(Nguồn: Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế) Bảng 2.6. Rủi ro đối với phương thức tín dụng chứng từ
3 Sai sót trong việc xác định tính chân thực của L/C
Khi là ngân hàng xác nhận L/C
1 Không phát hiện sai sót của L/C do bất cẩn 2 Gửi chứng từ khơng theo quy định L/C 3 Bị thanh tốn chậm bởi ngân hàng phát hành
Khi là ngân hàng chiết khấu
1 Khơng phát hiện sai sót của L/C do bất cẩn 2 Gửi chứng từ không theo quy định của L/C
Khi là ngân hàng phát hành
1 Khách hàng khiếu kiện SHB về việc xác định tình trạng chứng từ hợp lệ do sự bất cẩn của nhân viên.
2 Người mở L/C không nộp tiền tiếp phần tiền còn lại/ vỡ nợ/ phá sản/ mất khả năng thanh tốn.
3 Ngân hàng xuất trình khơng trả lại tiền khi SHB địi vì phát hiện bộ chứng từ bất hợp lệ.
Dưới đây là một số tình huống tiêu biểu về rủi ro thanh toán quốc tế mà SHB đã gặp phải trong giai đoạn 2012 - 2014:
Tình huống 1: Rủi ro quốc gia
Doanh nghiệp sản xuất đồ nhựa A phải nhập nguyên vật liệu từ Thái Lan, ngân hàng đã mở L/C với tỷ lệ ký quỹ 80% cho doanh nghiệp này. Sau khi sản xuất, hàng của doanh nghiệp sẽ được xuất bán sang Ucraina nhưng do tình hình hỗn loạn trên đấu trường chính trị quốc gia này nên doanh nghiệp khơng thể xuất khẩu như trong hợp đồng. Kết quả là doanh nghiệp khơng thu được tiền để hồn lại cho ngân hàng mà phải thực hiện trì hỗn, 3 tháng sau ngân hàng mới được thanh toán.
Nhận xét: Khi xét điều kiện mở L/C, ngân hàng đã khơng tìm hiểu ký người nhập khẩu hàng của doanh nghiệp (họ là ai, đến từ quốc gia nào,...) mà chỉ dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên đã khơng lường trước được những tình huống xẩu xảy ra. Vì vậy mà sự phối hợp giữa hoạt động TTQT và hoạt động cho vay cần được nâng cao hơn nữa.
Tình huống 2: Rủi ro tác nghiệp
Cơng ty TNHH B có đơn xin mở L/C kèm hợp đồng ngoại thương gửi Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế đề nghị mở L/C trị giá hơn 1 triệu USD. Trong quá trình xem xét hồ sơ, chuyên viên TTQT đã có sơ suất khi nghiên cứu đơn xin mở L/C, ngân hàng đã mở L/C thiều điều khoản Transferable (chuyển nhượng) - thư tín dụng có điều
khoản đó tức là trong thư tín dụng quy định người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng phát hành L/C hoặc ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác. Điều khoản chuyển nhượng nếu có thường được ghi trong điều khoản thanh toán của hợp đồng thương mại ký kết giữa các bên tham gia tức là nó đã có sự thỏa thuận của các bên xuất và nhập khẩu. Khi thiếu điều khoản này trong L/C có nghĩa là người hưởng lợi thứ nhất (nhà XK) sẽ không thể thực hiện được quyền chuyển nhượng của mình cho người khác. Vì vậy, sau khi phát hành phía ngân hàng nước ngồi u cầu tu chỉnh thêm điều khoản này, chi phí sửa đổi L/C do SHB chịu.
Nhận xét: Như vậy, việc đọc kỹ hợp đồng ngoại thưong cùng đon xin mở L/C, đối chiếu các điều khoản là hết sức quan trọng, nếu so suất xảy ra, ít nhất ngân hàng cũng sẽ phải chịu chi phí nếu so suất đó là lỗi của ngân hàng.
Tình huống 3: Rủi ro tác nghiệp
Việc kiểm tra bộ chứng từ là vấn đề khá phức tạp trong nghiệp vụ TTQT, điều này phụ thuộc vào các cách hiều khác nhau về UCP500 và UCP600 của các ngân hàng cũng như khách hàng.
Trong L/C của công ty C xin mở tại ngân hàng khơng có điều khoản nào đưa ra số hợp đồng, tuy nhiên trong các chứng từ xuất trình của ngân hàng nước ngồi tại SHB lại có ghi số hợp đồng khác nhau. Chuyên viên TTQT sau khi kiểm tra đã thông báo chứng từ phù hợp. Tuy nhiên khi nhận chứng từ, công ty C thông báo chứng từ có bất đồng vì số hợp đồng ghi trong các chứng từ khác nhau và khác với số hợp đồng ghi trong hợp đồng ngoại thưong.
Nhận xét: Như vậy, việc kiểm tra chứng từ trong nhiều trường hợp giữ vai trò quyết định đến rủi ro sẽ xảy ra cho bên nào. Trong trường hợp trên do không muốn nhận hàng, công ty C muốn từ chối bộ chứng từ và đẩy trách nhiệm cho ngân hàng. Nhưng trong trường hợp này ngân hàng khơng phải chịu rủi ro vì chứng từ phù hợp với yêu cầu mở L/C. Nhưng bài học rút ra ở đây là trong các trường hợp khác nếu có bất đồng nảy sinh tưong tự như lỗi trên, rất có thể ngân hàng phải chấp nhận rủi ro về mình, khi khách hàng phát hiện ra những lỗi hợp lý để có thể từ chối bộ chứng từ và từ chối thanh tốn.
Tình huống 4: Rủi ro tỷ giá
Công ty TNHH D mở L/C tại ngân hàng, có nguồn thanh tốn là vốn vay, trị giá L/C là 800,000 EUR để nhập khẩu vật liệu. Do lo ngại về tình hình biến động của tỷ giá, ngân hàng đã tư vấn công ty vay ngân hàng EUR để mua ký quỹ đồng thời để thanh toán L/C trên. Đến khi bộ chứng từ về, đến hạn thanh toán, tỷ giá đồng EUR giảm 2000 điểm so với khi công ty mua ngoại hối lúc mở L/C. Do đó, chỉ tính riêng chênh lệch về tỷ giá cơng ty đã mất khoảng gần 2 tỷ đồng cộng với lãi suất vay ngân hàng từ khi mở L/C đến khi thanh tốn.
Nhận xét: Đối với loại ngoại tệ có biên độ dao động mạnh thì việc dự báo là rất khó. Điều này cũng cảnh báo cho ngân hàng trong việc dự báo tỷ giá tư vấn cho khách hàng là hết sức thận trọng. Quyết định mua đồng EUR ngay từ đầu của doanh nghiệp là do ngân hàng tư vấn, bởi thiệt hại quá lớn như trên nên khách hàng quy trách nhiệm và yêu cầu ngân hàng chia sẻ tổn thất. Trường hợp này bộ phận tư vấn của SHB đã làm việc không hiệu quả làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngân hàng.
Tình huống 5: Rủi ro tác nghiệp
Ngày 15/3/2012 nhận được một L/C từ ngân hàng Hana Bank, Korea với ngày giao hàng chậm nhất là 20/4/2012, chứng từ phải được xuất trình sau 15 ngày sau ngày B/L và L/C hết hạn hiệu lực là ngày 4/5/2012 với công ty xuất khẩu là công ty TNHH E. SHB tiến hành thông báo L/C này cho nhà xuất khẩu là công ty E biết mà khơng có bất kỳ sự lưu ý đặc biệt nào về điều khoản trên của L/C. Công ty E tiếp nhận L/C, chuẩn bị hàng để giao và chuẩn bị các chứng từ xuất trình cho SHB kiểm tra theo quy định của L/C đòi tiền. SHB do nghe cơng ty E nói sẽ giao hàng khoảng 15/4/2012 và trễ lắm cũng trước ngày 20/4/2012 nên SHB cho rằng sẽ chuẩn bị kịp chứng từ để địi tiền mà khơng có sự cảnh báo cẩn trọng cần thiết là yêu cầu công ty E liên lạc yêu cầu công ty nhập khẩu tu chỉnh L/C dời ngày hết hạn hiệu lực L/C đến sau ngày 5/5/2012 thay vì 4/5/2012 nhằm tránh bất hợp lệ và phịng ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác, SHB cho rằng đây là việc nhập khẩu rât quen thuộc và thường xuyên, ngân hàng Hana Bank lại là một ngân hàng uy tín, cơng ty E xuất trình bộ chứng từ và hợp đồng ngoại thương chưa được người mua ký nhưng SHB không hỏi mà vẫn tiếp nhận bộ chứng từ.
Mãi đến ngày 20/4/2012, công ty E mới tiến hành giao hàng. Bắt buộc sau ngày 4/5/2012, SHB mới được xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng Hana Bank (vì chứng từ phải xuất trình sau 15 ngày sau ngày B/L) để đòi tiền nhưng L/C đã hết hiệu lực. Và sau đó, SHB đã nhận được điện từ chối thanh toán của ngân hàng Hana Bank, Korea với lý do: “xuất trình khơng đúng yêu cầu L/C” và trả bộ chứng từ. Công ty TNHH E đã chở hàng đi nên việc trả lại bộ chứng từ đưa công ty E vào một tình thế hết sức khó khăn, cơng ty E kiện người mua nhưng người mua trả lời hợp đồng chưa được ký kết rõ ràng.
Nhận xét: Là ngân hàng thông báo và cũng là ngân hàng xuất trình, SHB đã khơng cẩn trọng khi khơng có những tư vấn cần thiết cho khách hàng và quá tin tưởng ngân hàng nước ngồi. Trong tình huống này SHB tuy được miễn trách nhưng đã sai lầm khi không kiên quyết yêu cầu nhà XK tu chỉnh L/C và tư vấn nhà XK ký kết hợp đồng trước khi mở L/C để có cơ sở pháp lý khiếu kiện khi có tranh chấp xảy ra. Chuyên viên TTQT của SHB đã thể hiện nghiệp vụ chuyên môn chưa cao, kỹ năng xử lý tình huống chưa tốt cũng làm mất đi phần nào uy tín của SHB. SHB đã gặp rủi ro tác nghiệp và rủi ro về quan hệ đại lý. Ngân hàng Hana Bank vì lợi ích của khách hàng đã mở một L/C với điều kiện vô lý, làm mất uy tín của ngân hàng và mối quan hệ giữa các ngân hàng.
Tình huống 6: Rủi ro tác nghiệp
Ngày 10/9/2013 SHB có mở L/C trả ngay trị giá 50,000 EUR cho công ty F để nhập mặt hàng máy móc thiết bị, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2010. Khi nhận bộ chứng từ, SHB kiểm tra và xác định bộ chứng từ hợp lệ nên thông báo cho công ty F nộp tiền để nhận chứng từ. Tuy nhiên, khi công ty làm thủ tục nhận hàng thì Hải quan từ chối khơng cho cơng ty nhận hàng và phạt 10 triệu đồng vì lý do giấy chứng nhận xuất xứ viết tay chứ không in sẵn hay đánh máy. Công ty F đã đề nghị SHB giải thích: “SHB thơng báo chứng từ hợp lệ nhưng công ty không nhận được hàng?”. SHB cũng giải thích trong UCP600 và ISBP681 khơng có điều khoản quy định về giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay nên không chịu trách nhiệm về việc công ty F không nhận được hàng. Tuy nhiên, để cơng ty F có thể nhận hàng, SHB đã gửi điện cho người bán ở Trung Quốc đề nghị gửi lại bộ giấy chứng
nhận xuất xứ khác và SHB sẽ trả lại bộ giấy chứng nhận xuất xứ cũ vì khơng thể làm thủ tục Hải quan. Mười ngày sau SHB mới nhận được bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác để công ty đi nhận hàng.
Nhận xét: UCP600 vẫn chỉ là tập quán quốc tế và khơng thể vượt lên trên luật quốc gia. Bới vì theo cơng văn 1690 hướng dẫn của Tổng cục Hải quan không chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay.
Khi phát hành L/C, SHB chỉ căn cứ vào hợp đồng của khách hàng ở phần chứng từ xuất trình quy định “Giấy chứng nhận xuất xứ 3 bản”. Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, SHB đã xác nhận tình trạng chứng từ hợp lệ căn cứ theo quy định của UCP600 và ISBP681. Hơn nữa, đối với việc Hải quan không chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay, SHB hoàn toàn ở thế bị động vì SHB khơng biết điều này. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra, khách hàng đánh giá khơng tốt về trình độ, nghiệp vụ của chuyên viên TTQT tại SHB. Do đó, nếu ngay khi phát hành L/C, SHB thể hiện điều khoản “giấy chứng nhận xuất xứ xuất trình 3 bản đánh máy và do cơ quan (tên cụ thể) phát hành” thì rủi ro đã khơng xảy ra.
Cơng ty F nhận hàng chậm 15 ngày so với kế hoạch sản xuất. SHB tốn chi phí gửi trả giấy chứng nhận xuất xứ cho ngân hàng xuất trình và có thêm bài học kinh nghiệm bộ chứng từ được lập phù hợp với L/C nhưng chưa hẳn đã phù hợp với luật trong nước.
Tình huống 7: Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
Công ty I nhập khẩu mặt hàng nông sản dễ bị hư hỏng đên SHB yêu cầu mở L/C. SHB phát hành L/C với điều khoản “Rejection clause” quy định: Khi hàng hóa làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam, nếu bị từ chối bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền tại Việt Nam, nhà nhập khẩu sẽ xuất trình chứng từ chứng minh hàng hóa khơng đủ điều kiện nhập khẩu (gọi tắt là Non Approval Certificate) cho SHB, SHB có quyền căn cứ vào chứng từ này để từ chối thanh tốn và nhà NK có quyền trả lại hàng.
Khi hàng hóa thực hiện thơng quan để NK vào Việt Nam thì khơng được thơng quan do khơng đủ điều kiện về chất lượng hàng hóa. Nhà nhập khẩu đã xuất trình Non Approval Certificate cho SHB để từ chối thanh tốn và trả lại hàng. Tuy nhiên việc
xuất trình diễn ra sau khi SHB đã thực hiện thanh tốn cho người hưởng lợi. Khi đó người hưởng lợi đã nhận được tiền và khơng muốn trả lại, cịn nhà NK thì khơng muốn nhận hàng và không muốn thanh tốn. Ket quả là SHB gặp rủi ro vì khơng địi được tiền từ người hưởng lợi.
Nhận xét: việc quy định các điều kiện chặt chẽ là hết sức quan trọng. Trong trường hợp này, nếu SHB quy định: Chứng từ Non Approval Certificate phải được xuất trình cho SHB trước hạn thanh tốn của bộ chứng từ thì đã khơng xảy ra rủi ro.
2.3. Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàngthương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.1.1. Xây dựng một số quy định đảm bảo an toàn
Khi SHB tiếp nhận hồ sơ thanh toán ứng trước lần đầu của khách hàng nhập khẩu thì SHB sẽ kiểm tra uy tín khách hàng, xem khách hàng NK này đã từng nhập hàng với người XK này hay chưa, người NK này có được hợp đồng NK này thông qua môi giới hay đã biết nhau từ trước. Nếu cần thiết bị thì bộ phận TTQT nhờ bộ phận tín dụng thẩm định thêm thơng tin cũng như uy tín của khách hàng nhằm tránh trường hợp nhà XK và NK có thể thơng đồng rửa tiền. Ngồi ra, nhân viên TTQT cũng phải kiểm tra mặt hàng NK có thuộc diện cấm NK hay khơng. Theo quy định của SHB là 45 ngày sau khi chuyển tiền thanh toán ứng trước cho đối tác nước ngoài, nhà NK bổ sung các chứng từ liên quan (tờ khai hải quan, hóa đơm thương mại, vận đơn,...).
Kiểm tra ngay khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu xem có phải do người bán trực tiếp gửi hay khơng. Nếu khơng có thỏa thuận trước thì SHB khơng nhận chứng từ do người bán gửi trực tiếp. Đồng thời kiểm tra ngay số lượng chứng từ được liệt kê trên thư ngân hàng với chứng từ thực nhận và có đủ số bản gốc chứng từ vận tải không để thông báo ngay cho nhà NK chọn phương án xử lý trả ngay hay tra soát ngân hàng chuyển nhượng chứng từ. Khi giao bộ chứng từ nhờ thu cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng, SHB yêu cầu nhân viên ngân hàng xem xét chữ ký và mẫu dấu đăng ký tại SHB đồng thời có những biện pháp đảm bảo đủ tài sản để thanh toán cho nước ngồi nếu là thanh tốn D/P. Nếu là thanh tốn D/A thì tại thời điểm nhà nhập khẩu chấp nhận hối
phiếu để lấy bộ chứng từ đi nhận hàng cũng phải kiểm tra mẫu dấu, chữ ký và xuất trình hợp đồng ngoại thương (bản sao y) cho SHB.
Khi SHB tiếp nhận đơn xin mở L/C lần đầu tiên của khách hàng, SHB đã yêu cầu cụ thể, đầy đủ các chứng từ sau:
- Thư yêu cầu phát hành L/C (theo mẫu của SHB).
- Hồ sơ pháp lý: Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy đăng ký mã số thuế, Bản sao