Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 656 (Trang 68 - 72)

Sơ đồ 2.1 Tổ chức Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế

2.3. Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

- Quy định về việc tài trợ cho khách hàng theo các phương thức thanh toán chưa chặt chẽ và nghiêm ngặt dẫn đến tình trạng vẫn có trường hợp đánh giá sai về năng lực, uy tín nhà nhập khẩu và xuất khẩu.

- Chưa quy định cụ thể về thời gian bổ sung chứng từ của khách hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền.

- Chương trình phần mềm để theo dõi việc bổ sung chứng từ cũng như để nhắc nhở khách hàng chưa thật sự chặt chẽ để tránh trường hợp nhà XK và NK có thể thơng đồng rửa tiền, hàng hóa thật khơng được giao cho nhà NK.

- Trong chỉ thị nhờ thu chưa ghi rõ “Chứng từ không được giao cho nhà nhạp khẩu nếu chưa thanh toán các chi phí phát sinh theo như thỏa thuận”.

- Chưa có biện pháp cụ thể đề phòng thất lạc chứng từ.

- Việc tư vấn cho khách hàng còn chưa được thực hiện hiệu quả.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên chưa có tính định kỳ và chưa tạo được hào hứng cho những người tham gia chương trình đào tạo.

- Chính sách đãi ngộ, thưởng phạt chưa được quan tâm xây dựng. - Chưa quy định cụ thể các trường hợp miễn trách cho ngân hàng.

- Việc nghiên cứu tình hình chính trị các quốc gia có liên quan đến giao dịch chưa thực sự được quan tâm.

2.3.2.2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

a. Nguyên nhân khách quan

≠ Từ phía khách hàng

Nhà NK cũng như nhà XK Việt Nam thường có vị thế khơng cao trong quan hệ mua bán nên thường gặp một số khó khăn nhất định trong việc thanh tốn hay địi tiền. Khi NK thì bị các nhà NK nước ngồi ép thanh tốn ứng trước, cịn khi XK thì ngược lại là bị đối tác nước ngồi trì hỗn việc thanh tốn.

Khách hàng gặp khó khăn, khơng có khả năng thực hiện cam kết với SHB.

Nhà xuất khẩu là khách của SHB cũng có một số hạn chế về hiểu biết nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn khi: đề nghị chuyển sang hình thức thanh tốn nhờ thu khi bộ chứng từ có sai sót, chấp nhận L/C với những điều khoản khó thực hiện như thời hạn xuất trình quá ngắn.

Các ngân hàng đại lý cố tình khơng thực hiện các cam kết, nghĩa vụ của mình hoặc với các lý do chính trị, kinh tế... mà khơng thực hiện được, gây tổn thất cho khách hàng và SHB.

^ Từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Mơi trường pháp lý: hiện nay chưa có văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các

chủ thể tham gia hoạt động TTQT, các bên tham gia vận dụng UCP làm căn cứ quy định trách nhiệm và quyền hạn. Trong khi đó, các nước trên thế giới đều có những luật và văn bản dưới luật quy định về giao dịch chứng từ trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù quốc gia.

Chính sách thương mại: Quy định hoạt động XNK, thuế quan, hải quan chưa

ổn định, chính sách tỷ giá biến động mạnh ảnh hưởng đến nhà XNK, làm tăng rủi ro tỷ giá. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối còn rất hạn chế, chủ yếu là mua bán ngay; forward, swap còn rất hạn chế. Điều này gây khó khăn cho việc tính tốn tính hiệu quả và tránh rủi ro do biến động tỷ giá. Đặc biệt là sự biến động bất thường giá USD như hiện nay là điều khó khăn cho các doanh nghiệp XNK, gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của họ. NHNN đã không quản lý và không điều khiển các doanh nghiệp nhập

khẩu không mua được nguồn USD theo giá niêm yết để thanh tốn tiền hàng nhập khẩu, ngược lại đó lại là nguồn thu thêm cho các nhà đầu cơ USD.

Cơng tác cung cấp thơng tin tín dụng: chủ yếu lấy thông tin từ CIC. Tuy nhiên

công tác xây dựng và cung cấp thông tin cho các ngân hàng đôi khi chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng thơng tin khơng được cập nhật, số liệu thiếu chính xác. Ngược lại, các ngân hàng không chủ động cung cấp thông tin thường xuyên, dẫn đến nguy cơ rủi ro.

Mức độ hội nhập thế giới ngày càng tăng cao kéo theo mơi trường kinh doanh phức tạp, hệ thống pháp lý có nhiều thay đổi so với trước, tốc độ thanh toán và khối lượng thanh toán ngày càng cao, các hành vi trái phép từ bên ngồi chưa có kinh nghiệm nhận biết và khó phịng ngừa.

b. Ngun nhân chủ quan

Đội ngũ cán bộ làm cơng tác TTQT ở cả trụ sở chính và các chi nhánh vẫn chưa đồng bộ, một số vẫn cịn trong tình trạng thiếu và yếu về trình độ chun mơn, chưa thực sự chuyên sâu trong lĩnh vực chuyên mơn, nghiệp vụ, thiếu cán bộ đã qua thực tế, có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Tại nhiều chi nhánh, do thiếu cán bộ, một người phải làm kiêm nhiệm nhiều phần việc nên , có khi cán bộ TTQT làm cả phần việc kế toán, dịch vụ khách hàng. Nhiều trường hợp thiếu kiến thức về các luật pháp, thông lệ quốc tế (UCP, URC')... khả năng ngoại ngữ hạn chế chưa có khả năng tư vấn cho khách hàng trong các khâu xây dựng dự án, lựa chọn điều kiện thanh tốn , đề xuất các cơng cụ bảo hiểm tỷ giá, lãi suất. Cho đến nay, SHB vẫn cần thêm một đội ngũ chuyên gia đầu ngành đủ mạnh làm nòng cổt cho phát triển, nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cũng như triển khai công tác đào tạo lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đi từ tổng quan về SHB, thực trạng hoạt động kinh doanh, thanh tốn quốc tế đến phân tích rủi ro thanh tốn quốc tế và thực trạng về rủi ro thanh toán quốc tế tại SHB trong thời gian qua. Để kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro này, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và SHB nói riêng phải nghiên cứu thêm và ứng dụng một số giải pháp phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình. Các giải pháp này sẽ được trình bày một cách cụ thể trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 656 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w