chi phí của SHB năm 2014 là 10,384.14 tỷ đồng trong đó chi phí từ lãi là 7,586.88 tỷ đồng, chi phí hoạt động là 1,624.35 tỷ đồng, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 620.63 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh năm 2014 lợi nhuận trước thuế của SHB đã đạt 1,012.35 tỷ đồng tăng 12.35 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng với 1.23%.
Công tác xử lý nợ xấu và nợ quá hạn đã được chú trọng và đạt được kết quả đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn năm 2014 đều giảm mạnh. Tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2014 của SHB còn 2.02% giảm mạnh so với thời điểm 31/12/2013 là 4.06%; Tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm mạnh từ 7.13% năm 2013 xuống còn 3.93% năm 2014.
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế và rủi ro thanh toán quốc tế tạingân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội giai đoạn 2012-2014 ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội giai đoạn 2012-2014
2.2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội giai đoạn 2012-2014
2.2.1.1. Sự phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
Phịng Thanh tốn quốc tế - tiền thân của Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế được thành lập ngày 12/03/2007. Sau một chặng đường dài trên con đường phát triển, Trung tâm đã gặt hái được nhiều thành công và nhận được nhiều giải thưởng đánh dấu sự công nhận của Việt Nam và thế giới: Cụ thể, trong 2 năm 2009, 2010 SHB vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí Global Finance và Finance Asia bình chọn. Bước sang năm 2010, 2011 SHB đã được ngân hàng Wells fargo Bank (ngân hàng lớn thứ 4 của Mỹ) trao tặng giải “Ngân hàng có chất lượng thanh tốn quốc tế xuất sắc nhất”. Bên cạnh đó, SHB đã hai lần vinh dự nhận được giải thưởng “Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc” trong hai năm 2011- 2012 và giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc” năm 2013 do Bank of New York Mellon trao tặng. Những thành công trên cho thấy chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng nâng cao và nhận được sự công nhận của nhiều ngân hàng lớn trên thế giới.
Tính đến nay, mạng lưới ngân hàng đại lý của SHB đã rộng khắp trên toàn thế giới với trên 300 ngân hàng đại lý trên tất cả các châu lục với các tên tuổi lớn như Citi Bank, Bank of New York, Deutsche Bank, Korea Exchange Bank, Bank of China, Sumitomo Mitsui Banking Corporation, Wells Fargo Bank N.A, Bank of India, Danske Bank of Danmark, ...
Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp cùng chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao chứng tỏ SHB đã và đang mang đến cho khách hàng các dịch vụ thanh tốn quốc tế, tài trợ thương mại nhanh chóng, an tồn tạo sự tin cậy cao cho khách hàng.
2.2.1.2. Cơ cấu, tổ chức của Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế
Đóng vai trị đầu tàu quan trọng trong hoạt động TTQT tại SHB, Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế có chức năng và nhiệm vụ chính sau:
- Tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc SHB thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tuân thủ theo các quy định, tập quán quốc tế, các quy định của NHNN và của SHB.
- Kiểm tra giám sát các đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động TTQT.
- Tham mưu giúp Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc quản lý hoạt động TTQT để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của SHB.
- Trực tiếp kinh doanh, phát triển dịch vụ TTQT tại Trụ sở chính.
- Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế của SHB thuộc khối khách hàng doanh nghiệp của SHB.
(Nguồn: Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế SHB)
Sơ đồ 2.1. Tổ chức Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế
Mỗi phòng trong Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế có chức năng, nhiệm vụ khác nhau và chịu trách nhiệm về một phần trong quy trình TTQT tại SHB.
Phịng Xử lý nghiệp vụ: thực hiện toàn bộ các khâu của giao dịch chuyển tiền đi, chuyển tiền đến, nhờ thu nhập khẩu, nhờ thu xuất khẩu, với giao dịch L/C nhập khẩu (phát hành, chấp nhận thanh toán, thanh toán), L/C xuất khẩu (xác thực (nếu có), thơng báo L/C, thanh tốn bộ chứng từ theo L/C), soạn điện, các điện liên quan đến những giao dịch nói trên và gửi đi nước ngồi, đầu mối nhận các điện từ nước ngồi về.
Phịng Kiểm tra chứng từ: thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ của L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu, tư vấn các điều kiện và điều khoản của L/C xuất khẩu.
Phòng Quản lý và phát triển các dịch vụ TTQT: có nhiệm vụ quản lý nhân sự TTQT tồn hệ thống, lập báo định kỳ.
Phịng nghiệp vụ Hedging: phòng nàymới thành lập cuối năm 2014 với chức năng phòng ngừa rủi ro nhưng chưa đi vào hoạt động.
2.2.1.3. Quy trình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn - Hà Nội
a. Quy trình thực hiện chuyển tiền đi
<&■ Tiếp nhận hồ sơ
- Hướng dẫn khách hàng ghi đầy đủ nội dung yêu cầu chuyển tiền của người hưởng và ký vào lệnh chuyển tiền gốc theo mẫu in sẵn của ngân hàng.
- Kiểm sốt nội dung thơng tin trên lệnhc chuyển tiền theo quy định.
- Kiểm tra, xác nhận số dư tài khoản của khách hàng, so sánh mẫu dấu và chữ ký của chủ tài khoản với mẫu dấu và chữ ký đắng ký giao dịch tại ngân hàng.
- Lập phiếu báo nợ hoặc hạch toán số tiền thanh tốn và phí liên quan theo quy định hiện hành.
& Tra soát lệnh chuyển tiền đi
- Nhận tra soát từ khách hàng trực tiếp gaio dịch tại Hội sở: Khi nhận được yêu cầu tra soát của khách hàng, ngân hàng lập điện tra sốt theo mẫu điện phù hợp, thu phí theo quy định hiện hành
- Chi nhánh lập điện yêu cầu điều chỉnh, ngừng hoặc hủy lệnh chuyển tiền: Khi nhận được văn bản yêu cầu ngừng, điều chỉnh hoặc hủy lệnh chuyển tiền từ chi nhánh.
Chi nhánh truy cập mạng để xác định trạng thái của điện chuyển tiền, điều chỉnh lệnh hoặc hủy lệnh.
- Kiểm soát viên tại hội sở phát hiện ra sai sót trong điện lập phải gọi điện thơng báo ngay cho chi nhánh để điều chỉnh trong vịng 1 giờ sau khi phát hiện sai sót.
b. Quy trình thực hiện chuyển tiền đến
- Kiểm tra lệnh chuyển tiền đến tại Hội sở.
- Thực hiện hạch tốn và báo có cho chi nhánh. Các chi nhánh thực hiện đầy đủ quy trình theo quy định của ngân hàng
≠∙ Xử lý lệnh chuyển tiền đủ điều kiện trả tiền tại Hội sở
- Điện chuyển tiền đủ điều kiện hạch toán trả tiền:
+ Lệnh chuyển tiền vào tài khoản người hưởng: tên và số tài khoản người hưởng trên lệnh chuyển tiền khớp đúng với hồ sơ gốc. Họ và tên người hưởng (cá nhân hoặc cơng ty) có thể bị đảo ngược trật tự, sai chính tả nhưng khơng trùng với tên của một tài khoản nào khác.
+ Các trường hợp khác báo cáo lãnh đạo quyết định.
- Lệnh chuyển tiền cho người hưởng khơng có tài khoản tại ngân hàng: Tên và địa chỉ người hưởng hoặc các thông tin xác định người hưởng lợi ghi trên lệnh chuyển tiền phải rõ ràng.
+ Lập giấy lĩnh tiền: Khi nhận được điện chuyển tiền đến và báo Có từ Hội sở,
chi nhánh gửi thông báo trong ngày làm việc cho khách hàng đến nhận tiền. Cùng ngày chi nhánh xử lý hạch toán vào tài khoản của khách hàng hoặc tài khoản trung gian chờ chi trả.
+ Giấy báo được lập và gửi cho người hưởng theo đúng tên, địa chỉ và số chứng
minh nhân dân (nếu có) ghi trên lệnh chuyển tiền.
+ Nội dung giấy báo: Theo mẫu của ngân hàng.
+ Trong vòng 2 tuần kể từ ngày gửi giấy báo lĩnh tiền mà không nhận được ý
kiến của người hưởng lợi, chi nhánh gửi giấy báo lần 2. Trong vịng 2 tuần tiếp theo chi nhánh vẫn khơng nhận được ý kiến của người hưởng, hoặc giấy báo lĩnh tiền đã gửi xong khơng có người nhận, cơ quan bưu điện trả lại, chi nhánh thu phí thối hối theo quy định và hoàn trả lại (nêu rõ lý do).
& Tra soát lệnh chuyển tiền
Khi nhận được các lệnh chuyển tiền không đủ điều kiện trả tiền của chi nhánh gửi lên, Hội sở có trách nhiệm tra sốt trong vịng 3 ngày làm việc và có trách nhiệm thơng báo với chi nhánh gửi lên. Điện tra soát được lưu trong hồ sơ chuyển tiền đến.
c. Quy trình thực hiện L/C nhập khẩu
Trong quy trình thanh tốn L/C nhập khẩu tại SHB thì Hội sở ngồi vai trò nhận điện phát hành L/C, tạo điện chuyển tiếp ra ngân hàng nước ngoài, Hội sở cịn có nhiệm vụ phát hành L/C nhập khẩu, tiếp nhận, kiểm tra và thanh toán cho bộ chứng từ cho các chi nhánh.
Sở giao dịch và chi nhánh SHB tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ xin mở L/C của khách hàng nhập khẩu, tuân thủ đúng thủ tục và điều kiện quy định: Các L/C do chi nhánh phát hành và các sửa đổi L/C sau khi được tạo lập do trưởng phòng TTQT kiểm sốt, tính ký hiệu mật truyền về Hội sở, nếu L/C vượt mức phán quyết thì phải thêm bước tính ký hiệu mật của Tổng giám đốc.
Hội sở SHB nhận điện đến của các chi nhánh từ mạng nội bộ: Hội sở có trách nhiệm kiểm tra L/C hoặc sửa đổi L/C phát hành từ chi nhánh phù hợp thông lệ quốc tế và đúng theo tiêu chuẩn SWIFT, nếu có yếu tố rủi ro cho khách hàng hoặc ngân hàng thì thông báo cho chi nhánh bằng cách nhanh nhất, yêu cầu chi nhánh sửa đổi bằng điện.
Ngân hàng đại lý nhận thông báo L/C SHB phát hành thông qua mạng SWIFT hoặc Telex, thư. Phần lớn các ngân hàng thông báo được chỉ định là các ngân hàng đại lý của SHB. Đó vừa là ngân hàng nhận điện phát hành L/C vừa là ngân hàng thương lượng bộ chứng từ cho người xuất khẩu. Nhưng nếu ngân hàng được chỉ định là một ngân hàng khác thì ngân hàng đại lý sẽ thơng báo chuyển tiếp cho ngân hàng được chỉ định này.
Ngân hàng đại lý thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.
Người hưởng L/C trình bộ chứng từ giao hàng cho ngân hàng thương lượng sau khi giao hàng.
Hội sở SHB gửi chứng từ và phiếu kiểm tra chứng từ cho chi nhánh. Chi nhánh lập điện thanh tốn truyền về Hội sở khi bộ chứng từ hồn hảo.
Hội sở nhận điện thanh tốn từ chi nhánh và kiểm sốt tính hợp lệ trước khi tạo điện chuyển tiếp qua mạng SWIFT để thanh toán L/C nhập khẩu cho ngân hàng nước ngồi.
d. Quy trình thực hiện L/C xuất khẩu
Hội sở có chức năng nhận chuyển tiếp L/C, sửa đổi L/C hoặc các bức điện giao dịch khác có liên quan đến L/C xuất khẩu cho các chi nhánh hoặc ngân hàng khác hệ thống. Nếu ngân hàng phát hành chỉ thị L/C cần được xác nhận của SHB thì việc xác nhận này chỉ được thực hiện tại Hội sở chính.
Các chi nhánh SHB được phép nhận thông báo L/C, sửa đổi L/C cho khách hàng khi đã được Hội sở chính xác thực hoặc các ngân hàng khác có uy tín xác thực. Thanh tốn L/C xuất khẩu tại SHB có quy trình như sau:
- Nhà nhập khẩu nước ngoài yêu cầu ngân hàng phát hành L/C cho người hưởng lợi là nhà xuất khẩu Việt Nam.
- SHB nhận L/C, sửa đổi L/C hoặc yêu cầu xác nhận L/C từ ngân hàng phát hành thông qua mạng SWIFT để thông báo chuyển tiếp.
- SHB chuyển tiếp điện L/C, các sửa đổi hoặc các điện khác có liên quan cần thơng báo cho chi nhánh qua mạng nội bộ hoặc thông báo chuyển tiếp L/C cho các ngân hàng khác ngoài hệ thống trên mạng SWIFT hoặc mạng thanh toán khác.
- Trước khi thông báo cho khách hàng hưởng L/C và các sửa đổi L/C, các chi nhánh phải đảm bảo tính xác thực bằng cách kiểm tra SWIFT key, mẫu chữ ký của người có thẩm quyền trên L/C, TEST key. Nếu L/C chi nhánh nhận từ ngân hàng khác SHB thì phải xác nhận chữ ký của ngân hàng thơng báo đó.
- Các trường hợp L/C chưa được xác thực thì trong thơng báo cho khách hàng chi nhánh phải có lưu ý: L/C chưa được xác thực.Các chi nhánh thông báo L/C cho khách hàng hưởng L/C (nhà xuất khẩu).
- Nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ và L/C gốc cho chi nhánh SHB.
- Các chi nhánh chỉ được phép chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu với điều kiện bảo lưu quyền truy đòi người ký phát hối phiếu trong trường hợp ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng hoàn trả, ngân hàng xác nhận khơng thanh tốn và phải thỏa mãn các điều kiện quy định.
- Hội sở gửi bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành kèm theo thư chỉ dẫn hoàn tiền. Nếu L/C cho phép đòi tiền bằng điện, chi nhánh lập điện gửi về Hội sở chuyển tiếp cho ngân hàng hoàn trả.
- NHPH thông báo cho nhà NK về bộ chứng từ.
- NHPH thanh tốn cho chi nhánh SHB thơng qua Hội sở bằng mạng SWIFT. - Hội sở chính báo Có tiền thanh tốn L/C xuất khẩu cho các chi nhánh. - Chi nhánh báo Có cho khách hàng hưởng L/C.
e. Quy trình thanh tốn nhờ thu nhập khẩu
Các chi nhánh SHB được phép tiếp nhận nhờ thu (cả nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ) do các tổ chức tài chính trong và ngồi nước gửi đến. Trường hợp đặc biệt nếu có sự thỏa thuận trước thì chứng từ có thể do khách hàng nước ngồi trực tiếp gửi đến nhưng chi nhánh phải xác thực được lệnh nhờ thu và các chỉ định liên quan để tránh tranh chấp pháp lý sau này.
- Nhà XK giao hàng.
- Nhà XK gửi chứng từ kèm ủy thác nhờ thu tại ngân hàng phục vụ nhà XK.
- Chi nhánh SHB tiếp cận bộ chứng từ nhờ thu do ngân hàng nước ngoài chuyển tới, lệnh nhờ thu phải phù hợp thông lệ quốc tế.
- Chi nhánh xử lý và thông báo về chứng từ nhờ thu cho khách hàng (nhà NK).
f. Quy trình thanh toán nhờ thu xuất khẩu
Căn cứ vào giấy yêu cầu nhờ thu (mẫu của SHB) đính kèm bộ chứng từ xuất khẩu, SHB là ngân hàng nhờ thu nhận thu hộ tiền hàng cho khách hàng là nhà xuất