Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 656 (Trang 73 - 77)

Sơ đồ 2.1 Tổ chức Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1. Giải pháp hạn chế rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lý

Rủi ro về chính trị, pháp lý là những rủi ro bất khả kháng nên khó có thể có những giải pháp phịng ngừa và hạn chế hữu hiệu. Tuy nhiên, để phịng ngừa các rủi ro chính trị, pháp lý, SHB cần phối hợp với các doanh nghiệp tham gia trong phương thức thanh tốn L/C nên tìm hiểu kĩ mơi trường đầu tư cũng như tình hình kinh tế, chính trị của phía đối tác nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Đối với rủi ro này, thông tin khách hàng và thị trường vô cùng quan trọng. Ngày nay, với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, nguồn thơng tin có thể tìm kiếm được một cách dễ dàng trên mạng Internet nhưng cần phải chọn lọc thơng tin phù hợp với mình một cách kĩ càng. Để giảm thiểu rủi ro chính trị, SHB nên hướng dẫn doanh nghiệp tìm hiểu kĩ về luật thương mại của các nước mà họ tham gia giao dịch và cần đa dạng hóa thị trường để phân tán rủi ro.

Cung cấp cho khách hàng bảng đánh giá xếp hạng rủi ro quốc gia cho các nước trên thế giới (nguồn thơng tin từ tạp chí: Euromoney, Institutional Investor,...); địa chỉ khách hàng có thể truy cập trên mạng để nắm thông tin: trang web của OFAC (Văn phòng quản lý tài sản nước ngồi thuộc Bộ Tài chính Mỹ).

3.2.1.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá bằng cách đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Giao dịch ngoại hối kì hạn (Forward) và hốn đổi (Swap) là những cơng cụ quan trọng phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngân hàng. Tại Việt Nam tất cả các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ đều thực hiện các giao dịch này. Theo đó tùy từng thời kỳ, tỷ giá kì hạn và hốn đổi được xác định theo các quy định của NHNN. Tuy nhiên do sự hiểu biết có hạn của doanh nghiệp nên những nghiệp vụ này vẫn được sử dụng với mức độ khiêm tốn. Chỉ có các trụ sở chính hoặc các chi nhánh ngân hàng lớn mới thực hiện nghiệp vụ kỳ hạn và hốn đổi này, cịn tại các chi nhánh nhỏ giao dịch ngoại tệ chủ yếu là giao ngay.

Giao dịch quyền chọn (Option) cũng được coi là một công cụ hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro về tỷ giá. Tuy nhiên không giống như hai nghiệp vụ trên, không phải ngân hàng nào cũng được thực hiện nghiệp vụ hối đoái này. Loại nghiệp vụ này được triển khai từ năm 2008 tại SHB, tuy nhiên doanh số của quyền chọn giao dịch khơng cao, có thể nói là thấp so với các giao dịch tiền tệ khác. Tuy nhiên dù là nghiệp vụ nào đi nữa thì nghiệp vụ ngoại hối phái sinh là nghiệp vụ còn rất mới mẻ và xa lạ ở Việt Nam nhất là nghiệp vụ quyền chọn, các nhân viên tác nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, các NHTM muốn tham gia nghiệp vụ này cần phải tăng cương đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh cho cán bộ, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên để tránh những vấn đề sai sót trong tác nghiệp.

Đồng thời phải xây dựng và hồn thiện quy trình nghiệp vụ ngoại hối phái sinh sao cho cụ thể, chặt chẽ tránh những vướng mắc lúng túng khi tác nghiệp. Xây dựng các hạn mức cho cán bộ kinh hoanh ngoại hối trực tiếp như hạn mức giao dịch của khách hàng (để tránh những rủi ro khi khách hàng không thể hay không muốn thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong giao dịch mua bán ngoại tệ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ cam kết đó, ngân hàng cần phải đáng giá chất lượng, xác định hạn mức cho mỗi khách hàng và kiểm tra định kỳ thường xuyền hạn mức này), hạn mức điểm dừng lỗ (đầu cơ tỷ giá lên hay xuống đều tiềm ẩn những rủi ro, để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối là các ngân hàng xây dựng quy trình điểm dừng lỗ và xây dựng điểm cảnh báo đối với giao dịch của cán bộ thực hiện nghiệp vụ trực tiếp).

Đầu tư thích đáng vào các hoạt động quảng cáo, marketing nghiệp vụ ngoại hối phái sinh còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Cần phải cho khách hàng thấy rõ rằng khi tham gia vào một hợp đồng phái sinh, hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp sẽ ổn định, giảm rủi ro trong một thị trường kinh tế hội nhập có nhiều biến động liên tục và thất thường như hiện nay.

3.2.1.3. Giải pháp hạn chế rủi ro do các đối tác Giải pháp hạn chế rủi ro do các nhà nhập khẩu

Yếu tố tiên quyết để phòng ngừa rủi ro đạo đức là tìm hiểu kỹ đối tác giao dịch. Vấn đề rủi ro đạo đức liên quan chặt chẽ đến văn hóa doanh nghiệp. Khi tiến hành giao dịch với một đối tác, trước tiên SHB phải tìm hiểu tư cách pháp nhân, năng lực tài chính và mức độ uy tín của đối tác, cần áp dụng các giải pháp, các phương thức thanh tốn đảm bảo an tồn. Đối với các ngân hàng, khi thực hiện các giao dịch TTQT, đặc biệt là giao dịch theo phương thức tín dụng chứng từ cần lựa chọn những ngân hàng đáng tin cậy và có uy tín cao trên trường quốc tế.

Để phục vụ cho yêu cầu đó, có nhiều tổ chức đánh giá ngân hàng quốc tế ra đời, thực hiện việc nghiên cứu và đánh giá các ngân hàng trên thế giới và xếp loại tín dụng, uy tín, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm như tổ chức Standard and Poor, Fitch Raiting,...

Đối với khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán theo phương thức L/C, SHB cần phải xây dựng chính sách khách hàng riêng cho từng đối tượng, áp dụng chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, có quan hệ tốt, uy tín. Ngược lại, đối với khách hàng mới, khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro phải có quy định chặt chẽ đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình kinh doanh của khách hàng để phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh của khách hàng để có giải pháp xử lý kịp thời.

Ngồi ra, nhân viên SHB cũng nên chú ý tư vấn và vận dụng các phương thức thích hợp nhất cho từng nhóm sản phẩm và từng loại khách hàng:

Phân loại nhóm sản phẩm

thị trường mới thì nên áp dụng các phương thức thanh tốn tạo điều kiện ưu đãi cho người nhập, để thu hút hấp dẫn cho mua hàng nhiều như phương thức trả chậm, phương thức chuyển tiền hay nhờ thu dựa trên chấp nhận trao chứng từ.

Đối với hàng gia công, hàng đổi hàng hay hàng được giao thường xuyên theo chu kỳ nên áp dụng phương thức L/C đặc biệt như: L/C tuần hoàn, đối ứng,...

Đối với hàng hóa được kinh doanh qua trung gian, chuyển khẩu...nên áp dụng loại thanh toán phù hợp như thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng chuyển nhượng.

Đối với những sản phẩm hàng hóa là thực phẩm nơng sản mau hư hỏng nên áp dụng tín dụng thư dự phòng để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng của cả hai bên XNK.

Phân loại khách hàng

Đối với những khách hàng có quan hệ thường xuyên; giao hàng theo chu kỳ nên áp dụng L/C tuần hồn, để tiết kiệm chi phí và thời gian.

Đối với khách hàng có sự hiểu biết và tin cậy cao thì nên áp dụng các phương thức thanh tốn đơn giản, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian như phương thức chuyển tiền hay nhờ thu.

Đối với khách hàng quan hệ lần đầu chưa hiểu rõ về nhau thì hãy áp dụng các phương thức thanh tốn L/C kèm theo đó là loại L/C đặc biệt để đảm bảo quyền lợi của mình cho dù khi áp dụng các loại tín dụng thư đặc biệt thì lệ phí sẽ cao hơn.

Ngồi ra cũng cần dựa vào vị thế của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trên thương trường để có những quyết định đúng và giảm thiểu rủi ro.

3.2.1.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự thanh toán quốc tế

TTQT là hoạt động phức tạp, nhiều rủi ro, mà nguyên nhân rủi ro lại phần lớn do con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra. Do vây, biện pháp tốt nhất là tăng cường đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho TTQT, thể hiện ở một số mặt như sau:

Kích thích nhân viên chủ động tham gia đào tạo, mở rộng đào tạo là biện pháp quan trọng và là con đường cơ bản để nâng cao tố chất cho nhân viên. Việc nhân viên chủ động tham gia đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đển hiệu quả đào tạo, từ đó hình thành tính chủ động và tự giác trong việc tham gia đào tạo. Điều đó tác động trực tiếp

đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng tri thức, khả năng sáng tạo, phát minh óc tưởng tượng và các kỹ năng thực hành nghề nghiệp của từng nhân viên.

Đào tạo, bồi dưỡng định kỳ kiến thức về luật pháp, tập quán thương mại trong nước và quốc tế một cách thấu đáo và có tiếp cận thực tế. Mơi trường pháp lý thường khá phức tạp mà lại không rõ ràng. Để tránh những vi phạm pháp luật ngồi mong muốn, cần có sự am hiểu nhất định về những công ước, điều ước quốc tế,...

Cuối cùng, cần có quy chế tuyển chọn cán bộ mới hợp lý để thực sự có được cán bộ có trình độ cũng như đạo đức, bố trí cán bộ đúng vị trí, đúng người đúng việc, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực vào vị trí thích hợp.

3.2.1.5. Giải pháp về cơng nghệ thơng tin trong hoạt động thanh tốn quốc tế

Đối với một ngân hàng hiện đại thì áp dụng cơng nghệ hiện đại phục vụ các dịch vụ mà ngân hàng đó cung cấp cho khách hàng là yếu tố không thể thiếu. Công nghệ giúp ngân hàng quản lý dữ liệu thống nhất và có thể truy xuất bất kỳ lúc nào, giảm được sức người trong việc theo dõi cơ học: như theo dõi các khoản thanh toán đến hạn, hạn mức của các doanh nghiệp, giúp Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế có thể theo dõi nghiệp vụ chi nhánh đang thực hiện, thực hiện các chức năng giám sát từ xa.

Công nghệ sẽ là nền tảng giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản trị, trong việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ, thơng qua đó ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 656 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w